Yên Mô: Niềm vui được mùa khoai tây vụ đông xuân

Thực hiện mô hình sản xuất 4 vụ/năm, vụ đông xuân năm nay, huyện Yên Mô đã mở rộng diện tích trồng khoai tây có liên kết sản xuất với các doanh nghiệp lên 35 ha. Thời tiết thuận lợi, cây trồng ít bị sâu bệnh cộng với hoạt động liên kết sản xuất đã giúp người nông dân có vụ khoai tây 'được mùa, được giá'.

Nông dân Yên Mô bán khoai tây vụ đông xuân 2020 cho doanh nghiệp.

Về Yên Thái, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui được mùa vụkhoai tây đông xuân của bà con nông dân. Qua trao đổi, hầu hết bà con nông dânđều khẳng định khoai tây là cây trồng đem lại hiệu quả cao và phù hợp với điêùkiện thổ nhưỡng ở nơi đây.

Ông Nguyễn Văn Huyên ở Đông Thôn, xã Yên Thái chobiết: Vụ này, gia đình tôi trồng hơn 2 sào khoai tây có liên kết sản xuất vơídoanh nghiệp. Khi liên kết, người dân được doanh nghiệp cung ứng giống, vật tưđầu vào và đảm bảo tiêu thụ toàn bộ sản phẩm cuối vụ với giá đã ký kết. Điêùnày tạo động lực để người dân có đất tích cực mở rộng sản xuất.

Năm nay là nămthứ 3 liên tiếp tôi trồng khoai tây vụ đông xuân theo mô hình canh tác 4 vụ/nămvà đều cho hiệu quả cao. Ước năng suất khoai tây đạt trên 6 tạ/sào, sau khi trừchi phí gia đình tôi có lãi trên 2 triệu đồng/sào.

HTX Đông Thôn, xã Yên Thái gieo trồng 6,5ha khoai tây đôngxuân có liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với Trung tâm Nghiên cứu và Pháttriển đậu đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. Giám đốc HTX nông nghiệpĐông Thôn, ông Vũ Văn Học cho biết: Do thực hiện đúng quy trình trồng, chăm sócvà thời tiết thuận lợi, cây trồng ít sâu bệnh nên khoai tây đều sinh trưởngphát triển tốt, năng suất cao. Toàn bộ sản phẩm cuối vụ được đơn vị liên kết vềtận nơi thu mua, kể cả củ to và củ nhỏ. Xét về hiệu quả kinh tế, trồng khoaitây chỉ 80 ngày đã cho thu hoạch nhưng giá trị cao gấp 2 lần so với trồng lúanên nhân dân rất phấn khởi.

Với hiệu quả đó, những năm tiếp theo HTX tiếp tụcvận động, khuyến khích bà con nông dân duy trì sản xuất diện tích hiện có vàtiếp tục mở rộng những chân đất phù hợp, góp phần nâng cao thu nhập và pháttriển kinh tế của địa phương.

Được biết, Yên Mô có 35 ha đất màu thực hiện mô hình trồngkhoai tây đông xuân có liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Đây là vụ sản xuấtthứ nhất trong năm 2020 thực hiện theo mô hình sản xuất 4 vụ/năm. Để sản xuấtđạt hiệu quả cao, ngay từ đầu tháng 12 năm trước, các HTX nông nghiệp đã chủđộng liên hệ với các doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm cho bà con nông dân.

Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợpvới điều kiện thực tế của địa phương và bố trí thời vụ gieo trồng đảm bảo trongkhung thời vụ tốt nhất. Khi vào vụ, khoai tây được trồng tập trung, đảm bảo mậtđộ, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Ông Phạm Trọng Nguyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNThuyện Yên Mô cho biết: Trong quá trìnhsản xuất bà con nông dân luôn tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật mà doanh nghiệptham gia liên kết và các đơn vị chuyên môn hướng dẫn. So với mọi năm, năm naysâu bệnh trên cây trồng giảm hẳn và hầu như không có.

Do vậy, các giống khoaitây trồng trên đồng đất của Yên Mô đều sinh trưởng và phát triển tốt. Cuối vụnăng suất cao, dự kiến đạt 6,5 tạ/ha, tương đương với năng suất khoai tây vụđông chính vụ. Giá trị thu hoạch bình quân đạt hơn 4 triệu đồng/sào và lãi saukhi trừ chi phí đạt trên 2 triệu đồng/sào.

Như vậy, việc mở rộng diện tíchkhoai tây vụ đông xuân trên đất màu có liên kết sản xuất đã cho hiệu quả kinhtế cao, phù hợp với tập quán canh tác của người nông dân của địa phương. Toànbộ sản phẩm sản xuất ra được các doanh nghiệp ký kết thu mua, giúp người dânyên tâm mở rộng sản xuất, không còn lo tình trạng “được mùa, mất giá”.

Bài, ảnh:Hồng Giang

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/yen-mo-niem-vui-duuc-mua-khoai-tay-vu-dong-xuan-20200324081712225p2c21.htm