6 siêu vũ khí công nghệ cao “khủng” nhất của Mỹ (I)

(Phunutoday) - Sức mạnh chủ yếu của chiến tranh không phải là những quả tên lửa hay máy bay tiêm kích mà là các loại bom đạn mà chúng sử dụng để tấn công. Kho vũ khí hiện đại hôm nay trông ra sao?

TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc sao chép để khắc chế máy bay tàng hình Mỹ? Máy bay Mỹ nổ tung trên đường cao tốc Bỏ qua máy bay của Châu Âu, Nhật mua F-35 của Mỹ Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ đang hướng vào Nga-Trung? Căn cứ quân sự Mỹ nằm giáp ranh biên giới Nga-Trung Báo Trung Quốc: Mỹ đưa tàu ngầm khủng đến Phillipines Iran quyết không trả “quái vật Kadahar“ cho Mỹ Mỹ, Nhật khoe vũ khí “khủng“ trên biển Lộ diện máy bay “khủng“ nhất của Mỹ Ảnh độc về cuộc tập của Mỹ và Philippines trên báo Trung Quốc Tàu sân bay Nga và Mỹ tới gần Syria

Siêu bom MOAB của Quân đội Mỹ

Ngay cả những máy bay tiêm kích, tàu chiến và tên lửa công nghệ cao nhất cũng vô dụng nếu không có các bom đạn và phần chiến đấu hiện đại. Và ngày nay, khoa học quân sự hiện đại đang phát triển ra những loại bom đạn độc đáo: tàng hình, siêu tốc, siêu mạnh, có độ chính xác cao, phi sát thương…

Kinh nghiệm chiến tranh ở Việt Nam cho thấy vũ khí làm thay đổi tương quan lực lượng trên chiến trường như thế nào. Hồi đó, 50 năm trước, các hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô đã tiêu diệt hàng trăm tiêm kích và hàng chục máy bay ném bom chiến lược В-52 của Mỹ.

Ngày nay, chất lượng bom đạn có ý nghĩa quyết định. Ngay cả một máy bay piston thô sơ nhất được trang bị một quả bom liệng chính xác cao cũng có khả năng tiêu diệt một hệ thống tên lửa phòng không hiện đại và rút đi yên lành. Còn nếu không muốn mất thời gian thì có thể sử dụng loại bom đạn chỉ trong vòng vài giờ có thể bay qua các đại dương và biến một boong-ke kiên cố nhất thành đống đổ nát.

1. Sát thủ rada

Choáng váng bởi những tổn thất nặng nề do hỏa lực tên lửa phòng không Việt Nam, người Mỹ đã cấp tốc phát triển trên cơ sở tên lửa không chiến một loại vũ khí mới là tên lửa chống radar AGM-45 Shrike.

Nhiều thời gian đã trôi qua từ đó và nay tên lửa chống radar siêu âm mới AGM-88E có những khả năng hiếm có.

Tên lửa được trang bị một sensor thông minh dùng để phát hiện bức xạ của các radar đối phương và tự động dẫn tên lửa đến đó. Nhất là các thủ đoạn thay đổi liên tục tần số và ngắt radar đều vô hiệu với tên lửa này vì tên lửa “ghi nhớ” được hướng và tiêu diệt mục tiêu nhờ hệ thống đạo hàng quán tính hay GPS.

Tính năng mạnh mẽ của AGM-88E cũng thể hiện ở giá cả, ảnh: Wki

Kinh nghiệm các cuộc chiến gần đây cũng được tính đến khi đối phương bố trí các hệ thống tên lửa phòng không trong các sân khu nhà ở và thậm chí trong các bệnh viện. AGM-88E được lắp ngòi nổ lập trình, cho phép giảm thiểu uy lực sát thương của phần chiến đấu 66 kg hoặc ngắt hoàn toàn chế độ nổ của đầu đạn, biến tên lửa thành một mẫu mô hình đúc cao tốc. Tên lửa cũng được trang bị một camera video cao tốc dùng để ghi và truyền đến máy bay các hình ảnh mục tiêu và khu vực xung quanh cho đến thời điểm tiêu diệt mục tiêu.

Tuy nhiên, tính năng mạnh mẽ của AGM-88E cũng thể hiện ở giá cả, khi một quả tên lửa giá rất đắt, lên tới gần 1 triệu USD. Tức là tương đương với một quả tên lửa hành trình Tomahawk, vốn có tầm bắn xa và uy lực mạnh hơn nhiều lần.

Tên lửa AGM-88E có chiều dài hơn 4 m và nặng 361 kg, có tầm bắn hơn 100 km và tốc độ đến 2М.

Lần đầu tiên, AGM-88 được sử dụng trong chiến dịch El Dorado Canyon chống Libya (1986). Khi đó, trong cuộc tập kích dài 12 phút, gần 100 máy bay Mỹ đã thả 60 tấn bom đạn. Mặc dù các biến thể đầu của AGM-88 có độ tin cậy không cao (15 trong 30 tên lửa phóng đi bắn trượt mục tiêu), quân đội Libya đã mất 5 đơn vị phòng không được trang bị các hệ thống phòng không khác nhau của Liên Xô và Pháp. Người Libya chẳng hề có sự kháng cự đáng kể nào, người Mỹ tổn thất 10 máy bay (theo thông tin của tình báo Liên Xô), phần lớn do nguyên nhân kỹ thuật.

Tên lửa AGM-88E có chiều dài hơn 4 m và nặng 361 kg, có tầm bắn hơn 100 km và tốc độ đến 2М và có giá lên đến 1 triệu USD/1 quả

Sau này, các tên lửa AGM-88 đã được sử dụng thành công trong tất cả các cuộc chiến tranh có Mỹ tham gia, được cải tiến nhiều lần cho đến biến thể mới nhất AGM-88E.

Trong cuộc chiến chống Libya năm 2011, người Mỹ chỉ mất 1 máy bay F-15E (vì lý do kỹ thuật). Đóng vai trò không nhỏ trong cuộc chiến tranh không đổ máu của người Mỹ là các tên lửa thông minh AGM-88E.

2. Bom hạt nhân siêu chính xác

Từ những năm 1960, bom nhiệt hạch B61 là loại vũ khí chủ lực của Không quân Mỹ. Trong những năm tới, chỉ 400 quả bom các kiểu sẵn sàng chiến đấu loại này còn lại trong trang bị từ kho bom 1.000 quả. Nhưng vào năm 2018, các bom này sẽ có sự cải tiến quan trọng khi được lắp module dẫn theo GPS.

Nhờ module này, bom B61-12 sẽ có độ chính xác như bom thông thường chính xác cao, dẫn bằng GPS, tức là tiêu diệt mục tiêu với sai lệch tối đa chỉ 1-2 m.

Dường như, độ chính xác được cho là không cần thiết đối với bom đạn hạt nhân trên thực tế lại rất quan trọng vì cho phép giảm uy lực của phần chiến đấu trong khi giữ được xác suất tiêu diệt mục tiêu cao.

Biến thể B61-12 dẫn bằng GPS có thể có phần chiến đấu có đương lượng nổ “chỉ vẻn vẹn 10-50 kT so với 340 kT ở các biến thể cũ của bom B61.

Điều đó có nghĩa là gì? Trước hết, vũ khí này dễ sử dụng hơn vì không có mưa phóng xạ quy mô lớn, và khi phóng vào các boong-ke ngầm sâu dưới đất thì có thể hoàn toàn tránh được việc gây ô nhiễm môi trường.

Việc phát triển B61-12 gây ra không ít tranh cãi. Nhiều nước đã đào hàng ngàn kiloomet đường hầm và boong-ke với hy vọng tự bảo vệ trước cuộc tấn công có thể xảy ra của không quân Mỹ. Sự hiện diện của B61-12 có thể là sự hấp dẫn lớn đối với các tướng lĩnh Mỹ đang muốn nghiền nát bộ phận khó nhằn của hệ thống phòng thủ đối phương. Cần phải nói rằng, những lo ngại đó trong thập niên 1990 đã buộc Lầu Năm góc từ bỏ việc phát triển các vũ khí hạt nhân chiến thuật, uy lực nhỏ. Nhưng rõ ràng là sau những thất bại và tổn thất ở vùng núi Afghanistan, Quân đội Mỹ cuối cùng vẫn quyết làm một vũ khí như vậy để cho chắc.

Bom B61-12 có kích thước và trọng lượng nhỏ (358х33 cm, gần 300 kg), nên cho phép sử dụng từ các máy bay tiêm kích, kể cả các loại tàng hình tối tân F-22, F-35. Có lẽ, trong tương lai, máy bay không người lái X-47B cũng có thể mang loại bom này, biến nó trở thành một vũ khí chiến lược đáng sợ.

Hơn nữa, về pháp lý, việc hiện đại hóa B61 không phải là phát triển loại vũ khí hạt nhân mới, điều sẽ khiến cộng đồng quốc tế chỉ trích. Nhất là khi sự hiện diện của B61 trên lãnh thổ EU đang gây sự bất bình ở nhiều người châu Âu. Các quả bom cũ chắc chắn sẽ bị rút khỏi châu Âu, nhưng nguy cơ hạt nhân có nhỏ hơn đi sau khi phát triển bom B61-12?

Mỹ chi khá nhiều tiền (2 tỷ USD) cho việc phát triển B61-12 vì thế cần trông đợi, loại bom mới sẽ được chế tạo đúng thời hạn và sẽ phục vụ ít nhất đến năm 2025.

Bom B61-12 có kích thước và trọng lượng nhỏ (358х33 cm, gần 300 kg), nên cho phép sử dụng từ các máy bay tiêm kích, kể cả các loại tàng hình tối tân F-22, F-35. Có lẽ, trong tương lai, máy bay không người lái X-47B cũng có thể mang loại bom này, biến nó trở thành một vũ khí chiến lược đáng sợ.

3. Vũ khí vạn năng

Ngày nay, việc xuất kích chiến đấu của máy bay tiêm kích đang biến thành một lựa chọn khổ sở: cần chọn tổ hợp các vũ khí nào cho mỗi phi vụ cụ thể? Trong trận đánh, phi công có thể đụng đầu với các tiêm kích, vũ khí phòng không đối phương hay phát hiện một mục tiêu mặt đất quan trọng.

Bởi vậy, người ta phải cân nhắc chọn lựa các loại bom, tên lửa khác nhau và dĩ nhiên điều đó làm giảm khả năng chiến đấu trong từng tình huống riêng lẻ. Giúp giải quyết bài toán này là đầu tự dẫn vạn năng, 3 chế độ Triple target Terminator (T3).

Hãy hình dung một tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu bay, xe thiết giáp mặt đất và bộ binh với hiệu quả như nhau. Điều đó có được là nhờ các công nghệ điện tử hiện đại, cho phép đồng thời thực hiện một số chế độ dẫn và trao đổi dữ liệu với máy bay mang.

Dĩ nhiên, việc nghiên cứu chế tạo vũ khí vạn năng sẽ đòi hỏi những nỗ lực lớn và những công nghệ tiên tiến nhất. Người ta phải đưa một động cơ, một phần chiến đấu vạn năng uy lực mạnh, chip GPS, radar, các sensor hồng ngoại và laser, thiết bị liên lạc và bộ xử lý để xử lý khối lượng lớn thông tin vào một vũ khí có kích thước như tên lửa không đối không thông thường như AIM-7 hay AIM-120.

Nhưng các nhà khoa học sẽ phải giải quyết vấn đề này vì các máy bay tiến công tàng hình tối tân nhất và tiên tiến nhất có khoang chứa vũ khí lớn, ngoài ra việc treo đủ loại bom đạn cho các mục đích khác nhau là việc làm quá lãng phí theo chuẩn mực hiện nay.

Tháng 11.2010, Công ty Raytheon và Boeing đã bắt tay vào phát triển tên lửa siêu âm DRADM với đầu tự dẫn T3. Mẫu chế thử vũ khí vạn năng sẽ sẵn sàng vào năm 2014.

Vũ khí mới sẽ thay thế các tên lửa không đối không AIM-120, tên lửa chống radar AGM-88E và các vũ khí khác của tiêm kích hiện đại. Nhờ các tên lửa DRADM, máy bay tiêm kích sẽ có thể tiêu diệt các mục tiêu cơ động, máy bay không người lái, tên lửa hành trình, xe tăng, bộ binh, xe bọc thép nhẹ, tàu nhỏ, nói chung là hầu như tất cả, trừ các hầm hố, công sự kiên cố và tàu lớn.

Theo hình ảnh trên site của DARPA, chẳng khó nhận dạng ra mục tiêu tiềm tàng đối với DRADM. Mỹ dự định chi 3,25 tỷ USD đến năm 2015 cho chương trình Т3.

Phú nguyễn (theo vndefence, Ria novosti Defence)

Nguồn ĐS&PL: http://phunutoday.vn/xahoiol/tieudiem/201201/6-sieu-vu-khi-cong-nghe-cao-khung-nhat-cua-My-i-2121902/