7 điều phải nhớ khi lì xì lúc giao thừa để sung túc, may mắn

Ngay thời khắc giao thừa, người Việt thường có tục lì xì cho người thân và khách đến xông nhà. Tuy nhiên, lì xì như thế nào để sung túc, may mắn và phát yêu thương cả năm không phải ai cũng biết.

Không xem trọng mệnh giá của tiền lì xì

Bạn đừng nên xem trọng mệnh giá của đồng tiền lì xì. Bởi từ lì xì theo tiếng Trung Quốc là đồng tiền hên, tiền may mắn. Vì thế, nó không đồng nghĩa tiền lì xì càng nhiều, càng may mắn. Tiền lì xì mang trong nó mong ước, cầu chúc sức khỏe, bình an, tài lộc.

Tiền lì xì phải là tiền mới và tốt nhất là số lẻ

Tiền mới mang ý nghĩa năm mới may mắn đón nhận muôn điều mới mẻ, muôn điều điều tốt đẹp nhất, xua tan những buồn phiền năm cũ. Còn tiền lì xì là số lẻ biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở.

Tiền lì xì mang trong nó mong ước, cầu chúc sức khỏe, bình an, tài lộc. Ảnh minh họa.

Không quên bỏ tiền lì xì trong phong bao màu sắc vàng son rực rỡ

Phong bao tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, không vui trong ngày Tết.

Phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc. Màu sắc của phong bao chính là màu của sự cát tường. Và đó cũng thể hiện sự chu toàn của người lì xì đối với người được nhận lời cầu may.

Không giới hạn lì xì trong mùng một Tết

Từ giao thừa trở đi, bạn có thể bắt đầu lì xì. Và tục lì xì không giới hạn trong mùng 1 Tết mà có thể tới tận mùng 9, mùng 10.

Tuy nhiên, nếu lì xì vào mùng một, nhất là ở thời khắc giao thừa thì niềm hân hoan phát yêu thương, trao may mắn của lì xì sẽ nhân lên gấp bội.

Không nhất thiết lì xì phải theo nguyên tắc từ trên xuống dưới

Theo quan niệm của các cụ ngày xưa, lì xì là người trên ban phát cho dưới, không có ngược lại. Người xưa quan niệm người nhỏ tuổi không lì xì người lớn hơn vì vừa không đúng ý nghĩa vừa bị cho là “hỗn”.

Nguồn Người Đưa Tin: http://www.nguoiduatin.vn/7-dieu-phai-nho-khi-li-xi-luc-giao-thua-de-sung-tuc-may-man-a227110.html