Buông xả phiền não & an lạc từ tâm

Bộ sách PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG gồm 5 cuốn do Thái Hà Books xuất bản: Tu trong công việc, Giao tiếp bằng trái tim, Tìm lại chính mình, Buông xả phiền não, An lạc từ tâm được ghi lại từ những bài giảng trong chương trình Đại Pháp Cổ do hòa thượng Thích Thánh Nghiêm giảng trên truyền hình Đài Loan, với mong muốn giúp mọi người giải quyết những vấn đề khó khăn trong môi trường công sở và cuộc sống theo trí tuệ Phật giáo. Chương trình được khán giả đón nhận rất nhiệt tình bởi nội dung những bài giảng rất thiết thực và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. 3 cuốn đầu tiên đã ra mắt trong dịp 22/6 và 2 cuốn còn lại vừa được xuất bản.

Bộ sách PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG gồm 5 cuốn do Thái Hà Books xuất bản: Tu trong công việc, Giao tiếp bằng trái tim, Tìm lại chính mình, Buông xả phiền não, An lạc từ tâm được ghi lại từ những bài giảng trong chương trình Đại Pháp Cổ do hòa thượng Thích Thánh Nghiêm giảng trên truyền hình Đài Loan, với mong muốn giúp mọi người giải quyết những vấn đề khó khăn trong môi trường công sở và cuộc sống theo trí tuệ Phật giáo. Chương trình được khán giả đón nhận rất nhiệt tình bởi nội dung những bài giảng rất thiết thực và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. 3 cuốn đầu tiên đã ra mắt trong dịp 22/6 và 2 cuốn còn lại vừa được xuất bản.

Buông xả phiền não

Hạnh phúc là điều ai cũng ước muốn. Chúng ta thường nói hạnh phúc là “tìm kiếm” hoặc “giành lấy”. Hạnh phúc giống như tấm bằng khen treo trên tường, cần phải trải qua một lần cạnh tranh và phấn đấu thì mới đạt được. Suy nghĩ này rất phổ biến, khiến nhiều người cho rằng hạnh phúc là những thứ ở ngoài thân tâm mình. Nhưng bạn phải trải qua kinh nghiệm này, khi tự mình hài lòng thấy chiến lợi phẩm trong tay thì thấy được nỗi vất vả kiếm được và dường như bạn cảm thấy mất đi một thứ; bởi vì, “hạnh phúc” là điều chúng ta mong đợi mãi chưa đến.

Vì sao một người có thể đạt được tất cả mà vẫn không có được hạnh phúc? Thật ra, hạnh phúc là tự mình phải xả bỏ tự ngã và tiêu diệt phiền não, chứ không phải đạt được những thứ nào bên ngoài. Trong cuốn sách này, hòa thượng Thánh Nghiêm nói cho chúng ta biết hạnh phúc chân thật thì không cần dựa vào bất kỳ người, sự vật nào bên ngoài, cũng không phải xuất phát từ tình cảm và cảm giác huyễn hóa vô thường mà là trạng thái tâm vui vẻ, bình an. Vì thế, chúng ta cần thấy rõ phiền não, mạnh dạn vận dụng phương pháp hóa giải, đối trị phiền não, cuối cùng là buông xả phiền não hoàn toàn, chính là tìm được hạnh phúc trong tầm tay.

Trong phần thứ nhất, Hòa thượng Thánh Nghiêm luận bàn về nguồn gốc của phiền não. Ngài chỉ ra ba loại “tình” khác nhau là: tâm lý, tình cảm và tinh thần; đồng thời nhấn mạnh bất cứ điều gì xung đột và khó xử, không có cách giải quyết trọn vẹn đều là phiền não. Từ phần thứ hai đến phần thứ sáu trong sách, ngài phân tích, thảo luận kỹ năm loại phiền não - tham, sân, si, mạn, nghi - luôn làm tổn thương chúng ta, cũng chính là năm độc mà Đức Phật đã nói và cung cấp phương pháp quản lý, giải quyết vấn đề.

“Như nói thế nào là tham?” hòa thượng trả lời: “Có được thứ mình cần không gọi là tham, mình không cần mà còn muốn có thêm mới gọ là tham”. Khi giải thích làm thế nào để đối trị sân thì Hòa thượng nói: “Nhẫn không phải là nuốt giận chịu ấm ức mà là khắc phục tính hiếu thắng của mình, không nên phản ứng lập tức”. Phiền não tuy có trăm nghìn loại, nhưng nó giống như mọi thứ trên đời, chỉ tồn tại tạm thời. Khi tinh thần bất an, chỉ cần khéo dùng một phương pháp thì hóa giải được, cuối cùng thì buông xả chấp trước, làm cho tâm trở về bản tính thanh tịnh hồn nhiên. Lúc đó, hạnh phúc không tìm mà vẫn tự đến.

MỤC LỤC

Bài thứ nhất: DIỆU PHÁP QUẢN LÝ TINH THẦN

Con người có tình cảm thì cuộc sống mới phong phú? 14

Tinh thần bất an từ đâu? 18

Nghiệp và tiềm thức 21

An tâm như thế nào? 25

Phiền não và tật xấu 29

Điều hòa cảm tính và lý tính 33

Bài thứ hai: THAM

Thế nào là tâm tham? 38

Vì sao tâm tham? 41

Chuyển tâm tham thành tâm nguyện 44

Dùng bố thí đối trị tâm tham 48

Danh lợi chỉ là tạm thời 51

Xa lìa cám dỗ danh vị và quyền lực 54

Kết rộng thiện duyên được gặp người tốt 58

Tri túc 62

Thanh bần khác với keo kiệt 66

Bài thứ ba: SÂN

Tại sao phải tức giận? 70

Sân là lửa trong tâm 74

Tâm sân và tâm từ 78

Nghịch cảnh phải nhẫn mà thuận cảnh cũng nhẫn 81

Tức giận là bệnh mãn tính tự sát 85

Kiên nhẫn không phải là nén giận 89

Bài thứ tư: SI

Đừng nhìn thế giới đảo điên 94

Phiền não và ngu si 98

Thoát khỏi cạm bẫy mình tự đặt ra 102

Chuyển biến được khủng hoảng 106

Khéo áp dụng cuộc sống không lười biếng 110

Không ngụy biện để chốn việc 114

Làm cho cuộc sống đi vào nề nếp 118

Bài thứ năm: MẠN

Tự tin hay là tự phụ? 124

Giữ khiêm tốn, cung kính, thích làm người phụ việc 127

Biết tàm quí mới tiến bộ được 131

Không biết thì nói không biết 135

Biết bao dung, tha thứ cho người khác 138

Khiêm tốn mới trưởng thành 141

Tàm quí không phải tự ti 145

Dùng khích lệ thay quở trách 149

Cởi bỏ lớp hào nhoáng bên ngoài 153

Làm thế nào tiêu trừ bệnh ưa hư vinh? 156

Bài thứ sáu: NGHI

Có nên nghi ngờ không? 160

Nghi ngờ và niềm tin 164

Dùng tin tưởng để trừ nghi ngờ 168

Càng nghi ngờ càng ngộ 171

Không cần lo lắng cho tương lai 174

Sợ cũng vô ích 177

Làm thế nào để trừ nỗi lo sợ? 180

Không có sợ hãi 183

Tự tin vượt qua mỗi ngày 186

An lạc từ tâm

Trong cuốn sách An lạc từ tâm, hòa thượng Thánh Nghiêm sẽ phân tích những yếu tố khiến con người không cảm thấy hạnh phúc như: cái khổ của sinh, của già, của bệnh, của chết, của oán thù gặp gỡ, của ân ái biệt li, của phiền muộn do thân tâm mang lại và ngài sẽ từng bước dẫn dắt chúng ta vượt lên lớp lớp mây mù gây nên đau khổ, chỉ rõ cho chúng ta hướng đi tìm “hạnh phúc đích thực”.

Mục lục:

Chương 1: BẠN CÓ HẠNH PHÚC KHÔNG?

Hạnh phúc đích thực là gì? 12

Theo đuổi hạnh phúc chỉ

là điểm khởi đầu chứ không phải là mục đích 18

Đời người tự tìm trái đắng 24

Đau không có nghĩa là khổ 28

Phải chăng bạn đang lấy khổ làm vui? 32

Mở rộng cõi lòng, vượt qua

sự ràng buộc của hoàn cảnh 37

Chương 2: KHỔ ĐAU LÀ GÌ?

Đau khổ sinh khởi và tiêu mất 44

Không khổ chút nào 48

Biết khổ, thể nghiệm khổ, không cho đấy là khổ 52

Không quyến luyến, không trốn tránh 56

Tận dụng thân tứ đại 61

Tâm vô thường 65

Cảm giác lìa khổ 70

Ảo giác buông xả “cái tôi” 73

Buông xả mọi gánh nặng cuộc đời 77

Thiểu dục tri túc là hạnh phúc đích thực 82

Chương 3: LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI DIỆN VỚI SINH TỬ - HỢP TAN

Dù bệnh tật vẫn không đau khổ 88

Lão hóa là hiện tượng tự nhiên 93

Tàn tật nhưng không tàn phế 97

Chết chẳng có gì đáng sợ 101

Mối quan hệ tự tại 105

Người thực sự hiểu được tình cảm 110

Không còn vướng bận tình cảm 113

Hãy biến tình yêu thương thành động lực sống 118

Tâm khỏe mạnh mới mong thân mạnh khỏe 122

Vượt lên nỗi khổ chia lìa 127

Có đoàn viên, ly hợp mới trưởng thành 131

Chương 4: TÌM ĐƯỢC ĐIỂM KHỞI ĐẦU CỦA HẠNH PHÚC

Tri túc là điểm khởi đầu của hạnh phúc 136

Bài học từ những sai lầm 141

Cảm ơn người gây hờn oán 144

Chuyển tham muốn tư lợi thành ước vọng cống hiến 148

Tâm vô cầu 153

Tìm cầu theo tinh thần nhân quả 158

Một tâm nguyện thực tế 163

Chương 5: CHUYỂN HÓA CẢM NHẬN CHỦ QUAN

Không có “cái tôi” bất biến 170

Thay đổi cảm nhận chủ quan 174

Không lấy “cái tôi” làm trung tâm 179

Đồng cảm hóa giải chấp chặt 185

Từ bi để bảo vệ bản thân 190

“Nhân duyên” là một hiện tượng tự nhiên 195

Phải rèn luyện kiềm chế tính phóng đãng 201

Chương 6: TÌM ĐƯỢC HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC

Vô thường chính là sự vĩnh hằng bất biến 208

Không lìa xa phiền não cũng không khởi lên phiền não 213

Không nên đi tìm niềm hạnh phúc bên ngoài 218

Khổ đau và hạnh phúc chỉ là cảm nhận chủ quan 223

Theo đuổi niềm hạnh phúc ở tầng lớp cao hơn 228

Cống hiến không vì mục đích 233

Không nên tham đắm chấp thủ vào niềm vui thiền định 238

Người an lạc hạnh phúc nhất 243

Về tác giả

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm là một trong những tăng sĩ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại Đài Loan hiện nay. Ngài từng nhập thất sáu năm, đi du học tại Nhật Bản và tham gia rất nhiều vào hoạt động giáo dục tăng ni sinh, nghiên cứu và phiên dịch kinh điển Phật học. Ngài cũng là người tổ chức các khóa tu thiền, thành lập các quỹ từ thiện… các đạo tràng có mặt khắp Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc. Những năm cuối đời, Ngài dốc hết tâm huyết của mình vào việc hoằng pháp. Một trong những quan tâm hàng đầu của Pháp sư là làm thế nào để Phật giáo đi vào lòng cuộc sống của mỗi người dân bình thường, chứ không phải chỉ riêng những người xuất gia.

Nguồn: ThaiHaBooks

Nguồn Doanh nhân 360: http://doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Sach-360/Hoc-lam-nguoi/Buong_xa_phien_nao_an_lac_tu_tam/