100 giờ chiến đấu 'giặc lửa'

Kiên Giang đã huy động hàng trăm người tham gia dập lửa suốt ngày đêm, trong đó có hơn 200 cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ các địa phương.

Các cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang ngày, đêm khống chế ngọn lửa.

Trước đó, khoảng 15h30, ngày 28/4 rừng tràm sản xuất Rọc Xây, thuộc Sư đoàn 330 (Quân khu 9) quản lý tại ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành xảy ra cháy.

Sau khi phát hiện đám cháy lãnh đạo huyện Giang Thành đã huy động lực lượng phương tiện tham gia chữa cháy.

Ngay khi vụ cháy rừng xảy ra, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang đã điều động hơn 200 cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng đến tham gia dập lửa.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành cũng trực tiếp xuống hiện trường họp ban Chỉ đạo tại địa phương.

Lực lượng tham gia chữa cháy được huy động khoảng gần 700 người, gồm lực lượng Sư đoàn 330, Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang, Công an tỉnh và tại địa phương cùng 35 máy bơm nước chuyên dùng, 2 vỏ máy, 1 ca nô, 2 flycam.

Sau gần 100 giờ xuyên ngày đêm căng mình khống chế “giặc lửa” vụ cháy đã được dập tắt. Đến chiều 2/5, Bộ CHQS Kiên Giang vẫn đang duy trì 70 cán bộ chiến sĩ trực tại hiện trường vụ cháy rừng để kịp thời phát hiện, xử lý các đám cháy ngầm, tránh để ngọn lửa bùng phát trở lại.

Theo thống kê sơ bộ đám cháy làm khoảng hơn 370ha rừng bị thiệt hại. Trong đó, có 300ha rừng thuộc Sư đoàn 330 (Quân khu 9) quản lý, diện tích còn lại là do Ban quản lý rừng Kiên Giang quản lý.

Một số hình ảnh cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Kiên Giang tham gia chữa cháy rừng:

Các cán bộ nhanh chóng tiếp cận hiện trường đám cháy rừng.

Đại tá Nguyễn Văn Ngành, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang đã trực tiếp đến hiện trường nắm tình hình và chỉ đạo các lực lượng tổ chức nhiều biện pháp để dập lửa, ngăn đám cháy lây lan ra các khu vực khác.

Bất chấp những khó khăn trong quá trình chữa cháy, di chuyển, sinh hoạt... các cán bộ, chiến sĩ tiếp cận nguồn nước để khoanh vùng, khống chế ngọn lửa.

Bất chấp đêm tối, cán bộ, chiến sĩ đã nhanh chóng cơ động xuống các khu vực cháy, triển khai đội hình và tổ chức “đón đầu” ngọn lửa để tránh cháy lan.

Bữa ăn vội với cơm hộp, bánh mì là khẩu phần ăn quen thuộc đối với các chiến sĩ trong những ngày tham gia chữa cháy.

Phút "chộp mắt" ít ỏi của các chiến sĩ sau khoảng thời gian chiến đấu với “giặc lửa”.

"Bám rừng" tranh thủ nghỉ ngơi để lấy lại sức sau khi khoảng thời gian dài chiến đấu với lửa.

Thời tiết khắc nghiệt, cái nóng từ do nắng, cái nóng của lửa dưới chân những cán bộ, chiến sĩ vẫn chia thành nhiều mũi nhỏ để khoanh vùng, dập tắt đám cháy.

Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, các cán bộ, chiến sĩ vẫn chia thành nhiều mũi nhỏ để khoanh vùng, dập tắt đám cháy.

Sau nhiều ngày thực hiện nhiệm vụ nhưng các chiến sĩ vẫn tràn đầy tinh thần với quyết tâm cao nhất đẩy lùi "giặc lửa".

Với quyết tâm cao nhất đám cháy đã được khống chế hoàn toàn.

Phương Vũ - Thành Thật

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/100-gio-chien-dau-giac-lua-post681703.html