Xu hướng tích hợp AI vào bộ xử lý trên smartphone

Các nhà sản xuất đang cố gắng bổ sung công nghệ trí thông minh nhân tạo vào SoC điện thoại để nâng cao khả năng làm việc và giảm kích thước.

Hiện nay, Apple A11 Bionic và Kirin 970 của Huawei đã được trang bị công nghệ nơron. Sắp tới, Exynos của Samsung cũng sẽ có AI chuyên dụng.

A11 đã được Apple trang bị công nghệ AI. Ảnh: Apple.

Tuy nhiên, Qualcomm đã đi trước thời đại bằng cách bổ sung Hexagon DSP (bộ xử lý tín hiệu số) vào chip Snapdragon của hãng. Nó có thể xử lý điện toán phức hợp bằng mạng nơron. Bên cạnh đó, Intel, Nvidia và các hãng khác bắt đầu nghiên cứu để chế tạo những thiết bị chứa AI.

Vì nhu cầu xử lý giọng nói, nhận diện hình ảnh bằng smartphone ngày càng cao, nên nhiều nhà sản xuất muốn bổ sung AI vào chip.

AI, máy học và mạng nơron

Gần đây, khái niệm AI (Artificial Intelligence - trí tuệ nhân tạo) không còn xa lạ. Đó là máy móc có thể suy nghĩ như con người, những bộ não nhân tạo có khả năng hoạt động giống não người.

Máy học là một trong những tính năng của AI. Nó là chương trình máy tính, tự học hỏi dựa trên các dữ liệu đưa vào mà không cần được lập trình cụ thể.

Mạng nơron là một phần của máy học, có khả năng sắp xếp, phân loại dữ liệu như con người. Các công ty đang nghiên cứu tích hợp AI vào hệ thống trên chip nhằm tăng cường hiệu suất xử lí.

Phương thức xử lý mới

Các công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo giúp thiết bị xử lý nâng cao âm thanh, hình ảnh, giọng nói. Hơn nữa, chúng dự có thể dự đoán hoạt động của con người, xử lý ngôn ngữ, tìm kiếm thông tin nhanh hơn và tăng cường mã hóa dữ liệu.

Để thích ứng với công nghệ mới, cần có bộ xử lý phù hợp để giải quyết vấn đề tốt hơn so với phần cứng trước đây. Bổ sung AI vào chip là cơ sở để các nhà sản xuất định hướng cho phần mềm sau này.

AI sẽ là mục tiêu các nhà sản xuất chip hướng đến. Ảnh: Android Authority.

Nâng cao hiệu suất

Vi xử lý mới không chỉ cung cấp thêm sức mạnh tính toán mà còn nâng cao hiệu quả về kích thước và năng lượng. Những bộ xử lí cao cấp hiện nay tích hợp rất nhiều thành phần, từ trình điều khiển hiển thị đến modem. Nhà sản xuất phải gói gọn những phần này vào một con chip nhỏ, năng lượng bị giới hạn.

Bài toán tăng hiệu suất và giảm năng lượng tiêu hao. Ảnh: Android Authority.

Mặc dù họ có thể sản xuất những con chip lớn, xử lý máy học tốt hơn nhưng việc này sẽ khiến kích thước các lõi CPU tăng, chiếm nhiều không gian. Ngoài ra, chi phí sản xuất và nhu cầu năng lượng sẽ tăng. Mặc khác, điện thoại TDP (Thermal Design Power - mức tiêu thụ điện) 5W ngày nay không thể đáp ứng được.

Vì vậy, cần thiết kế một thiết bị chuyên dụng để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn. Trong thời gian qua, bộ xử lý đã có nhiều thay đổi. Từ CPU đời cũ chuyên giải quyết các đơn vị số thực với dấu chấm động phát triển thành SoC cao cấp, có bộ xử lý tín hiệu số.

Tổng kết

Việc bổ sung công nghệ AI giúp smartphone và những thiết bị di động khác nhằm giải quyết các thuật toán phân loại dữ liệu phức tạp hiệu quả hơn. Ngoài ra, nó chứa đựng nhiều công nghệ hữu ích, như tự động nâng cao hình ảnh, tìm kiếm video nhanh chóng.

Gia Minh

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/xu-huong-tich-hop-ai-vao-bo-xu-ly-tren-smartphone-post784792.html