5 loại sâm mệnh danh là 'thần dược' núi rừng VN

Những loại sâm dưới đây có tác dụng chữa bệnh thần kỳ được coi như "thần dược" của núi rừng.

Sâm ngọc linh: Đây là loại sâm quý hiếm ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở những nơi có độ cao từ 1200m trở lên. Sâm Ngọc Linh được dùng để chữa rất nhiều bệnh khác nhau. Ảnh: Đông trùng hạ thảo.

Đông y thường dùng sâm để làm thuốc bổ, cầm máu, trị đau bụng, sốt rét… Ảnh: 24h

Ngoài ra, sâm ngọc linh còn có tác dụng rất tốt giúp tăng thể lực, tốt cho người bị huyết áp thấp, phòng chống ung thư… Bạn có thể sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như: ngậm sâm, ngâm rượu, nấu cháo… Ảnh: Sâm ngọc linh.

Đẳng sâm rừng: có tác dụng đối với sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho tim mạch và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ảnh: Viri

Có thể dùng đẳng sâm rừng ngâm rượu trong khoảng 2 tuần dùng để trị chán ăn, mệt mỏi, nâng cao tuổi thọ. Ảnh: Soha.

Cũng có thể ngâm rượu sâm rừng với tắc kè, thời gian ngâm trên 6 tháng ngày uống 2 lần mỗi lần 1 cốc nhỏ để bồi bổ khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn… Ảnh: Cây thuốc.

Sâm cau rừng: hay còn được gọi là cây Tiên mao rất tốt cho nam giới. Ảnh: Cây thuốc.

Sâm cau thường dùng để ngâm rượu dùng cho nam giới bị yếu sinh lý, liệt dương, suy nhược thần kinh, đau mỏi xương khớp… Ảnh: Wru.edu.

Không chỉ ở Việt Nam mà Ấn Độ, Thái Lan và rất nhiều nước khác trên thế giới cũng ưa chuộng và sử dụng sâm cau trong điều trị bệnh. Ảnh: Kiến thức.

Sâm quy đá: Loại sâm này có khả năng mọc xuyên qua đá nên mới có tên gọi đặc biệt. Sâm có thể ngâm rượu và sắc uống để trị bách bệnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tốt cho cả nam và nữ. Ảnh: Rượu tây bắc.

Phụ nữ gặp các vấn đề về kinh nguyệt như: rối loạn, đau bụng kinh… có thể dùng sâm sắc uống. Ảnh: Phụ khoa.

Người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, bệnh về gan, huyết áp thấp hay mắc các vấn đề về tiêu hóa đều có thể sử dụng được. Ảnh: báo sức khỏe đời sống.

Sâm đương quy: Được trồng rất nhiều ở khu vực Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, những nơi có độ cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ. Ảnh: Đồ ngâm rượu.

Theo đông Y, Sâm đương quy có vị cay, ngọt, ấm vị thuốc đặc biệt tốt cho máu, xương khớp, hệ tiêu hóa… Ảnh: Vatgia.

Ngoài ra, sâm cũng được dùng cho những trường hợp mệt mỏi, kém ăn, suy nhược… bằng cách sắc uống. Ảnh: Hoa Việt.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/5-loai-sam-menh-danh-la-than-duoc-nui-rung-viet-nam-875213.html