5 trận đấu mang đậm màu sắc chính trị

Cùng nhìn lại 5 trận đấu đậm màu sắc chính trị trong lịch sử bóng đá.

Pháp 1-3 Italy, Tứ kết World Cup 1938

ĐTQG Ý thường chọn áo trắng, quần trắng làm trang phục thi đấu thứ hai, nếu họ không sử dụng trang phục truyền thống màu xanh nước biển. Tuy vậy, trong trận tứ kết gặp chủ nhà Pháp năm tại World Cup năm 1934, Azzurri đã chấp nhận lời đề nghị của độc tài Benito Mussolini và mặc trang phục đen, biểu trưng của phát xít. Đây được coi là một lời cảnh báo đanh thép dành cho chính quyền cánh tả chống phát xit của Pháp khi đó.

Ý đánh bại Pháp 3-1, và sau đó bảo vệ thành công chức vô địch World Cup. Tuy đến ngày nay vẫn còn nhiều tranh cãi cho rằng ở thời kỳ đó chính phủ Ý sử dụng bóng đá như một công cụ tuyên truyền, nhưng hầu hết các nhà lịch sử bóng đá đều đánh giá Azzurri thời kỳ này là một trong những đội bóng mạnh nhất mọi thời đại.

Đức 0-2 Na-uy, Tứ kết Olympic 1936

Adolf Hitler chỉ dự khán duy nhất 1 trận bóng đá: tứ kết Olympic 1936, được tổ chức tại Đức, giữa đội chủ nhà và Na-uy. Đức từng vào tới bán kết World Cup 1934, và với lợi thế sân nhà, dường như họ là ứng cử viên sáng giá cho tấm huy chương vàng Olympic. Tuy vậy, hai bàn thắng của Magnar Isaksen đã chấm dứt giấc mơ đó.

HLV Otto Nerz ngay lập tức bị sa thải, và người thay thế chính là Sepp Herberger huyền thoại, vị chiến lược gia sau này đưa nước Đức tới vinh quang World Cup 1954.

Nam Tư 3-1 Liên Xô, Olymic 1952

Khi Josip Tito lên nắm quyền, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Liên bang Nam Tư (cũ) đã quyết định đưa Nam Tư ra khỏi tầm ảnh hưởng quá lớn của Liên Xô, và Stalin luôn muốn “hạ gục” thế lực mới nổi này. Đó có lẽ là lý do Liên Xô vùng lên mạnh mẽ và gỡ hòa thành công ở trận đấu đầu tiên, dù bị dẫn trước 5-1. Nhưng ở trận đá lại, sức mạnh vượt trội của Nam Tư đã được thể hiện rõ khi họ thắng 3-1.

“Đó không phải một trận bóng bình thường mà là cả một trò chơi chính trị,” Stjepan Bobek, người ghi bàn cho Nam Tư trong trận đấu đó nhớ lại. “Tôi nhớ rằng một tờ báo đã chạy tít: TITO 3 STALIN 1.” Stalin rất tức giận với kết quả này, và ngay lập tức cho giải thể CDSA Moscow (sau này được tổ chức lại dưới tên CSKA Moscow ngày nay) vì đã “làm ô uế thanh danh tổ quốc.” 3 cầu thủ Konstatin Kryzhevsky, Anatoly Bashashkin và Konstantin Beskov bị cấm thi đấu vĩnh viễn.

El Salvador 3-2 Honduras, Play-off vòng loại World Cup 1970

Những mối quan hệ giữa các nước Trung Mỹ từng rơi vào tình trạng hết sức căng thẳng, chủ yếu liên quan tới những người Salvador định cư ở Honduras. Một điều luật đất đai được Honduras ban hành năm 1962 và chính thức có hiệu lực vào năm 1967 đã khiến cho nhiều người Salvador ở đây mất hết ruộng vườn, nhà cửa, khiến họ hết sức tức giận. Tất cả bùng nổ sau loạt trận vòng loại World Cup 1970.

"Chiến tranh bóng đá" nổ ra giữa Honduras và El Salvador sau một trận đấu vòng loại World Cup

Honduras thắng El Salvador ở trận lượt đi vào ngày 8/6/1969, một trận đấu hết sức bạo lực. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn sau khi El Salvador đánh bại Honduras 3-0 ở trận lượt về, với tình trạng hỗn loạn sau trận đấu gây ra bởi các CĐV Honduras. Chỉ vài giờ sau khi đội nhà giành thắng lợi, chính phủ El Salvador đã cắt đứt mọi mối quan hệ với Honduras và phát động chiến tranh xâm lược. Ngay cả khi quân đội nước này được trang bị hết sức thô sơ, đến mức máy bay chở khách được đem ra sửa chữa thành máy bay ném bom.

Sau một vài xung đột nhỏ, chiến tranh tạm ngừng khi hai bên ký hiệp đình chiến vào ngày 18/7, và quân đội hai bên chính thức ngừng bắn vào đầu tháng 8. Được sử học gọi là “Chiến tranh Bóng đá”, cuộc chiến ngắn ngủi này kéo dài 4 ngày, cướp đi sinh mạng của 3.000 người và khiến cho hơn 300.000 rơi vào tình trạng mất nhà cửa. Tàn dư của nó còn để lại hậu quả nặng nề hơn trong cuộc nội chiến El Salvador ở thập niên 80-90.

New Zealand 2-1 Trung Quốc, Vòng loại World Cup 1982

Mao Trạch Đông ghét bóng đá, ông coi sự hỗn loạn mà nó có thể gây ra như một thứ độc hại cho xã hội Trung Quốc. Tuy vậy, người kế nhiệm ông, Đặng Tiểu Bình, lại rất ham mê bóng đá. Ông yêu thích bóng đá từ ngày còn trẻ, khi học tập và công tác tại Pháp trong thập niên 1920. Một người em gái của ông cho biết ông xem hết 50 trên tổng số 52 trận World Cup 1990, và ông rất bực mình nếu có người lỡ nói ra tỉ số của một trận đấu ông chưa xem.

Đặng Tiểu Bình coi bóng đá là một cách cửa lớn để Trung Quốc có thể hội nhập với thế giới, và ông đã thuyết phục ĐTQG Trung Quốc tham dự vòng loại World Cup 1982. Tuy vậy, thất bại 1-2 trước New Zealand đã khiến tâm nguyện của ông không được thực hiện. Mãi tới năm 2002, 5 năm sau khi ông qua đời, Trung Quốc mới được tham dự World Cup lần đầu tiên.

Nguồn Bóng đá số: http://bongdaso.com/5-tr%e1%ba%adn-%c4%91%e1%ba%a5u-mang-%c4%91%e1%ba%adm-m%c3%a0u-s%e1%ba%afc-ch%c3%adnh-tr%e1%bb%8b-_art_122686.aspx