6 kĩ năng sinh tồn không thể bỏ qua khi lạc trong rừng sâu

Khi bạn lạc giữa rừng sâu, đồng vắng, những kỹ năng căn bản này sẽ giúp bạn sống sót đến khi được cứu thoát.

Đối với người thích du lịch mạo hiểm, điều quan trọng nhất là xử lý ra sao với những sự cố bất ngờ xảy ra. Đó có thể là lạc giữa rừng sâu, đồng vắng, chênh vênh trên vách đá hiểm nguy hoặc mắc kẹt ngoài đảo hoang... Lúc này, những kỹ năng sinh tồn sẽ giúp bạn sống sót khi cứu hộ chưa thể kịp thời xuất hiện.

Dưới đây là 6 kỹ năng đơn giản giúp ích cho bạn khi lạc giữa rừng sâu nước hiểm. Tuy không phải duy nhất, nhưng nó là những kỹ năng cơ bản nhất ai cũng nên biết:

1. Lửa

Kỹ năng sinh tồn đầu tiên bạn cần biết là làm thế nào để tạo lửa. Với một ngọn lửa, bạn có thể giữ ấm, tinh lọc nước, nhìn mọi vật trong bóng tối, nấu ăn, tạo ra tín hiệu cầu cứu, khử trùng và bảo vệ bạn khỏi thú dữ. Hơn nữa, giữa bóng tối bạt ngàn, ngọn lửa cháy sáng rực rỡ còn phần nào giúp bạn ổn định tâm lý và giữ vững tinh thần.

Tạo lửa là kỹ năng đầu tiên cần học.

Bạn nên học ít nhất 3 cách để tạo lửa, dùng trong mọi trường hợp. Nếu có thời gian, bạn hãy đến gặp người dân địa phương trước và hỏi cách họ sử dụng nguyên liệu sẵn có để tạo lửa và thực hành. Bên cạnh đó, hãy mang theo các dụng cụ tạo lửa sẵn có trước khi đi du lịch như: diêm, bật lửa, thép đánh lửa, khoan cầm tay, nỏ tạo lửa, kính phản quang...

Những video hướng dẫn tạo lửa được những người có kinh nghiệm chia sẻ rất nhiều trên mạng, bạn hãy tìm thử và tập theo cách họ làm, chắc chắn sẽ thành công.

Một số cách tạo lửa đơn giản.

2. Nước

Kỹ năng tiếp theo bạn cần biết là làm thế nào để lấy nước uống từ tự nhiên. Trong nhiều trường hợp, nước uống còn quan trọng hơn lửa đốt. Bạn có thể không ăn nhưng không thể không uống nước. Nước sẽ giúp cơ thể bạn chống chọi với sự khắc nghiệt khi lạc trong rừng sâu, trên hoang đảo.

Cách đơn giản nhất là mang theo bộ lọc nước mini khi đi du lịch. Nhưng nếu không có máy lọc thì sao? Bạn hãy đốt một đống lửa, nướng những viên đá trong đó cho nóng rồi thả chúng vào nguồn nước đang có. Tuy không thể lọc 100% nhưng nó cũng phần nào giúp nguồn nước của bạn trở nên sạch hơn.

Dùng đá nướng qua lửa để lọc nước.

Ngoài ra, nếu có túi nilon, bạn có thể lấy nước từ cây cối xung quanh. Trước hết, buộc túi vào một nhánh và để khoảng 6-7 tiếng. Khi mặt trời chiếu rọi vào, lá cây sẽ thoát nước và rơi xuống túi. Sau đó, bạn hãy lọc nước bằng khăn hoặc chính quần áo đang mặc. Bên cạnh đó, hãy nghiên cứu sách dạy lấy nước từ tự nhiên để học thêm nhiều phương pháp nữa.

Dùng nilon lấy nước từ cây.

3. Trú ẩn

Trong một số trường hợp bất ngờ không kịp chuẩn bị lều hay túi ngủ, hy vọng bạn vẫn có ít nhất một tấm bạt, chăn bên người và tự dựng lều nghỉ đơn giản.

Sử dụng bạt làm lều đơn giản.

Nhưng nếu bạn không có gì trong tay thì sao? Lúc này, hãy quan sát xung quanh và tận dụng mọi thứ có thể. Rừng sâu không bao giờ thiếu những cành cây và lá. Bạn có thể tự tạo khung lều bằng cành cây và lợp cành lá lên trên thành lều. Nếu muốn ngụy trang, hãy nhặt lá khô bao bọc bên ngoài để lều của bạn không nổi bật giữa rừng.

Tự tạo lều bằng cành cây, lá rừng.

4. Thức ăn

Khi đã có lửa, nước và nơi trú ẩn, điều bạn cần quan tâm tiếp theo chính là thực phẩm. Tuy nhịn ăn một tháng có thể không chết, nhưng bạn sẽ dần yếu đi và không còn năng lượng để tiếp tục hành trình.

Hãy luôn đảm bảo bạn sẽ mang theo thực phẩm khô. Tuy nhiên, trong tình huống xấu nhất, bạn chẳng có gì trong người, bạn sẽ phải đi quanh nơi đang ở để kiếm tìm thức ăn. Nếu quanh đó có ao, hồ, suối thì cá là sự lựa chọn tốt nhất.

Bắt cá nếu gần nơi bạn lạc có sông, hồ.

Nhưng nếu lạc giữa rừng sâu, hãy bẻ những cành cây khô và tự chế bẫy bắt thú. Chỉ cần đặt đúng chỗ động vật thường đi qua, bạn sẽ có một bữa ăn ngon lành, đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, đừng ngại ăn những sinh vật như chuột, ốc sên, châu chấu...

Hái trái cây rừng ăn.

Tự tạo bẫy bắt thú.

5. Sơ cứu

Bị thương là điều khó tránh trong các chuyến du lịch mạo hiểm. Do đó, hãy luôn đảm bảo bạn sẽ có túi đồ sơ cứu bên người với đầy đủ bông băng, thuốc, nhiệt kế... Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu qua những điều cơ bản để sơ cứu vết thương như: rửa sạch sát trùng, băng bó, kiểm tra vị trí gãy xương, hạ nhiệt...

Bên cạnh đó, nếu có thể, hãy tìm bạn đồng hành có chứng chỉ y tế hoặc có kinh nghiệm sơ cứu vết thương đi du lịch cùng.

Cần mang theo thuốc và một số vật dụng sơ cứu đơn giản.

Học cách băng bó đơn giản khi bị thương.

6. Tạo tín hiệu cầu cứu

Nếu bất ngờ mắc kẹt trong nơi rừng sâu, hoang dã, đừng quên để lại tín hiệu cầu cứu và hy vọng sẽ có ai đó vô tình bắt cặp, giải thoát cho bạn.

Chìa khóa để thành công là tạo sự khác thường. Chỉ có như vậy, người khác mới chú ý và tìm cách giúp đỡ bạn. Ví dụ, nếu bị lạc trong núi, người ta sẽ xếp ba tảng đá với nhau (ở Mỹ) và 6 tảng (ở Anh) rồi tạo ký hiệu.

Hoặc nếu mang theo vô tuyến điện, hãy tạo ra những tần số cao để máy bay có thể phát hiện ra tín hiệu. Hay đơn giản hơn, lửa và khói cũng có thể làm tín hiệu cầu cứu.

Dùng mảnh gương, kính phản quang tạo chú ý.

Đốt lửa tạo tín hiệu cầu cứu.

Xếp chữ S.O.S cầu cứu.

10 kỹ năng sinh tồn của người can đảm nhất hành tinh

Bạch Ngân - Theo Graywolfsurvival

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3 - Tòa nhà Đại Phát - Ngõ 82 Duy Tân - Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn, banbientap@i-com.vn

Hotline: 0914926900

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/xem-choi/6-ki-nang-sinh-ton-khong-the-bo-qua-khi-lac-trong-rung-sau-20161118144423087.htm