4 ngôi chùa làng Đồng Lư

Chùa chiền ở Đồng Lư hiện nay có màu sắc Tịnh độ đậm nét. Tư tưởng từ bi hỷ xả của Phật bây giờ lại vô cùng cần thiết, như là liều thuốc an trụ, cho tâm tĩnh, cho tươi nhuận đời sống tâm hồn và là một phương pháp dưỡng sinh cho con người đang sống thời công nghệ hiện đại.

Mục lục bài viết

Chùa chiền ở Đồng Lư hiện nay có màu sắc Tịnh độ đậm nét. Tư tưởng từ bi hỷ xả của Phật bây giờ lại vô cùng cần thiết, như là liều thuốc an trụ, cho tâm tĩnh, cho tươi nhuận đời sống tâm hồn và là một phương pháp dưỡng sinh cho con người đang sống thời công nghệ hiện đại.

1. Long Sơn Tự (Chùa Cả):
2. Cao Sơn Tự (Chùa Cao):
3. Hưng Long Tự (Chùa Hưng):
4. Long Lũng Cốc (Chùa Cốc):

Chùa chiền ở Đồng Lư hiện nay có màu sắc Tịnh độ đậm nét. Tư tưởng từ bi hỷ xả của Phật bây giờ lại vô cùng cần thiết, như là liều thuốc an trụ, cho tâm tĩnh, cho tươi nhuận đời sống tâm hồn và là một phương pháp dưỡng sinh cho con người đang sống thời công nghệ hiện đại.

Tác giả: Nguyễn Duy Cách
Chủ nhiệm CLB Văn nghệ sĩ Xứ Đoài Phủ Quốc

Đồng Lư là một trong những làng ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội có nhiều ngôi chùa – nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của tăng, ni, phật tử.

Làng Đồng Lư có 04 ngôi chùa đã được tu bổ trang nghiêm.

1. Long Sơn Tự (Chùa Cả):

Long Sơn Tự (Chùa Cả), nằm ở cạnh trục đường chính của làng, là khu trung tâm văn hóa tâm linh của nhân dân Đồng Lư. Chùa có tổng diện tích l.à 1.497,5 m2. Trước năm 2001, chùa Cả được Sư thầy Nền trụ trì ở chùa Đống Đa, Hà Nội thống nhất với lãnh đạo địa phương, nhà chùa, đem công sức tiền của về để tu bổ, tôn tạo ngôi chùa Cả được khang trang đẹp đẽ hơn trước.

Hội người cao tuổi và nhân dân trong làng cũng đã đóng góp nhiều công sức suốt mấy năm liền, để giúp đỡ nhà chùa những khi cần thiết…

Long Sơn Tự (Chùa Cả). Ảnh tư liệu làng Đồng Lư

Từ tòa chính của ngôi chùa hai tầng nhìn ra, có hai vế đối bằng chữ Hán, được phiên âm, dịch nghĩa:

Phiên âm: PHẬT QUANG PHỔ CHIẾU CHIẾU CÀN KHÔN/ TÂM ĐỊA GIAI KHÔNG KHÔNG SẮC TƯỚNG

Dịch nghĩa: ÁNH SÁNG CỦA ĐỨC PHẬT CHIẾU THẤU TRONG TRỜI ĐẤT/ TÂM ĐỊA CON NGƯỜI ĐỀU TUÂN SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG

Ở cổng ra vào nhà thờ Phật Tổ của Chùa Cả bao gồm hai tầng: Tầng dưới là cửa đi lại. Tầng thượng là nơi để gác chuông. Hiện vật tại Chùa Cả (nơi thờ hậu Phật) còn có 1 mõ tụng kinh (cổ); 1 chuông (cổ) đặt cạnh kệ tụng kinh ; ngoài ra còn có ỷ kỷ, mâm bồng, cây đèn, bát nhang… đều có từ xưa.

Trong chùa còn có hai bức bài vị (ghi các vị sư Tổ tại chùa) bằng chữ Hán, được phiên âm như sau:

Bức bài vị bên trái ghi:

1- Nam mô chính minh tháp tỷ khâu ni giới. Hiệu vân Mẫu chính thiền tọa hạ.

2- Nam mô long hoa tháp tỷ khâu ni giới hiệu Vân hiều trạch lăng lăng thiền sư nhục thân Nhược long thiền tọa hạ

3- Nam mô châu tịch tháp tỷ khâu ni giới hiệu Vân cảnh thiền tọa hạ.

Bức bài vị phía bên phải, ghi:

1- Phục vị chính vi chân linh quý công húy thụy Đỗ quí thị thư thịnh tịnh cập đỗ môn đường thượng nhất Công đẳng chủ hương hồn

2- Phục vị chính vi chân linh Nguyễn Tiến Trạch tự phúc Trân – Nguyễn Thị Hiệu Diệu Nhâm. Nguyễn Thị Ba hiệu Diệu Tịnh cấp Nguyễn môn đường thượng lịch đại nội, ngoại nhất công đẳng chư hương hồn.

Cổng chính nhìn vào chùa là bức đại tự lớn chạm khắc bằng chữ Hán, được phiên âm là: QUẢ TẮC GIÁC (BẢO ĐẠI LỤC NIÊN)

Hai vế câu đối trong và hai vế ngoài trong gác chuông, khi tu tạo, thợ ngõa làm mất nét và mờ nên không đọc được rõ.

Câu đối phía cổng vào bằng chữ Hán được phiên âm là:

HẬU Ỷ LONG SƠN QUANG CẢNH SẮC
TIỀN LÂM ĐÊ TIỄN ĐẠM NE THANH

Dịch nghĩa:

PHÍA SAU TỰA LONG SƠN QUANG CẢNH TƯƠI ĐẸP PHÔ SẮC
PHÍA TRƯỚC XUỐNG NÚI ĐƯA ĐI XA TIẾNG TỤNG KINH

2. Cao Sơn Tự (Chùa Cao):

Cao Sơn Tự (Chùa Cao) tọa lạc trên đỉnh đồi – còn có tên là chùa Cao. Có một bảo tháp bốn mặt đều có chữ Hán (chưa được phiên âm, dịch nghĩa). Ngôi chùa cổ đã bị phá hủy hoàn toàn do thực hiện tiêu thổ kháng chiến vào năm 1949. Tất cả tượng Phật và đồ thờ cúng đều được đưa xuống ao hồ, lòng đất lấp kín để cất giấu.

Hiện tại chưa tìm lại được, duy còn lại ba bức cổn tạc các vị Sư Tổ tìm thấy ở ao phe tả, nay đưa vào phối thờ tại chùa Cả…

Theo các cụ cao niên kể lại, ngôi chùa có từ thời nhà sư Đàm Văn (tám đời sư) ước tính vào thế kỷ 19 (thời nhà Nguyễn). Trước đây chùa quay về hướng Đông Nam nhìn về chùa Trăm Gian (ở Tiên Phương – Chương Mỹ), có hai pho tượng lớn Đức Ông và Thánh Hiền. Trong hậu cung ba cấp: Thượng ban thờ Bụt Ốc. Trung ban thờ tượng Phật và hậu ban thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Còn các dãy khác thờ tượng Phật và tượng Thích Ca Mâu Ni.

Tam bảo gồm 05 gian, hậu cung dài khoảng 10 mét, rộng 06 mét. Ngoài tam quan có một bể nước và một cây đa cổ thụ. Đứng trên đỉnh đồi nơi tọa lạc ngôi chùa có thể nhìn về chùa Thầy, nhìn về Hà Nội, Hà Đông…

Đường lên có hai đường: Đường dốc Hoàng Thông và một đường lên từ Quán Thượng. Sau khi san ủi nền cũ đã phát lộ rất nhiều trụ đá cột, gốm, sành… hiện đã được gom lại để chờ xét niên đại của những di vật này.

Thể theo nguyện vọng của nhà chùa, tăng ni phật tử, thiện nam tín nữ và nhân dân trong làng, ngôi chùa Cao đã được phục dựng vào năm 2022, vẫn trên đất nền chùa cũ với kiến trúc nghệ thuật uy nghi tráng lệ, nhưng không được nguyên bản như cũ.

3. Hưng Long Tự (Chùa Hưng):

Hưng Long Tự (Chùa Hưng) tọa lạc ở lưng sườn đồi, có diện tích 3.557,8m2. Căn cứ vết tích chân cột đá, bệ tòa sen bằng đá thì chùa có cấu tạo hình chữ Đinh (丁), bao gồm tam quan và hậu cung. Hàng hiên hè tam quan bước xuống khu sân chùa là bậc đá, đã được con người đục đẽo tạo dáng bậc tam cấp. Trước đây phía trước chùa có 2 dãy nhà (bên tả, bên hữu), mỗi dãy 50 gian, vì vậy nên chùa còn có tên gọi là chùa Trăm Gian.

Cột đá chính trên nền chùa có đường kính 0.42 mét, cột con 0,30 mét. Trong hậu cung có một tòa sen, chân và đài đều bằng đá. Trước đây trên tòa sen có bức Cửu Long tranh châu (9 con rồng chầu về viên ngọc) được chế tác bằng đồng đen, năm 1943 thì không còn nữa.

Ngôi chùa này có lịch sử khá lâu, theo tương truyền thì có trước thời vua Đinh Tiên Hoàng. Nơi đây cụ Đoan đã rời chùa Hương về chùa này trước khi sinh hạ ba vị Thần Thành Hoàng làng Đồng Lư. Hình ảnh ngôi chùa có sớm nhất ở địa phương này (hơn một nghìn năm) còn truyền lại qua các thế hệ con cháu nhân dân làng Đồng Lư.

Ở vị trí lưng chừng núi, nên ngôi chùa có cảnh quan rất đẹp và yên tĩnh, tạo được không gian thiền và huyền bí. Nhân dân địa phương vẫn ghi dấu ấn sâu đậm với ngôi chùa này. Song do thời gian mà ngôi chùa bị hư hỏng và đã được phục dựng lại năm 2006, nhưng không còn nguyên bản như ngôi chùa cổ.

4. Long Lũng Cốc (Chùa Cốc):

Long Lũng Cốc (Chùa Cốc): Phía ngoài chùa, bên cạnh dốc đê) có một cây đa rủ rễ xum xuê. Trong khuôn viên bên trái chùa có một cây ruối cổ thụ. Phía Đông Bắc là suối Hàm Rồng. Phía trước chùa gian giữa có một cây đại, trước đây là ao chùa. Hiện toàn bộ diện tích có 1.097,1 m2. Chùa có ba gian lợp ngói vẩy.

Trong chùa có một am tạo thành hang sâu vào lòng đồi – hang có thờ Phật. Gian giữa hậu cung thờ Phật Bà Quan Âm, bên phải thờ Đức Ông, bên trái thờ Thánh Hiền. Các hoành phi, câu đối đã thất lạc, hiện tại chưa sưu tầm lại được.

Long Lũng Cốc (Chùa Cốc) đã được tu bổ. Ảnh tư liệu làng Đồng Lư

Làng Đồng Lư luôn suy ngẫm và tự hào: Con đường “Dĩ cổ vi kim” trong văn hóa mà tổ tiên ông cha làng Đồng Lư để lại cho các thế hệ hôm nay, thật vô cùng sâu sắc và ý nghĩa nhường nào… !

Các cụ ta xưa đã dạy “Phi trí bất hưng”, “trí” ở đây không chỉ là cái biết, mà còn là cái “hiểu”. Hiểu mới là quan trọng, là cơ bản, hiểu được cốt lõi, phẩm chất của người Việt là hiểu được bản sắc.

Tác giả: Nguyễn Duy Cách
Chủ nhiệm CLB Văn nghệ sĩ Xứ Đoài Phủ Quốc

PDF PRINT

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/4-ngoi-chua-lang-dong-lu.html