Nhà nước của dân, do dân, vì dân

65 năm đã trôi qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố trước toàn thế giới: nước Việt Nam đã hoàn toàn tự do, độc lập; và thật sự đã là một quốc gia độc lập có chủ quyền! Thực hiện lời thề thiêng liêng đó, với cương vị là Chủ tịch nước, Bác Hồ kính yêu đã dày công xây dựng hình mẫu Nhà nước kiểu mới ở Đông-Nam Á - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điều cốt lõi thể hiện bản chất Nhà nước của dân, trước hết là, những người lãnh đạo Nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải thật sự là công bộc của dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, tạo mọi điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ xã hội, thực hiện tốt quyền hạn và nghĩa vụ công dân.

Với nhận thức "dân là gốc", "bao nhiêu quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân", chỉ sau mấy ngày tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, xác định ba nhiệm vụ cấp bách là tập trung mọi nỗ lực và sức mạnh của toàn dân để diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Ngày 17-10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Bác viết: "Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Chính phủ ta đã hứa với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc". Suốt đời mình, nuôi mong ước nấu nung: "đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", Bác đã cùng Trung ương Đảng, Chính phủ bền bỉ tổ chức, động viên các tầng lớp nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Bác khen ngợi, biểu dương kịp thời các tấm gương cán bộ tận tụy, vì nước quên thân, vì dân phục vụ; đồng thời Bác cũng nghiêm khắc phê bình những hành vi lợi dụng chức quyền để tham ô, nhũng nhiễu, trù dập, ức hiếp nhân dân. Tư tưởng tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa... đều được Người chỉ đạo thể hiện sâu sắc từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, đến các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1960 - bộ luật gốc của pháp luật nước ta - cơ sở để triển khai và thực thi các nhiệm vụ trọng đại của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử. Đó là cội nguồn làm nên thắng lợi vĩ đại của các cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt 65 năm qua. Trung thành với lý tưởng của Người, chúng ta đã và đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhà nước, trước hết là thủ tục hành chính; tăng cường cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt cơ chế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"...Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, một Nhà nước chỉ mạnh lên; một đất nước chỉ phát triển bền vững khi lòng dân yên bình; mỗi người đều tự nguyện, hăng hái tham gia công cuộc xây dựng, chấn hưng đất nước trong thiên niên kỷ mới với ý thức tự hào về dân tộc đã sinh ra Bác Hồ vĩ đại. Hồng Vinh E-mail Họ và tên Email Tiêu đề Mã xác nhận ( Click chuột vào ảnh để thay đổi ảnh khác ) Mời bạn nhập ý kiến vào ô bên dưới. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu. Tòa soạn có thể biên tập lại ý kiến của bạn để phù hợp với tiêu chí chung của toàn soạn. Gõ tiếng việt Telex VNI VIQR OFF Các tin bài khác 1 Kính chào Thăng Long - Hà Nội ngàn năm ! Với nhận thức "dân là gốc", "bao nhiêu quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân", chỉ sau mấy ngày tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, xác định ba nhiệm vụ cấp bách là tập trung mọi nỗ lực và sức mạnh của toàn dân để diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Ngày 17-10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Bác viết: "Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Chính phủ ta đã hứa với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc". Suốt đời mình, nuôi mong ước nấu nung: "đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", Bác đã cùng Trung ương Đảng, Chính phủ bền bỉ tổ chức, động viên các tầng lớp nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Bác khen ngợi, biểu dương kịp thời các tấm gương cán bộ tận tụy, vì nước quên thân, vì dân phục vụ; đồng thời Bác cũng nghiêm khắc phê bình những hành vi lợi dụng chức quyền để tham ô, nhũng nhiễu, trù dập, ức hiếp nhân dân. Tư tưởng tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa... đều được Người chỉ đạo thể hiện sâu sắc từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, đến các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1960 - bộ luật gốc của pháp luật nước ta - cơ sở để triển khai và thực thi các nhiệm vụ trọng đại của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử. Đó là cội nguồn làm nên thắng lợi vĩ đại của các cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt 65 năm qua. Trung thành với lý tưởng của Người, chúng ta đã và đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính nhà nước, trước hết là thủ tục hành chính; tăng cường cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt cơ chế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"...Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, một Nhà nước chỉ mạnh lên; một đất nước chỉ phát triển bền vững khi lòng dân yên bình; mỗi người đều tự nguyện, hăng hái tham gia công cuộc xây dựng, chấn hưng đất nước trong thiên niên kỷ mới với ý thức tự hào về dân tộc đã sinh ra Bác Hồ vĩ đại. Hồng Vinh Phát huy giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội Từ lâu, Hà Nội đã trở thành biểu tượng cho các giá trị văn hóa của dân tộc ta và là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam. Câu thơ quen thuộc của Huỳnh Văn Nghệ một nhà thơ, một vị tướng quân ở đất Nam Bộ: "Từ thuở mang gươm đi mở cõi. Trời nam thương nhớ đất Thăng Long". Đã nói thay tấm lòng của nhân dân cả nước đối với Hà Nội. Trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội mỗi người Việt Nam từ mọi miền đất nước đều có nguyện vọng về thăm Hà Nội. Tại... con rắn Tôi vừa tắm xong và đang ngồi sưởi nắng để chờ quần áo ráo nước sẽ lấy mặc, bỗng thấy một bà dắt con bò từ trong xóm đi ra, tôi vội trốn vào một bụi cây ở gần đó. Ngồi chưa ấm chỗ, thì nghe thấy tiếng phì phì ở đằng sau, tôi vội quay lại và phát hiện ra một con rắn hổ mang to đùng, đang phồng mang to bằng hai bàn tay úp và đuổi bắt con chồn to gấp đôi thân của nó. Tôi vốn rất sợ rắn, hơn nữa trong tay không có cái gì để tự vệ, nên hoảng quá mà quên cả... mình đang "trần như nhộng" nên cứ thế phóng đại ra ngoài. Bà chăn bò cũng mới tới. Thấy tôi trần truồng, bà chăn bò la toáng lên và chạy thục mạng vào xóm. Ôi, chưa hoàn hồn về con rắn, bây giờ lại bị hiểu lầm... biết tính sao đây? Tôi mặc vội cái quần ướt, rồi ngồi lại để nghĩ cách đối phó và chờ đợi. Nghe thấy tiếng la, mấy người đàn ông vác gậy chạy ra và quát hỏi: "Này anh kia, sao giữa ban ngày ban mặt dám trêu ghẹo đàn bà con gái".

Nguồn Nhân Dân: http://www.nhandan.org.vn/cmlink/nhan-dan-h-ng-thang/nhan-dan-h-ng-thang/chinh-tr/v-n-thang-nay/nha-n-c-c-a-dan-do-dan-vi-dan-1.181538