Chuyện loạn luân động trời của công chúa dâm đãng nhất TQ

Nổi tiếng xinh đẹp, tài trí hơn người, nhưng Văn Khương để lại tiếng xấu là nàng công chúa dâm đãng bậc nhất Trung Quốc cùng câu chuyện loạn luân động trời.

Tề Hi Công có người con gái tên Văn Khương. Trong văn chương nàng được ca ngợi là người có dung mạo dịu dàng, mềm mại như bông hoa dâm bụt buổi ban mai, đức hạnh sáng trong như ngọc. Văn Khương từ nhỏ vốn tư chất thông minh, tài trí hơn người nên rất được Tề Hi Công sủng ái, nhưng cũng vì thế đã khiến nàng sống tùy tiện, phóng túng theo ý mình và mang tiếng xấu là nàng công chúa dâm đãng bậc nhất Trung Quốc.

Nàng có người đại ca nàng lớn hơn nàng 2 tuổi tên Chư Nhi, khôi ngô tuấn tú, dáng vẻ đường đường nhưng có chút tiếc nuối không có tài cán văn chương cũng không tường võ nghệ. Hai anh em họ từ nhỏ đã lớn lên bên nhau trong cung, cùng ăn, cùng ngủ, cùng chơi cùng đùa, tình cảm thắm thiết không rời. Đến tuổi trưởng thành, Chư Nhị bị sắc đẹp của em gái hút hồn nên chủ động thổ lộ sự ngưỡng mộ và yêu mến của mình. Văn Khương phóng túng cũng đón nhận tình cảm của anh trai mình và hai người đã làm chuyện loạn luân.

Văn Khương cành vàng lá ngọc, xuất thân danh gia vọng tộc, giờ đây bị mọi người coi thường như người đàn bà dâm đãng. Tiếng xấu đồn xa, không có chư hầu vương nào còn muốn kết thân với nước Tề nữa. Văn Khương cũng chả bận tâm đến chuyện đó. Nàng nghĩ rằng không xuất giá càng tốt, càng có cơ hội ở bên người tình anh trai. Không ngờ, vài năm sau quốc quân Hằng Công của nước Lỗ phái sứ giả đến nước Tề cầu thân với Tề Hi Công. Tề Hi Công đang phiền muộn chuyện con gái ế chồng nên lập tức đồng ý gả Văn Khương cho Lỗ Hằng Công.

Sau nhiều lần bị cha hối thúc, Văn Khương và Chư Nhi đành chia tay trong nước mắt, nàng lên xe dâu đến nước Lỗ. Tuy sống bên Lỗ Hằng Công nhưng nàng khôn nguôi nhớ nhung anh trai mình. Rất nhiều lần nàng đề nghị với Lỗ Hằng Công cho về nước Tề để thăm người thân, nhưng Lỗ Hằng Công từ lâu đã biết chuyện loạn luân của nàng nên kiên quyết từ chối. Còn Chư Nhi tuy bên mình vây quanh đầy mỹ nhân nhưng vẫn luôn ngày đêm tơ tưởng đến em gái mình.

Sau đó rất lâu, vì có chuyện công nên Lỗ Hằng Công nhất định phải đến nước Tề. Nghe tin này Văn Khương đã khẩn thiết xin chồng cho đi cùng. Lỗ Hằng Công không đồng ý, các đại thần cũng kiên quyết phản đối, nhưng Văn Khương đã dùng cái chết để uy hiếp nên cuối cùng Lỗ Hằng Công đành phải nhận lời nàng.

Chư Nhi lúc này đã là Tề Tương Công nghe tin vui mừng khôn xiết, đích thân dẫn đầu đoàn quân nghênh đón từ cách 30 dặm. Để mừng trùng phùng, Tề Tương Công đã đưa em gái vào cung, cả hai người đắm đuối bên nhau cả đêm. Lỗ Hằng Công tuy rất ấm ức, nhưng vì Tề mạnh Lỗ yếu nên không dám phản ứng gì.

Hôm sau, Tề Tương Công mới lưu luyến phái người trả em gái về dịch quán. Nhìn gương mặt ửng hồng tràn ngập hạnh phúc của Văn Khương, lại nghĩ đến chuyện tối qua hai người ở bên nhau nên Lỗ Hằng Công vô cùng tức giận truy xét nàng. Văn Khương tìm mọi cách che đậy và có phần bất kính xúc phạm Lỗ Hằng Công. Lỗ Hằng Công nổi giận không niệm tình đã cho nàng một bạt tai và đuổi nàng ra ngoài.

Đường đường thân lá ngọc cành vàng sao lại phải chịu sự xỉ nhục này. Bao năm tháng sống lạnh lẽo bên Lỗ Hằng Công nên muốn thay đổi triệt để tình trạng này chỉ có phản kháng. Nghĩ là làm, nàng tìm một a hoàn tâm phúc vào cung ngay trong đêm bẩm báo với Tề Tương Công việc mình bị làm nhục.

Ông ta phái sứ giả đến mời Lỗ Hằng Công tham dự yến tiệc với quy mô lớn được cử hành trên Ngưu Sơn. Tuy không muốn tham dự, nhưng Lỗ Hằng Công không thể từ chối tránh chọc giận Tề Tương Công mà gây họa binh đao. Trong bữa tiệc, Tề Tương Công cố tình tìm cách chuốc cho Lỗ Hằng Công say mềm. Sau đó, ông ta cho gọi Bành Sinh - một thị vệ thân tín đến dặn dò đưa Hằng Công về dịch quán. Trên đường về, Bành Sinh đã dùng gối đè chết Lỗ Hằng Công. Nghe tin dữ, Tề Tương Công giả bộ khóc lóc, ra lệnh đưa thi thể Lỗ Hằng Công khâm liệm và báo tin về nước Lỗ.

Sau khi Lỗ Hằng Công chết, Văn Khương nghiễm nhiên ngày đêm vui thú hưởng lạc với anh trai mình trong cung. Sau này nước Lỗ phái sứ giả đến đón Văn Khương về nước, Tề Tương Công sợ thiên hạ dị nghị đành phải để cho Văn Khương về nước Lỗ. Văn Khương phần vì không muốn rời xa người tình, phần cảm thấy xấu hổ khi gặp lại quân thần của nước Lỗ nên đã cho người báo với con trai nàng là tân quốc quân Lỗ Trang Công rằng không muốn về. Lệnh mẹ không thể cãi, Lỗ Trang Công đành cho xây một căn nhà sát biên giới nước Lỗ và nước Tề cho mẹ ở. Từ đó Văn Khương và Tề Tương Công thường xuyên lén lút qua lại với nhau.

Tục ngữ có câu: “Ác giả ác báo” , Tề Tương Công cuối cùng cũng phải trả giá. Ông ta có người em họ tên Công Tôn Vô Trí. Đây là người có dã tâm rất lớn, luôn mưu đồ sát hại Tề Tương Công. Thời đó nước Lỗ có đại thần tên Liên Xứng, em gái ông ta chính là tiểu thiếp của Tề Tương Công. Cũng vì bị ghẻ lạnh nên Liên Muội luôn ôm hận trong lòng.

Công Tôn Vô Trí thường xuyên vào vương cung, biết được nỗi cô đơn của Liên Muội nên đã tư thông với nàng ta và bàn kế hoạch giết Tề Tương Công. Liên Muội còn khuyên anh trai nên kết bè với Công Tôn Vô Trí giết Tề Tương Công. Cuối cùng cơ hội ngàn vàng cũng đến. Khi Tề Tương Công dẫn theo vài tên tùy tùng đến núi Bái Khâu săn bắn, Công Tôn Vô Trí vội vàng cùng Liên Xứng hợp binh đến Bái Khâu giết chết Tề Tương Công.

Văn Khương nghe tin anh trai bị giết đau đớn khôn xiết, ngày đêm khóc lóc khôn nguôi thương nhớ. Lỗ Trang Công sợ mẹ nghĩ quẩn nên đích thân đến tận biên giới coi chừng nàng. Thời gian dần trôi, Văn Khương cũng nguôi ngoai, dưới sự khuyên bảo của con trai Tề Trang Công, nàng quay về nước Lỗ dồn hết tâm trí vào việc phò trợ con trai, xây dựng thiên hạ. Dưới sự trị vì của mẹ con Tề Trang Công, nước Lỗ dần dần được mọi người kính nể và trở thành một trong những nước mạnh.

Tuyết Mai (theo Ifeng)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chuyen-loan-luan-dong-troi-cua-cong-chua-dam-dang-nhat-tq-584888.html