Kỳ 3: Những công việc part time đáng để "thèm"

Quyết tâm vừa làm việc, vừa xem đó là một cơ hội để trang bị thêm “soft skill” cho bản thân, nhiều teen chọn cho mình những công việc rất độc đáo và đòi hỏi chuyên môn cao. Nhưng, được gì sau những công việc đó?

P.R độc quyền của công ty truyền thông. Là sinh viên ngành văn hóa, không gì thích hơn là được viết lách. Đó cũng là đích hướng tới cho sinh viên văn hóa sau khi ra trường. Chính vì vậy, Uyên Nhi (SV ngành văn hóa học) rất tự hào khi đang còn đi học nhưng đã được nhận vào làm P.R bán thời gian cho một công ty truyền thông có tầm cỡ của thành phố. Uyên Nhi cho biết: “Lúc đầu nộp hồ sơ, mình cũng không nghĩ là người ta sẽ nhận mấy đứa còn ngồi trên ghế nhà trường đâu, nhưng sau khi chị biên tập đọc bài viết thử của mình, chị đã nhận.” Công việc xem ra khá “nhẹ nhàng” và “lương cao” đúng như quảng cáo: yêu cầu 3 bài viết, mỗi bài 1000 đến 1500 chữ cho các sản phẩm của công ty làm sự kiện, bài viết sẽ gửi rải rác đến các báo để đăng lên. Với mỗi 1000 chữ, bạn sẽ được 100k. Vị chi một tháng Nhi cũng rủng rỉnh được gần hai triệu. Nhưng khi tìm hiểu về tính chất công việc, mới biết sức ép của bạn nhiều thế nào. Một bài viết yêu cầu chỉ 1000 chữ, nhưng đôi khi bạn phải viết lại đến hàng chục lần chỉ vì chế độ biên tập phân cấp. Bài được chị biên tập okie, thì sếp bắt sửa lại, rồi lên người phụ trách gửi các báo bắt viết lại một lần nữa nếu có một, hai câu không vừa ý. Chưa kể những bài viết đòi hỏi về sản phẩm thử nghiệm, bạn phải lên nghe các buổi họp "training - huấn luyện" thường xuyên. “Công ty rất xa nhà mình, mà cứ nửa buổi phải chạy lên trên đó một lần để nhận bảng chi tiết sản phẩm về bán, có khi chạy lên chỉ để...nghe phê bình bài viết. Thành ra tiền nhận được bù cho công sức của mình, xăng xe các thứ cũng chẳng là bao” Biết là vậy, nhưng Nhi vẫn rất "máu lửa", vì có sức ép công việc nên cô bạn học được tính nghiêm túc, các kỹ năng công việc mà không trường lớp nào dạy được. Bạn tiết lộ một ước mơ khá "to lớn": “Nhờ công việc này mà mình làm quen với nhiều loại sản phẩm lắm, nhặt nhạnh được khá nhiều kiến thức về các loại hình ô tô cao cấp, biết cách viết sao cho thật thuyết phục và tin tưởng. Mình cố gắng viết thật giỏi, song song với các bài tiếng Anh nữa, sau này sẽ săn các học bổng về Creative Writing nước ngoài, chuyên về viết kịch bản và truyền thông nữa cơ!” Trở thành Staff cho các hội nghị thường niên xuyên quốc tế Minh Khương (SV ĐH ngoại ngữ) lại chọn cho mình một part time mùa hè khá đặc biệt: “săn” các hội nghị thường niên quốc tế. Biết được thế mạnh của mình là tiếng Anh, anh bạn thường xuyên lên mạng tìm các chương trình họp của ASEAN, các hội nghị Bộ Trưởng Tài Chính tổ chức tại Đà Nẵng hoặc Hội An. Thường các chương trình này sẽ gửi giấy mời tình nguyện viên về trường ngoại ngữ, lại có một số chương trình, anh bạn này “chạy” người quen để xin vào các staff hỗ trợ cho kỳ họp. Trở thành staff cho các hội nghị Quốc Tế - một công việc cực kỳ thú vị đấy. Khương kể: “Năm rồi mình làm cho hội nghị các bộ trưởng tài chính khối Asean là vui nhất. Làm ở phòng tài liệu, mình còn phải chạy khắp nơi cùng mấy chị ở bộ tài chính giải quyết các “phát sinh” thêm. Hôm thì chuẩn bị trang phục cho cuộc họp, có lần đột xuất một bác bộ trưởng ở Thái Lan yêu cầu phải có la bàn để cho bác ấy...cầu nguyện vào buổi trưa. Cả bọn phải chạy khắp nơi để tìm cho ra một cái la bàn. Mệt nhưng được sống trong một không khí nghiêm túc và đầy năng động nên vui lắm” Trở thành một thành viên trong staff hội nghị, anh bạn này còn có cơ hội nâng cao trình độ tiếng Anh đáng kể, và hiểu biết về văn hóa các nước. Như lần đi phiên dịch cho hội thảo các trường Đại Học Mỹ ở trung tâm tư liệu, anh chàng phát hiện giọng người Boston nói hơi trầm, giọng người Washington mềm mại và uyển chuyện, giọng người Iowa thì hơi...quê quê. Đáng nể hơn, cô bạn Văn Lan (trung cấp du lịch) mới xong năm một đã tự mình lên Sở ngoại vụ xin…cộng tác miễn phí. Lan hăm hở xin đi đón các đoàn khách quốc tế quan trọng của sở về, dịch giấy tờ, giới thiệu các địa điểm du lịch ở thành phố. Làm free 100% nhưng cô bạn khẳng định “kinh nghiệm mình có được hơn gấp nhiều lần tiền bạc!” Và, ai cũng nung nấu một ước mơ! Chọn một công việc làm thêm, bất cứ teen nào cũng nung nấu một mục đích cao xa hơn đằng sau đó. Nhi mong muốn có kinh nghiệm để sau này xin học bổng học ngành viết kịch bản, Khương mong muốn làm trong một dự án phi chính phủ, Lan lại muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch được chứng nhận quốc tế. Teen chúng ta đang thay đổi từng ngày, và chọn lựa thông minh hơn cho những công việc, để trở nên giỏi giang hơn từng ngày! Bạn đã chọn cho mình một công việc làm thêm đáng để ước mơ chưa?

Nguồn Kênh 14: http://kenh14.vn/c4/t1/20090806092933447/ky-3-nhung-cong-viec-part-time-dang-de-them.chn