8 cách sử dụng máy sấy quần áo 'đánh bay' nỗi lo tiền điện

Máy sấy quần áo tuy không phải là đồ gia dụng phổ biến. Nhưng nếu như bạn biết đến những cách sau, thì thiết bị này sẽ không còn là nỗi lo với hóa đơn tiền điện.

Máy sấy quần áo là gì?

Máy sấy quần áo là một thiết bị gia dụng có thể làm khô quần áo trong thời gian ngắn.

Máy sấy quần áo là một thiết bị gia dụng có thể làm khô quần áo trong thời gian ngắn. Nhìn chung các loại máy sấy quần áo khá giống với các dòng máy giặt cửa trước.

Trên thị trường hiện nay có 3 loại máy sấy quần áo thông dụng đó chính là:

- Máy sấy quần áo thông hơi: Đây là loại máy sử dụng thanh nhiệt để làm nóng không khí. Sau đó đem hơi ẩm từ quần áo thoát ra ngoài theo ống thông hơi.

- Máy sấy quần áo ngưng tụ: Sử dụng thanh trở nhiệt, hơi ẩm sẽ được ngưng tụ lại thành nước trong khay chứa.

- Máy sấy quần áo bơm nhiệt: Đây là dòng máy hiện đại nhất trên thị trường. Máy sấy sẽ sử dụng khí gas để tạo không khí nóng thay vì sử dụng thanh trở nhiệt.

Máy sấy quần áo có tốn điện không?

Hầu hết, các loại máy sẽ có công suất khoảng 2000W - 3000W. Vậy nên, bạn hãy để ý sách hướng dẫn, hay dãn nhãn để biết rõ hơn.

Trung bình, máy sấy quần áo sẽ sấy khoảng 1-2 tiếng. Tuy nhiên, còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thương hiệu, loại máy,.. Bạn có thể tham khảo công thức tính điện năng tiêu thụ như sau:

A= P*t.

Trong đó:

- A: Điện năng tiêu thụ của thiết bị điện trong thời gian t (kWh).

- P: Công suất của thiết bị điện (kW).

- t: Thời gian sử dụng của thiết bị điện (h).

Xem thêm: 3 sai lầm nghiêm trọng khiến máy giặt vừa tốn điện vừa nhanh hỏng

8 cách sử dụng máy sấy quần áo tiết kiệm điện nhất

VNEEP đã chia sẻ cách sử dụng máy sấy quần áo vừa hiệu quả vừa tiết kiệm điện:

Dùng máy sấy quần áo đúng công suất

Lượng quần áo quá nhiều so với công suất máy cũng sẽ tiêu tốn năng lượng.

Nhiều người hay nghĩ, nhét thật nhiều quần áo vào máy sấy quần áo cùng 1 lần. Sự thật sẽ khiến máy sấy làm việc đến khi nào quần áo khô mới dùng lại. Lượng quần áo quá nhiều so với công suất máy cũng sẽ tiêu tốn năng lượng.

Phân loại quần áo đúng cách

Mỗi loại chất liệu và kích thước quần áo khác nhau sẽ có thời gian sấy khô khác nhau. Khi bạn phân loại quần áo đúng cách sẽ giúp giảm thiểu chi phí. Ngoài ra, được sấy đúng chương trình sẽ giúp quần áo bền màu và ít hư hại hơn.

Vắt thật kỹ quần áo trước khi cho vào sấy

Tình trạng vắt nước chưa kỹ ở quần áo thường gặp ở nhiều người sử dụng vì họ cứ nghĩ máy sấy sẽ giúp quần áo khô nhanh chóng. Nếu quần áo bạn cho vào máy còn quá ướt sẽ khiến máy hoạt động lâu hơn. Do đó, bạn hãy vắt thật kỹ quần áo trước khi cho vào sấy, vừa giúp tiết kiệm tiền điện mà vừa tiết kiệm được thời gian.

Chọn chương trình sấy phù hợp với từng loại vải

Máy sấy có từng chế độ theo từng chu kỳ với chức năng hẹn giờ sấy trong 30, 60, 120, 180 phút phù hợp với khối lượng và chất liệu vải. Chọn chế độ sấy phù hợp với quần áo, phân loại quần áo ngay từ khâu giặt, sau đó đưa vào máy sấy. Chất liệu quần áo khác nhau sẽ cần được sấy khác nhau.

Nên dùng nhiệt độ cao cho quần jean, khăn tắm, khăn vải nặng khác; nhiệt độ trung bình cho các vật liệu tổng hợp như polyester; và nhiệt độ thấp cho các món đồ như đồ lót, vải lông mềm.

Lấy quần áo ra ngay khi sấy quần áo

Lấy quần áo ra khỏi máy sấy ngay sau khi đã sấy khô, rũ thẳng rồi gấp hoặc treo lên để tránh bị nhăn. Không sấy quần áo quá khô (nhiệt độ quá cao và thời gian dài), vừa hại quần áo vừa tốn điện, khiến quần áo bị nhăn.

Khi sấy quá lâu, hơi nóng từ nhiệt độ cao làm giảm hơi ẩm trên quần áo.

Khi sấy quá lâu, hơi nóng từ nhiệt độ cao làm giảm hơi ẩm trên quần áo, khiến cho quần áo bị co rút lại, nhất là với các loại vải cotton. Sấy càng khô thì đồ có độ nhăn càng cao, nên nếu không cần thiết, nên sấy ở chế độ thấp.

Nếu có thể sắp xếp thời gian để là/ủi quần áo ngay sau khi sấy, thì nên chọn thời gian sấy ít hơn. Khi đó quần áo vẫn còn hơi ẩm sẽ dễ là/ủi hơn, lại tiết kiệm điện.

Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ

Máy sấy bám bẩn sẽ khiến tốn điện hơn.

Sau một thời gian sử dụng máy sẽ bám bẩn và hoạt động không được mượt như lúc mới mua, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sấy cũng như tốn điện hơn. Do đó cần vệ sinh thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ để máy làm việc tốt hơn, đảm bảo hiệu suất.

Máy sấy quần áo giúp con người tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức hơn trong công việc phơi sấy, tuy nhiên vì phải sử dụng thường xuyên nên cũng khá tốn điện nếu không dùng đúng cách.

Dùng giấy thơm ủ sấy quần áo

Dùng giấy thơm ủ sấy quần áo cho vào máy sấy cùng với quần áo, mỗi tờ dùng cho khoảng 10-12 bộ quần áo. Giấy này không những giúp làm mềm và thơm quần áo mà còn giúp giảm tĩnh điện trong quần áo, nếu không lúc gấp quần áo có thể bạn sẽ cảm thấy như bị điện giật nhẹ.

Không sấy chung với vật lạ

Chú ý không cho quần áo có chi tiết kim loại vào máy sấy bởi chúng có thể rơi ra và làm hỏng máy sấy. Không sấy những loại vải mềm mỏng như màn cửa, vải len, tơ, ny-lon không thấm nước, những đồ có kích thước to như áo khoác có mũ trùm đầu, chăn,….

Trước khi đưa quần áo vào máy sấy cần kiểm tra và lấy hết những vật có trong túi, những vật như kẹp, bút mực, đinh và kim… bởi những vật này có thể làm hư hóng máy sấy và quần áo. Đặc biệt, các loại vải bông rất nhạy cảm với nhiệt độ nên chỉ sấy ở chế độ gió, chứ không nên sấy ở chế độ nhiệt độ cao. Lưu ý, nếu quần áo có dính dầu mỡ mà đưa vào máy sấy có thể gây cháy.

Rũ quần áo trước khi cho vào sấy

Rũ rời từng chiếc quần áo khi lấy ra khỏi máy giặt để bỏ vào máy sấy, việc này sẽ giúp quần áo đỡ bị nhăn và đồng thời giảm thời gian sấy khô.

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/8-cach-su-dung-may-say-quan-ao-danh-bay-noi-lo-tien-dien-172230615100537451.htm