7 bài phân tích Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn - Văn mẫu lớp 8

Bài văn mẫu lớp 8: Phân tích Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn ngữ văn 8.

Mục lục

1. Tìm hiểu chung về Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn
Tác giả Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300)
Sự nghiệp sáng tác
Ý nghĩa nhan đề
Hoàn cảnh sáng tác
Thể loại và phương thức biểu đạt
Tóm tắt nội dung bài Hịch tướng sĩ
Bố cục văn bản
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
2. Dàn ý chung phân tích Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn
A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
B. Thân bài
C. Kết bài
Viết đoạn văn phân tích Hịch tướng sĩ ngắn gọn
Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về bài Hịch tướng
Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ
Viết đoạn văn (5 -7 câu) cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua Hịch tướng sĩ trong đó sử dụng một câu phủ định và một câu trần thuật.
Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng vị chủ soái Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ.
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đoạn văn mà em tâm đắc nhất trong tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
Danh sách đề thi phân tích Hịch tướng sĩ của nhà thơ Trần Quốc Tuấn
Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
Đề 2: Suy nghĩ của em về tình cảm yêu nước thương dân được thể hiện trong các văn bản Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, Hịch tướng sĩ của Trân Quốc Tuấn.
Đề 3: Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản Hịch tướng sĩ.
Đề 4: Em hiểu bài Hịch tướng sĩ như thế nào về hình thức và nội dung, hãy tóm tắt nêu một số ý lớn.
Đề 5: Chứng minh bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước họa ngoại xâm.
Đề 6: Để thuyết phục người nghe, người đọc bằng nhận thức và tình cảm, nghệ thuật văn chính luận, Hịch tướng sĩ có gì đang lưu ý.
Đề 7: Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

1. Tìm hiểu chung về Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

Tác giả Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300)

- Trần Quốc Tuấn (1231 – 1300) tước Hưng Đạo Vương, là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.

- Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (năm 1285) và thứ ba (năm 1287 – 1288), ông đều được vua Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều chiến thắng oanh liệt.

- Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên cả nước.

Sự nghiệp sáng tác

- Trần Quốc Tuấn, còn được biết đến với tên gọi Thiên Hương Tử, là một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Trần.

- Ông được biết đến với các tác phẩm thơ ca ca dao và thi ca, thể hiện tình cảm sâu lắng đối với quê hương, cuộc sống và tình yêu.

- Các tác phẩm nổi tiếng như "Hoa sen trên đầm lầy", "Làng quê ngày mưa", "Tình yêu là ngàn năm",... thể hiện tài năng và ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa dân gian Việt Nam.

-Trần Quốc Tuấn đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn học Việt Nam, là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này.

Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề "Hịch tướng sĩ" có thể được giải thích là việc kêu gọi và tôn vinh những anh hùng, những người lính gan dạ trong trận đấu. Đồng thời khích lệ tinh thần của quân đội và nhân dân trong việc chống lại kẻ thù.

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.

Thể loại và phương thức biểu đạt

- Hịch tướng sĩ thuộc thể loại hịch và có phương thức biểu đạt là nghị luận.

- Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua, chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, hoặc cũng có khi được dùng để hiểu dụ, răn dạy thần dân và người dưới quyền.

Tóm tắt nội dung bài Hịch tướng sĩ

Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc nhằm kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn, tự trọng và ý chí chống giặc ngoại xâm của các tướng sĩ. Mở đầu bài hịch, Trần Quốc Tuấn nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách. Tiếp theo Ngài tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù để khơi dậy lòng căm thù giặc của tướng sĩ. Ngài còn nói lên mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ đồng thời Ngài phân tích phải trái, đúng sai, định hướng hàng ngũ quân sĩ và khẳng định những hành động nên làm.

Bố cục văn bản

Bài văn được chia làm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến lưu tiếng tốt: Nêu gương sáng trong sách sử.

- Phần 2: Tiếp theo đến cũng vui lòng: Tố cáo sự ngang ngược của kẻ thù và nói lên lòng căm thù giặc

- Phần 3: Tiếp theo đến có được không?: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.

- Phần 4: Còn lại: Nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.

Giá trị nội dung

Bài văn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước của Trần Quốc Tuấn và dân tộc.

Giá trị nghệ thuật

- Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc.

- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao.

- Kết hợp hài hòa giữa lí trí và tình cảm.

- Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu.

2. Dàn ý chung phân tích Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Khái quát về tác giả Trần Quốc Tuấn: một anh hùng vĩ đại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

- Hịch tướng sĩ là một tác phẩm biểu hiện chân thành và sâu sắc nhất tấm lòng yêu nước, nỗi lo cho vận mệnh đất nước của tác giả.

B. Thân bài

a. Nêu gương sáng của trung thần nghĩa sĩ trong sử sách

- Các gương trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ: Kỉ Tín, Do Vũ, Dự Nhượng, Kính Đức, Mông Kha, Cốt Đãi Ngột Lang...

=> "Làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ, vì vua, vì nước.

b. Tố cáo tội ác của giặc và tâm sự của tác giả

- Sứ giặc đi lại nghênh ngang

- Uốn lưỡi cú diều sỉ mắng

- Đem thân dê chó bắt nạt

- Đòi ngọc lụa, thỏa lòng tham

- Thu bạc vàng, để vét của kho

Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa vạch trần bản chất tham lam, tàn bạo, hống hách của giặc.

- Thật khác nào:

+ Đem thịt mà nuôi hổ đói.

+ Sao cho khỏi tai vạ về sau.

Khích lệ lòng căm thù giặc và khơi gợi nỗi nhục mất nước.

- Tâm sự của vị Quốc công tiết chế:

+ Ta thường tới bữa quên ăn

+ Nửa đêm vỗ gối

+ Ruột đau như cắt

+ Nước mắt đầm đìa

Nhịp dồn dập, ngắn gọn, ngôn ngữ từ ước lệ giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm.

- Thành ngữ: “Xả thịt lột da… nuốt gan uống máu”

- Trăm thân.. .phơi ngoài nội cỏ.

- Nghìn xác… gói trong da ngựa.

Nghệ thuật phóng đại, điểm cố, văn biền ngẫu.

Lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, tinh thần sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn.

c. Phân tích phải trái - làm rõ đúng sai

- Nhắc đến mối thân tình giữa chủ và tướng

+ Các ngươi không có mặc - thì ta cho áo.

+ Không có ăn - thì ta cho cơm.

+ Quan nhỏ - thì ta thăng chức.

+ Lương ít - thì ta cấp bổng.

+ Đi thủy - thì ta cho thuyền.

+ Đi bộ - thì ta cho ngựa

+ Cùng sống chết - cùng vui cười.

- Câu văn biền ngẫu nhiều ý, hai vế song hành, điệp cấu trúc câu. Cách đối xử chu đáo, hậu hĩnh, tạo mối quan hệ gắn bó khăng khít.

Nhắc nhở, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bề tôi đối với vua, tình cốt nhục như huynh đệ.

- Phê phán những biểu hiện sai trái:

+ Tình cảnh đất nước thấy chủ nhục - mà không biết lo.

+ Thấy nước nhục - mà không biết thẹn.

+ Hầu quân giặc - mà không biết tức.

+ Nghe nhạc - không biết căm

+ Chỉ biết đâm đầu vào thứ trò chơi vô bổ chọi gà, đánh bạc, săn bắn, uống rượu,...

+ Thú vui ruộng vườn, quyến luyến,...

- Phê phán thái độ bàng quan thờ ơ, ăn chơi nhàn rỗi, chỉ lo vun vén cá nhân.

Quên hết danh dự, bổn phận, mất cảnh giác, lối sống cầu an hưởng lạc cần phải phê phán.

- Hậu quả và thảm hại tất yếu

+ Nếu ham chơi cựa gà trống - áo giáp giặc.

+ Mẹo cờ bạc - mưu lược nhà binh

+ Ruộng lắm - việc quân cơ.

+ Tiền của nhiều - không mua được.

+ Chén rượu ngon - giặc say chết.

+ Tiếng hát hay - giặc điếc tai.

- Nước mất, nhà tan, bị bắt làm tù binh, bị mất tất cả, chịu khổ nhục, tiếng dơ muôn đời.

Cảnh báo bức tranh thảm họa, nỗi đau đớn nhục nhã của cảnh nước mất, thân làm nô lệ.

d. Nhiệm vụ cấp bách cần làm

- Lời kêu gọi - cũng là mệnh lệnh.

+ Học tập binh thư yếu lược.

+ Vạch ra hai con đường sống - chết, vinh - nhục.

+ Để tướng sĩ thấy rõ và chỉ có thể lựa chọn một con đường: địch hoặc ta.

Lập luận sắc bén, rõ ràng, thái độ cương quyết. Bày tỏ gan ruột của một chủ tướng yêu nước.

- Hậu quả

+ Thái ấp vững bền, bổng lộc được hưởng thụ.

+ Gia quyến êm ấm, vợ con bách niên giai lão.

+ Tổ tiên được tế lễ, thờ cúng.

+ Trăm năm sau còn lưu tiếng thơm.

- Bức tranh cảnh đất nước được thái bình.

- Khích lệ, động viên đến mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của tướng sĩ.

C. Kết bài

- Khẳng định thành công về mặt nội dung và nghệ thuật của văn bản

- Văn bản là biểu hiện sâu sắc nhất tấm lòng yêu nước của một vị chủ tướng có tâm, suốt đời tận tụy vì sự nghiệp giải phóng dân tộc

- Đoạn trích khơi gợi lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm trong mỗi con người.

Viết đoạn văn phân tích Hịch tướng sĩ ngắn gọn

Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về bài Hịch tướng

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài Hịch tướng sĩ

Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc . Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan tỏa từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.

Viết đoạn văn (5 -7 câu) cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua "Hịch tướng sĩ " trong đó sử dụng một câu phủ định và một câu trần thuật.

Trần Quốc Tuấn là một danh tướng đời Trần ở thế kỉ XIII. "Hịch tướng sĩ" là một bài hịch thể hiện sự quyết tâm đánh giặc cùng lòng yêu nước nồng nàn của vị tướng này. Trước hết, khi đọc câu văn, người đọc dẽ dàng nhận thấy những suy tư, trăn trở của Trần Quốc Tuấn. Khi quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta, ông lo cho dân, lo cho sự an nguy của dân, lo cho đất nước đến nỗi quên ăn, quên ngủ. Hơn thế nữa, biện pháp so sánh "ruột đau như cắt" cùng các động từ mạnh như cắt, căm tức, xả thịt, lột da, nuốt gan,... như lột tả sự căm hờn, phẫn uất của Trần Quốc Tuấn. Ông căm thù giặc đến nỗi khao khát được lột da, được uống máu quân thù. Qua nỗi căm phẫn ấy, người đọc thấy được một tinh thần yêu nước nồng nàn đang sáng lên trong trái tim ông. Thử hỏi xem nếu ông không yêu nước thì cớ gì ông lại phải căm ghét, đay nghiến bè lũ xâm lược? Chính vì vậy mà đến câu văn tiếp theo, ông đã khẳng định một cách chắc nịch "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Câu văn như làm sáng tỏ lòng yêu nước, thương yêu dân của vị tướng nhà Trần. Ông sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng đổ máu, sẵn sàng bị giặc tước đi mạng sống để cứu lấy dân, để giữ yên bề cõi. Phải yêu dân, yêu nước đến vô bờ bến thì Trần Quốc Tuấn mới có thể hi sinh, luôn chất chứa nỗi đau đáu, xót xa đến như vậy! Thật vậy, con cháu Việt Nam ngày nay luôn tưởng nhớ đến công lao của Trần Quốc Tuấn. Dù ông đã hi sinh nhưng vẻ đẹp về vị dũng tướng tài ba thời Trần không bao giờ biến mất trong lòng nhân dân.

Chú thích:

- Câu phủ định: Dù ông đã hi sinh nhưng vẻ đẹp về vị dũng tướng tài ba thời Trần không bao giờ biến mất trong lòng nhân dân.

- Câu trần thuật: Trần Quốc Tuấn là một danh tướng đời Trần ở thế kỉ XIII.

Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng vị chủ soái Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ.

Trần Quốc Tuấn quả thực là một vị tướng tài ba , có lòng căm thù giặc sâu sắc. Trong bài " Hịch tướng sĩ " , Trần Quốc Tuấn đã nhiều lần trực tiếp bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân trước tình hình đất nước hiện tại và bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc của mình. Cụ thể , tác giả viết : "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" . Những câu văn ấy đã cho chúng ta thấy được tấm lòng uất hận , sự sục sôi căm thù , oán hận và có phần khinh bỉ kẻ địch. Nợ nước , thù nhà là vấn đề luôn canh cánh trong lòng vị chủ tướng. Chính vì thế , tác giả quyết định phải đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi , dù có liều mạng thì tác giả cũng cam lòng. Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, trực tiếp bày tỏ tâm tư rất chân thành và tha thiết của người chủ tướng. Mỗi câu chữ vang lên như một lời thề nguyện thiêng liêng, sống chết vì đất nước, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một khí phách anh hùng dũng liệt. Nó cho thấy tinh thần yêu nước nồng nàn và và ý thức trách nhiệm của một vị chủ tướng với non sông. Đây cũng là phẩm chất cao đẹp đáng nể phục ở người anh hùng này.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đoạn văn mà em tâm đắc nhất trong tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu có trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Đây là đoạn văn biểu hiện tập chung nhất, cao độ nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗ gối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độ muốn được xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Càng đau xót bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu. Và càng căm giận bao nhiêu thì càng quyết tâm chiến đấu hi sinh, xả thân vì nước bấy nhiêu, dù có phải chết trăm ngàn lần đau đớn, phơi thân ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa cũng vẫn cam lòng. Thật cao đẹp và xúc động biết bao tinh thần và nghĩa cử ấy!

Danh sách đề thi phân tích Hịch tướng sĩ của nhà thơ Trần Quốc Tuấn

Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

Đề 2: Suy nghĩ của em về tình cảm yêu nước thương dân được thể hiện trong các văn bản Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, Hịch tướng sĩ của Trân Quốc Tuấn.

Đề 3: Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản Hịch tướng sĩ.

Đề 4: Em hiểu bài Hịch tướng sĩ như thế nào về hình thức và nội dung, hãy tóm tắt nêu một số ý lớn.

Đề 5: Chứng minh bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước họa ngoại xâm.

Đề 6: Để thuyết phục người nghe, người đọc bằng nhận thức và tình cảm, nghệ thuật văn chính luận, Hịch tướng sĩ có gì đang lưu ý.

Đề 7: Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

Dàn ý

I. MỞ BÀI

- Ngày trước, nhà nước phong kiến với bộ máy lãnh đạo - tức vua quan trong triều đình càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quốc gia.

- Tìm hiểu về hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ" của vị Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, ta sẽ hiểu rõ thêm về vấn đề này.

II. THÂN BÀI

1. Văn bản: “Chiếu dời đô” với Lý Công Uẩn

- Tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La, còn có ý muốn hỏi ý kiến quần thần, dân chúng: “...các khanh thấy thế nào?”.

- Một người lãnh đạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, không chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái lâu dài. Lý Công Uẩn là một trong số những vị vua anh minh như thế.

- Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Đại La là nơi trung tâm, hội tụ của nhiều con sông lớn, lại nằm ở đồng bằng nên rất thuận tiện cho việc đi lại; nơi đây còn có mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ, dân chúng sống trong sung túc, ấm no, muôn vật phong phú tốt tươi,...

- Theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là "kinh đô của bậc đế vương muôn đời".

- Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô nằm khuất sâu trong rừng núi, chỉ phù hợp khi cần phòng thủ như Hoa Lư.

- Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm và ngôi thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, tức rồng bay lên, tồn tại, gắn bó suốt mấy thế kỉ cùng với triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Lý Công Uẩn, dù là vị vua, theo chế độ phong kiến, nhưng ông đã phần nào mang đến khái niệm “dân chủ”, một khái niệm rất tiến bộ sau này, là lấy dân làm chủ, triều đình, nhà nước chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân có được hạnh phúc lâu bền.

2. Văn bản: “Hịch tướng sĩ” với Trần Quốc Tuấn

- Hưng Đạo Vương Trần Ouộ́c Tuấn lại có cách nghĩ của một vị minh tướng thời loạn lạc: có sự khoan dung, và có sự nghiêm khắc.

- Đất nước đang phải đối đầu với giặc Nguyên - Mông mạnh nhất thời bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ Trung Quốc đến tận Châu Âu.

- Ông biết, sự đoàn kết với lòng dân sẽ là chìa khóa cho vận mệnh đang lâm nguy của nước nhà.

- Chính ông đã đi đầu trong việc đoàn kết mọi người, bằng cách gỡ bỏ mọi hiềm khích giữa ông và nhà vua.

- “Hịch tướng sĩ" ra đời. Bài “hịch” quả thật có tác động rất mạnh mẽ nhờ ông biết cách phân tích cái hậu quả của việc nhu nhược, yếu đuối, sợ hãi dưới góc nhìn của một người dân, chứ không phải một vị tướng và bày tỏ thái độ căm thù giặc: “dù trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng"

- Nhờ hiểu dân, từ đó thương dân nên Trần Quốc Tuấn đã cầm được phần thẳng trong tay bọn giặc mạnh nhất.

III. KẾT BÀI

- Qua hai văn bản ‘‘Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” đã cho tôi hiểu rõ vai trò của những vị lãnh dạo anh minh.

- Những người lãnh đạo chính là những người nắm giữ vận mệnh đất nước, chính họ đã cho tôi Việt Nam ngày hôm nay, tôi rất biết ơn họ và tự hào rằng mình là người Việt Nam.

Bài mẫu

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hóa...

Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố" để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay" rất tài tình.

Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.

Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…

Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

Lí Công Uẩn xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Công Uẩn đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.

Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyến khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiêng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.

Có thể nói, tấm lòng yêu nước của các tác giả được thể hiện qua hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn” rất đa dạng, nhiều vẻ khác nhau song đều tựu chung ở mong muốn đất nước an bình, phát triển trù phú. Tấm lòng đó chẳng những được thể hiện một cách cảm động qua hai văn bản mà còn được hai nhà lãnh đạo kì tài chứng minh bằng những đóng góp thực tiễn cho lịch sử phát triển hào hùng của dân tộc.

Đề 2: Suy nghĩ của em về tình cảm yêu nước thương dân được thể hiện trong các văn bản Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, Hịch tướng sĩ của Trân Quốc Tuấn.

Văn mẫu

Tình cảm yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học dân tộc. Tình cảm đó được thể hiện mãnh liệt trong những lời tâm huyết của những nhà lãnh đạo đất nước từ xa xưa. Ta có thể kể đến những văn bản tiêu biểu như “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.

Chiếu dời đô ra đời khi Lí Thái Tổ mới lên ngôi. Nhà vua mong muốn đất nước có một kinh đô đàng hoàng to rộng đặng bề phát triển đất nước. Đó là lí do vì sao ông đã phê phán và chỉ ra việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa: "Cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi". Hoa Lư là vùng có địa thế hiểm trở, khi tiềm lực phát triển chưa đủ mạnh thì nó hợp với chiến lược phòng thủ. Nhưng đến đời Lí thì đất nước đặt ra nhu cầu phát triển, cho nên đô thành phải dời chuyển ra nơi có địa thế khác. Không chỉ cỏ lí lẽ, Lí Công Uẩn bày tỏ cả tấm lòng mình: “Trẫm rất đau xót về việc đó". Tình cảm của một ông vua luôn hướng về vận mệnh, sự tồn vong của giang sơn xã tắc khiến người đọc cảm động.

Bởi tấm lòng đau đáu nghĩ đến một mảnh đất thiêng có thể phù trợ cho việc phát triển đất nước, nhà vua đã nhìn ra thế đất của thành Đại La. Đó là nơi có vị thế thuận lợi về nhiều mặt, về mật địa lí, tác giả phân tích rõ: Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng". Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước“. Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước.

Trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, tấm lòng yêu nước lại được thể hiện trực tiếp qua nhiều phương diện.

Tác giả lột tả sự ngang ngược và tội ác của giặc: "Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!". Qua những câu văn đó, bộ mặt của quân giặc được phơi bày đồng thời tác giả cũng bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ cực độ của mình đối với bọn chúng. Điều đó được thể hiện đậm nét qua việc tác giả đã dùng lối nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ: lưỡi cú diều, thân dê chó, hổ đói,... ; các hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ thái độ căm thù, khinh bỉ: uốn lưỡi cú diều - sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó - bắt nạt tể phụ.

Sau khi tố cáo tội ác củạ giặc, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của mình, có thể xem đây là đoạn văn hay nhất của bài hịch: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Qua đoạn văn này, hình tượng người anh hùng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc họa rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc.

Chẳng những vậy, tấm lòng yêu nước của vị đại tướng đáng kính còn được thể hiện sâu đậm qua tấm lòng của một chủ tướng đối với binh lính của mình: "Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (...) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười.'' Đó thật là tấm lòng phụ tử đáng cảm động vậy!

Có thể nói, tấm lòng yêu nước của các tác giả được thể hiện qua hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn” rất đa dạng, nhiều vẻ khác nhau song đều tựu chung ở mong muốn đất nước an bình, phát triển trù phú. Tấm lòng đó chẳng những được thể hiện một cách cảm động qua hai văn bản mà còn được hai nhà lãnh đạo kì tài chứng minh bằng những đóng góp thực tiễn cho lịch sử phát triển hào hùng của dân tộc.

Đề 3: Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản Hịch tướng sĩ.

Văn mẫu

Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300) - người đã được vua Trần giao cho thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là một người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài, lòng yêu nước của ông được thể hiện rõ qua văn bản "Hịch tướng sĩ", văn bản khích lệ tướng sĩ học tập cuốn "Binh thư yếu lược" do ông biên soạn.

Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai họa về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng xả thân cho đất nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng".

Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính - tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Tình yêu thương chân thành, tha thiết dành cho tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đều được xuất phát từ lòng nhân hậu, từ lòng yêu nước. Với quân sĩ dưới quyền, Trần Quốc Tuấn luôn đối xử như với con mình, với những người quen: "Các ngươi cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười". Đó là mối ân tình giữa chủ và tướng nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với lẽ vua tôi cũng như tình cốt nhục. Chính tình yêu thương tướng sĩ chân thành tha thiết mà Trần Quốc Tuấn đã phê phán những biểu hiện sai, đồng thời chỉ ra cho tướng sĩ những hành động đúng nên theo, nên làm. Những hành động này đều xuất phát từ ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đó là sự băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho đất nước: không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục; chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... Nguy cơ thất bại rất lớn khi có giặc Mông Nguyên tràn sang: "cựa gà trống không thể đâm thùng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm, vườn nhiều, tấm thân quí nghìn vàng khôn chuộc; vả lại vợ bìu con díu; việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ. Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên"...

Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta nói chung và Trần Quốc Tuấn nói riêng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó được thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược và những tình cảm dành cho tướng sĩ dưới trướng. Chính vì tất cả những tâm tư của người viết mà tác phẩm vẫn sáng ngời mãi ý chí của một dân tộc anh hùng.

Đề 4: Em hiểu bài Hịch tướng sĩ như thế nào về hình thức và nội dung, hãy tóm tắt nêu một số ý lớn.

Dàn ý:

1. Hình thức

Tác phẩm vừa là bài hịch, vừa là bài tựa cuốn Binh thư yếu lược do Trần Quôc Tuấn soạn thảo để huấn luyện tướng sĩ trước khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ II.

2. Nội dung

Bài hịch đáng chú ý hơn cả là đoạn 2 và 3.

- Đoạn 2 có 2 ý lớn:

+ Tố cáo tội ác của giặc, bằng những lời lẽ đau xót ẩn dụ, nhưng cụ thể, xem chúng như loài cầm thú, cú diều, dê chó, hổ đói. Lên án thói khinh mạn, hống hách băng những từ ngữ giàu hình ảnh: “đi lại nghênh ngang”, “uốn lưỡi cú u", “sỉ nhục triều đình” Trần Quốc Tuấn đã thấu suốt dã tâm của giặc, nhân thức được hiểm họa của đất nước, nguyên nhân và nguy cơ của sự bại vong. Đoạn văn tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của dân tộc.

+ Thể hiện tâm tư của vị Thống soái: Bài hịch nổi bật lên hình tượng Trần Quốc Tuấn (cái tôi trữ tình) với tấm lòng yệu nước vĩ đại, tiêu biểu cho tình cảm cao đẹp ấy ở hai ý nhỏ như sau:

+ Một trạng thái căm uất, hận thù sục sôi. Một trái tim chứa chất cảm xúc về vận mệnh của đất nước, sự tồn vong của nhà Trần, thân danh và số phận của tướng sĩ, nhân dân.

+ Lời văn giản dị, từ ngữ giàu hình ảnh sắc thái biểu cảm “tới bữa quên ăn”, "nửa đêm vỗ gối”.

+ Một ý chí xả thân cứu nước, dù phải hi sinh tính mệnh. Chủ thể trữ tình được thu gọn trong những ngôn ngữ có vẻ hơi ước lệ, nhưng rất thật: “chỉ căm tức -chưa xả thịt lột da... dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ”. Lời văn thống thiết, hùng biện, có sức mạnh thấu đến tim gan người nghe. Đoạn văn tiêu biểu cho khí phách anh hùng dân tộc.

- Đoạn 3 có 3 ý lớn:

+ Xác lập quan hệ giữa vị Thống soái và tướng sĩ, khẳng định đó là quan hệ lốt -Vp đã có từ lâu. Ra trận sống chết có nhau, lúc hòa bình vui sướng cùng hưởng, vinh lộc cùng chia sẻ... Cách sống như thế có kém chi ai!

+ Tiếp đến là những lời phê phán, trách móc tướng sĩ: Tình sâu nghĩa nặng như thế mà không biết nghĩ suy, không biết căm tức khi thấy quân thù ngạo mạn khinh thường chủ của mình (Còn có nghĩa là tôn miếu tường cột của đất nước).

+ Ông lên án thú ăn chơi: “chọi gà, đánh bạc, rượu ngon, tiếng hát” tránh làm sao được tai họa khi quân thù xâm chiếm.

+ Ông chỉ cho tướng sĩ thấy cái hậu quả không thể lường được, đó là: “nước mất nhà tan, thân danh mai một, tiếng xấu để đời”, lúc đó thì mọi người đều không còn gì nữa.

3. Nghệ thuật

- Cách lập luận nổi bật nhất của tác giả là đoạn văn nói chuyện trực tiếp với tướng sĩ, đối tượng của bài hịch, ở đây có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và tình cảm để thuyết phục tướng sĩ.

- Giọng văn ở đoạn trích giảng rất đa dạng và biến họa, khi thì ôn tồn, thống thiết, nghĩa nặng tình sâu, khi thì chi tiết chua cay, trách mắng nghiêm túc... Đặc biệt là giọng “khích tướng” thể hiện bởi lời văn làm thức tĩnh lòng tự trọng ý thức danh dự, tinh thần thượng võ...

- Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, sắc thái biểu hiện, nhưng rất rành mạch. Nhiều đoạn có sự sáng tạo điệp ngữ điệp từ, làm cho ý nghĩa biểu hiện thêm sâu sắc, giọng văn thêm hùng hồn, khúc chiết.

- Qua hai đoạn văn trích giảng là những đoạn văn chính luận, ta thấy Hịch tướng sĩ là một văn kiện chính trị, nhưng sôi sục nhiệt huyết, tràn đầy cảm xúc của một tác phẩm văn học.

- Cái “tôi trữ tình” của Trần Quốc Tuấn trong bài hịch thể hiện ông là một nhà quân sự tài kiêm văn võ. Ở đây là “trữ tình hùng biện”, giàu hình tượng, đầy sức hấp dẫn, đánh dấu một kiệt tác văn chương yêu nước thời đại chống quân xâm lược Nguyên - Mông.

Đề 5: Chứng minh bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước họa ngoại xâm.

Văn mẫu:

Trước khí thế tiến công ào ạt của ba mươi vạn quân Nguyên lần thứ hai sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuân không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn “bộc lộ sâu sắc nhiệt tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước họa ngoại xâm”.

Trước hết, đúng như ý kiến đã nhận định, bài Hịch tướng sĩ đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của người trước hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại xâm.

Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn không thể nhắm mắt bịt tai trước những hành vi ngang ngược của sứ giả nhà Nguyên mà ông đã tức giận gọi chúng lũ diều hâu dê chó, hổ đói”, những con vật hung dữ; để bày tỏ thái độ căm thù, khinh bỉ. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng và rắn rỏi, Trần Quốc Tuấn vạch mặt bọn giả nhân giả nghĩa, có lòng tham không đáy, mưu toan vét sạch tài nguyên của cải đất nước ta.

"... thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụạ; để thỏa lòng tham không cùng, lấy hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn,..”

Vì lòng yêu nước, Trần Quốc Tuấn đã quên ăn, mất ngủ, đau lòng nát ruột vì chưa có cơ hội để “xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù” cho thỏa lòng tức giận. Ông sẵn sàng hy sinh, để cho Tổ quốc được độc lập, tự do. Ông viết: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

Điều rất dễ hiểu là nếu không vì nhiệt tình yêu nước nồng nàn thì Trần Quốc Tuấn đã không thể đau đớn dằn vặt căm thù sôi sục như thế!

Mặt khác, hài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.

Ông đã khéo léo nêu lên lòng yêu thương của ông đôí̀ với các tướng sĩ, cùng với tinh thần đồng cam cộng khổ của ông để khơi gợi sự hồi tâm của họ. Giọng văn của ông vô cùng thiết tha và thấm thìa: “.. không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta tăng chức, lương ít thì ta cấp bổng...”

Tiếp đến, bằng những hình ảnh tiêu biểu đầy xúc động, ông đã nêu lên những hậu quả nghiêm trọng, không những sẽ xảy đến cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nước rơi vào tay quân thù. Bằng cách sử dụng các hệ thống từ dồn dập “chẳng những ... mà... cũng” lặp đi lặp lại có giá trị nêu bật những hậu quả tai hại, những nỗi khổ nhục của người dân mất nước, Tổ quốc mất độc lập, tự do:

"... Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên...

Tinh thần trách nhiệm của ông còn thệ hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông, yên nước là phải có bổn phận giữ nước, phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.

Từ sự nhìn thâu suốt dã tâm của giặc, nhận thức rõ mối họa của Tổ quốc, ông đã chứng minh sự còn mất của mỗi quan tướng, gắn liền với sự thắng bại của cuộc kháng chiến; lợi ích thiết thân của họ gắn liền với lợi ích lối cao của Tổ quốc. Chính vì thế bài Hịch tướng sĩ đã biểu hiện một chủ nghĩa yêu nước chân chất mà sâu sắc, đã biểu hiện một nhận thức hồn nhiên và cụ thể đầy tinh thần trách nhiệm của Hưng Đạo Đại Vương đầy lòng yêu nước...

Đề 6: Để thuyết phục người nghe, người đọc bằng nhận thức và tình cảm, nghệ thuật văn chính luận, Hịch tướng sĩ có gì đang lưu ý.

Văn mẫu

Phải nói ngay rằng đây là một bài văn tuyệt hay, đầy sức thuyết phục. Phân tích văn trước hết phải nắm được đặc trưng thể loại của bài văn.

Hịch tướng sĩ văn thuộc thể loại gì?

Hịch là lời kêu gợi của một vị chủ soái đối với các quân sĩ trước một trận đánh lớn. Kêu gọi, thúc giục, kích động tất phải hùng biện, hùng hồn. Vậy trước hết phải dùng lý lẽ đanh thép để thuyết phục đôí̀ tượng của mình. Đồng thời phải đánh vào tình cảm, xúc động lòng người, khiến cho nghe xong, ai nấy đều không thể đứng yên, chỉ muốn lao ngay vào hành động.

Bài hịch của Hưng Đạo Vương quả đã đạt được Hiệu quả cao ở cả hai mặt ấy:

Tuy nhiên xét đến cùng điều quyết định tạo nên hiệu quả nói trên của bài văn là ở cơ sở chính nghĩa của lời kêu gọi và uy tín của người viết hịch.

Đây là lời kêu gọi đánh giặc cứu nước, là việc giải quyết quyền lợi thiêng liêng của đất nước và của mỗi người dân. Đây là sự thống nhất giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích tinh thần và lợi ích vật chất thiết thực.

Đây lại là lời kêu gọi của một vị đại tướng đầy uy tín một lời nói ra là xuất phát từ tâm huyết của một người đã từng hết lòng vì nước vì dân, là tiếng nói của giang sơn Tổ quốc qua một tâm hồn quang minh chính đại không ai dám nghi ngờ.

1. Trước hết hãy xem xét về lý lẽ, về sự lập luận của bài hịch.

a) Đối tượng của bài hịch là các tướng sĩ

Luận điểm đưa ra là: Làm tướng sĩ thì phải hết lòng với vua với nước, với chủ tướng của mình, đó là một chân lý. Tác giả khẳng định chân lý của luận điểm này bằng hàng loạt bằng chứng lịch sử. Bằng chứng càng nhiều, sức thuyết phục càng cao. Những bằng chứng lại được sắp xếp từ xa đến gần, từ xưa đến nay để thấy tính phổ biến của chúng trong thời gian, và tính nhỡn tiền còn nóng hổi của chúng ngày nay chứ không chỉ là chuyện sách vở xa xưa.

“Các ngươi con nhà võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi những chuyện xưa, ta không nói nữa. Nay là chỉ kể chuyện Tống, Nguyên mới đây

b) Từ luận điểm chung về tư cách người làm tướng, tác giả chuyền tư tưởng của mình

Ở đây tính chính nghĩa của bài hịch được khẳng định một cách đầy xúc cảm Bọn sứ thần nhà Nguycn xức phạm triều đình, ức hiếp vua tôi, ra lấy vơ vét của ta, lòng tham vô cùng, chắc chắn sẽ dẫn đến họa xâm lược. Trước tình hình ấy, chủ tướng vô cùng đau đớn, nhục nhã, ngày đêm lo việc đánh giặc, thà chết không chịu để mất nước

Nhưng đó có phải chỉ là chuyện của triều đình, lạ quyền lợi của nhà vua, của hoàng tộc và các vị đại thần? Không, không phải thế. Lời hịch khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa lợi ích của triều đình, của chủ lương với lợi ích của các tướng sĩ: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không cổ mặc thì lạ cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng...” Cần lưu ý đến mấy chữ “đã lâu ngày”. Nghĩa là quan hệ tốt đẹp giữa vua và tôi, chủ và tướng và quân là quan hệ đã lâu đời đã bền chặt tấm và rất đáng tin cậy, không kém gì quan hệ chủ tớ lý tưởng trong những chuyện anh hùng nghĩa sĩ bên Tàu (Cách đối đãi so với Vương Công Kiên đãi sĩ tướng, cốt Đãi Ngột Lang đãi người phụ tá nào cổ cúm gì).

c) Đến đây, luận điểm: làm tướng thì phải hết lòng với chủ đă được khẳng định đầy đủ không phải chỉ như một chân lý chung, mà còn là lẽ phải của ngày hôm nay, của vua tôi, chủ tớ nhà Trần trước nguy cơ ngoại xâm đã đến trước mặt.

Và như vậy thì vấn đề đặt ra là phải thực hiện lẽ phải ấy. Bài hịch chuyển sang một giọng văn vừa lâm ly thống thiết khi gợi ra hậu quả vô cùng khủng khiếp và thê thảm nếu không chống nổi giặc ngoại xâm, vừa mỉa mai chì chiết nhằm “khích tướng”, nghĩa là cố tình chọc vào,cứa vào lòng tự hào, tự trọng, ý thức về liêm sỉ của tướng sĩ nhà Trần vốn nổi tiếng với "hào khí Đông Á với tinh thần sắt thép, với thái độ quyết đánh của hội nghị Diên Hồng:

"Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, bằng lý và bằng tình - chủ yếu là bằng tình - bởi vì rút ra lý là chuyện đánh giặc cứu nước, cứu nhà, cứu mình, có gì phải bàn cãi nhiều.

3. Bài hịch không phải chỉ hay bằng lý lẽ, lập luận. Xét đến cùng, như đã nêu ở trên, sứ mạng của nó chủ yếu là tác động bằng tình cảm. Đây là thời kỳ văn học chứa phần biệt tách bạch giữa văn sử triết, giữa văn nghệ thuật, văn tình cảm, văn hình tượng với văn nghị luận, chính trị, triết luận.

Bài hịch xét về mặt thể loại vừa là một bài nghị luận (dùng luận điểm, luận cứ, thuyết phục bằng sức mạnh lôgic) vừa là văn nghệ thuật, văn hình tượng thuyết phục bằng tình cảm, cảm xúc.

Vì thế nổi lên trong bài văn, trên những lý lẽ, là hình tượng cái tôi vĩ đại Trần Hưng Đạo.

Ấy là một vị anh hùng có trái tim lớn. Trái tim chứa đầy tình cảm vĩ đại trong quan hệ với nước, với dân. Đây là trái tim đau cái đau lớn, oăm cái căm lớn, nhục cái nhục lớn. Một trái tim sôi sục mãnh liệt:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”.

- Ấy là một vị tướng hết sức nhân hậu, gắn bó với quân sĩ, bộ hạ, bằng một tình cảm ruột thịt, như tình cha con một nhà “Không có mặc thì ta cho áo, không cổ ăn thì ta cho cơm (...) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết (...) thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi ngụy sứ mà không biết căm (...) nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thổ đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh”. Đến lúc ấy “chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên: chẳng những thân xa kiếp này chịu nhục, mà đến trăm ngưm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bây giờ, dẫu các ngươi muôn vui vẻ phỏng có được không?”

d) "Khích tướng” là cốt để dẫn đến hành động. Nhưng hành động chỉ có hăng hái nhiệt tình không đủ. Phải có chuẩn bị chu đáo, phải biết cách dùng binh và phải biết luyện quân cho tốt vì thế bài hịch kết thúc bằng sự chỉ ra cụ thể công việc phải làm: học và luyện tập quân sĩ theo Bình thư yếu lược. Để nhấn mạnh lầm quan trọng của việc học tập cuốn sách này, tác giả coi đấy như là tiêu chuẩn để phân biệt địch la một cách dứt khoát:

“Nếu các ngươi biết chuyện tập sách này theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ nhược hằng khinh bỏ sách này trái lời dạy bảo của ta tức là kè nghịch thù”.

Nhìn chung lập luận của bài hịch đi từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ giải quyết nhận thức, kích động tình cảm đến kết thúc hằng hành động có chỉ dần thiết thực cụ thể. Lập luận cũng dùng lọi thắt buộc, thắt buộc chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười... ”

Ấy là một vị chủ soái đầy quyết tâm sắc đá, quyết đánh, quyết thắng, tin ở mình, tin ở tướng sĩ của mình, thể hiện ở lời văn cuồn cuộn, với những mệnh đề khẳng định dứt khoát, dồn dập, không cho ai có thể nghi ngờ, không cho ai có thể chối cãi hay do dự. Do dự lừng chừng là theo giặc, là phản bội, là nhục nhã, không đáng sống ở đời: “Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung. Các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ

Chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu giặc (...) muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa ”

Đề 7: Hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

Dàn ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tầm quan trọng của những người lãnh đạo đất nước.

- Dẫn dắt Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn để thấy rõ vai trò của những người lãnh đạo anh minh...

2. Thân bài: Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác hết lòng vì nước vì dân

a. Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ:

- Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài giỏi.

- Trần Quốc Tuấn là vị chủ tướng đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường, hoặc là nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc.

b. Lý Công Uẩn với Chiếu dời đô

- Lý Công Uẩn - người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn, luôn mong muốn đất nước được thịnh trị.

- Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn và quyết sách của Lý Công Uẩn chính là dời đô về Đại La.

c. Khái quát chung:

- Cả 2 tác giả đều là những nhà yêu nước vĩ đại, những bậc lãnh đạo anh minh, sáng suốt của dân tộc.

- Các ngài đã có công lao to lớn trong việc xây dựng đất nước và bảo vệ nhân dân.

3. Kết bài:

- Hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc.

- Hiện nay để lãnh đạo đất nước cũng cần một thủ lĩnh tài ba, biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng vì nước vì dân.

Bài mẫu:

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Văn bản "Chiếu dời đô" Lý Công Uẫn và văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện những tài năng đức độ của các bậc lãnh đạo anh minh này.

Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.

Người viết "Chiếu dời đô" bày tỏ mục đích dời đô là: "vân mệnh trời", "theo ý dân", "thấy thuận thiên thì thay đổi", dời đến nơi "trung tâm trời đất", tiện hướng "nhìn sông dựa núi",… "nơi đây là thánh địa". Đọc văn bản "chiếu dời đô" ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là một vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó.

Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là vị anh hùng muôn đời của dân tộc. Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài "Hịch tướng sĩ" với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.

Trong bài Hịch, Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.

Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.

Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người. Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ "tam cương, ngũ thường". Ông xứng đáng là tấm gương sáng để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là một "Áng thiên cổ hùng văn", "tiếng kèn xung trận hào hùng", mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.

Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ "có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".

Trên đây là tất cả kiến thức và đề thi liên quan đến bài thơ Hịch tướng sĩ mà các em cần nắm chắc trong chương trình lớp 8. Chúc các em ôn thi tốt và đạt được điểm cao!

Hùng Cường

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/7-bai-phan-tich-hich-tuong-si-tran-quoc-tuan-van-mau-lop-8-203760.html