Dạ dày bò và cách bò tiêu hóa thức ăn

(Dân Việt) -Công ty FrieslandCampina VN đã hướng dẫn bà con nông dân những kiến thức cơ bản về nuôi bò cũng như tìm hiểu về dạ dày bò và cách bò tiêu hòa thức ăn.

Đối với người Ấn Độ theo đạo Hin-đu, bò sữa là con vật thiêng liêng. Có lẽ đức tính điềm đạm, cách sống đơn giản gần gũi với thiên nhiên và đặc biệt là khả năng kỳ diệu có thể biến những thức ăn đơn giản rẻ tiền như cỏ, urê… thành sản phẩm sữa có giá trị không chỉ cho giống loài bò mà còn cho cả con người, điều đó đã làm nên “tên tuổi” của loài bò. Hệ thống tiêu hóa của bò Theo thứ tự từ ngoài vào trong, các bộ phận chính của hệ tiêu hóa bao gồm miệng, thực quản, dạ dày 4 túi (dạ tổ ong, dạ cỏ, dạ lá sách, dạ múi khế), ruột non, ruột già và hậu môn. Tuy nhiên, hành trình và quá trình tiêu hóa thức ăn khi thú ăn vào lại phức tạp hơn. Quy trình tiêu hóa thức ăn của bò. Khi ăn cỏ, lưỡi bò có tác dụng như cái liềm cắt, gom thức ăn vào miệng và thức ăn nhanh chóng được nuốt vào thực quản, đi vào dạ cỏ, tại đây quá trình tiêu hóa thức ăn được bắt đầu. Cách tiêu hóa thức ăn So với các loài thú ăn cỏ khác như: Dê, ngựa, bò là một loài đặc biệt do có khả năng nhai lại. Khi nghỉ ngơi, bò có thể “ợ” thức ăn từ trong dạ cỏ lên miệng và tiến hành nhai lại. Lúc này các “bàn nhai” tức răng hàm của bò mới thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của chúng, cỏ được xé nhỏ và trộn lẫn với nước bọt chứa nhiều men tiêu hóa. Cỏ sau khi được nhai lại theo thực quản xuống dưới, vào dạ cỏ và lưu lại đây đến khi quá trình lên men hoàn tất. Cho bò ăn chính là cho vi sinh vật ở dạ cỏ ăn. Dạ cỏ được ví như một nhà máy lên men làm việc hết công suất, liên tục 24/24 giờ. Hàng tỷ vi sinh vật các loại tham gia vào quá trình lên men. Nếu áp tai vào phần hông bò sẽ nghe tiếng lào xào do nhu động của dạ cỏ và khí được sinh ra do quá trình lên men. Kết quả của quá trình này là các chất đơn giản được vi sinh vật sử dụng biến thành đạm vi sinh vật. Đạm vô cơ trở thành đạm hữu cơ, các chất có nguồn gốc từ chất xơ trở thành các chất có thể tổng hợp thành các chất béo có trong sữa và chất cung cấp năng lượng cho bò. Dạ múi khế có tác dụng tương tự như dạ dày của thú có dạ dày đơn. Ở dạ múi khế, các chất tiếp tục được phân giải và sau khi xuống đến ruột non, chúng trở thành các chất đơn giản có thể hấp thu dễ dàng qua đường ruột, vào máu cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất, sinh trưởng và phát triển cơ thể. Từ năm 1996, FrieslandCampina VN (với các nhãn hiệu nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, YoMost, Friso, Fristi…) đã thực hiện việc ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với các hộ nông dân và tiến hành chương trình phát triển ngành sữa nhằm giúp nông dân chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững. Trong gần 15 năm qua, công ty đã đầu tư hơn 10 triệu USD cho các hoạt động: Xây dựng 4 trung tâm làm lạnh, 41 điểm thu mua, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng đội ngũ khuyến nông với hơn 70 người để hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi bò. Ngoài ra, chương trình luôn khuyến khích người nông dân sản xuất sữa chất lượng tốt thông qua chính sách trả tiền theo chất lượng sữa. Theo tài liệu tập huấn chăn nuôi bò sữa của FrieslandCampina VN

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/29109p1c34/da-day-bo-va-cach-bo-tieu-hoa-thuc-an.htm