Xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời

'Học tập, làm việc, cống hiến và hưởng thụ là nhu cầu tất yếu, khách quan của mỗi cá nhân trong quá trình phát triển xã hội. Mọi công dân có trách nhiệm và quyền lợi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để trở thành công dân số, công dân học tập toàn cầu'.

“Học tập, làm việc, cống hiến và hưởng thụ là nhu cầu tất yếu, khách quan của mỗi cá nhân trong quá trình phát triển xã hội. Mọi công dân có trách nhiệm và quyền lợi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để trở thành công dân số, công dân học tập toàn cầu”.

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Sở Giáo dục - Đào tạo tặng học bổng cho các học sinh trong chương trình “Thắp sáng niềm tin, tiếp sức em tới trường - Vì em hiếu học” lần thứ X, tháng 8-2023.

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Sở Giáo dục - Đào tạo tặng học bổng cho các học sinh trong chương trình “Thắp sáng niềm tin, tiếp sức em tới trường - Vì em hiếu học” lần thứ X, tháng 8-2023.

Đó là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, như lời hiệu triệu nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa chiến lược của chủ trương xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc học tập suốt đời của mọi người.

Ý tưởng về xã hội học tập bắt đầu được UNESCO đưa ra cuối những năm 60 của thế kỷ XX đã nhấn mạnh giáo dục cần phải có phạm vi bao phủ tới toàn bộ cộng đồng và diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi con người. Học tập suốt đời chính là chìa khóa của thế kỷ XXI. Nhiệm vụ thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập đã trở thành một hướng đi tất yếu của mọi quốc gia, để bảo đảm sự phát triển thịnh vượng, bền vững.

Ở nước ta, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập luôn là chủ trương được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, từ trăn trở “Ai cũng được học hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi nước ta mới giành được độc lập, cho tới những chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta về học tập.

Hiện nay, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã và đang diễn ra sôi nổi ở hầu khắp các địa phương trong cả nước. Môi trường giáo dục lành mạnh, học đi đôi với hành, gắn với cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập và công dân học tập đang được quan tâm thực hiện. Những kết quả bước đầu đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển toàn diện của đất nước.

Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tặng học bổng “Học không bao giờ cùng” cho bà Tạ Thị Duyên, thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ, tháng 5-2023.

Lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tặng học bổng “Học không bao giờ cùng” cho bà Tạ Thị Duyên, thị trấn Sông Cầu, Đồng Hỷ, tháng 5-2023.

Với Thái Nguyên, từ những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, các kế hoạch cụ thể đã và đang từng bước được xây dựng. Kế hoạch triển khai thực hiện đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh với mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể, nhiệm vụ, giải pháp cũng được chỉ rõ và phân công đến mỗi cấp, mỗi ngành, đơn vị để thực hiện.

Ngay từ những năm đầu tiên triển khai thực hiện, những con số thể hiện kết quả của hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đang từng bước hiệu hữu. Năm 2022 và 2023, chỉ tính riêng nguồn kinh phí huy động (bao gồm cả tiền mặt và vật chất) từ các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh dành để trao học bổng và trao thưởng, mỗi năm đạt trên 60 tỷ.

Tổ chức hội và hội viên thường xuyên được quan tâm phát triển, củng cố và kiện toàn. Việc triển khai xây dựng 5 mô hình học tập (gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị và công dân học tập) trong thời kỳ mới được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm; Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể ủng hộ và giúp đỡ; hội khuyến học các cấp đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Năm 2023, tỷ lệ Gia đình học tập được công nhận đạt 78%; Dòng họ học tập được công nhận đạt 55%; Cộng đồng học tập được công nhận đạt 79%; Đơn vị học tập được công nhận đạt 83%. Số công dân học tập được công nhận: Nhóm 1 (nông thôn và lao động nông thôn) đạt 37%; Nhóm 2 (công nhân, lao động, tiểu thủ công, thợ sửa chữa thiết bị gia dụng, lao động tự do) đạt 48%; Nhóm 3 (cán bộ quản lý, công chức, viên chức, nhân viên từ cấp xã trở lên, quản lý doanh nghiệp) đạt 54%.

Dòng họ Nguyễn Ngọc là một trong những dòng họ tại tỉnh làm tốt công tác khuyến học.

Dòng họ Nguyễn Ngọc là một trong những dòng họ tại tỉnh làm tốt công tác khuyến học.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và lãnh đạo của tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức phát động phong trào thi đua “Mỗi người dân tự học, học tập suốt đời đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ chuyển đổi số” trong các cấp hội; tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ hơn về phong trào thi đua trong lĩnh vực khuyến học - khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, góp phần làm chuyển biến nhận thức trong cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đã ký kết, đặc biệt là với ngành Giáo dục và Đào tạo để tạo sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện tốt việc xây dựng các mô hình học tập.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn còn một số hạn chế, bất cập, rào cản trên con đường xây dựng xã hội học tập như: Nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập ở một số địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang chưa đúng mức; tầm quan trọng và lợi ích của tự học, học thường xuyên, học tập suốt đời nhằm phát triển kỹ năng, nâng cao năng lực nghề nghiệp, tự tạo việc làm, hoàn thiện bản thân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội chưa được mọi công dân hiểu rõ và nhận thức đầy đủ.

Xây dựng xã hội học tập là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi những cách tiếp cận tích hợp và hệ thống. Đây là con đường không ít chông gai, nhưng tất yếu chúng ta phải bước tiếp để nền giáo dục của nước ta không bị bỏ lại phía sau so với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Bởi vậy, vấn đề tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về lợi ích của học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập là rất cần thiết.

Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy thăm và làm việc với Ban Thường vụ Hội Khuyến học tỉnh, tháng 5-2023.

Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy thăm và làm việc với Ban Thường vụ Hội Khuyến học tỉnh, tháng 5-2023.

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, các phong trào thi đua luôn có vai trò hết sức quan trọng. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã dạy: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất".

Thêm một phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn cách mạng mới “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030”, với mục đích tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của nhân dân, lấy học tập làm chìa khóa mở ra hướng đi để xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ, như một khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Bước sang năm mới 2024, phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030” sẽ được gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2021-2030, đồng thời bám sát xu thế phát triển xã hội học tập của thế giới hiện đại, đặc biệt là các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc về xây dựng nền giáo dục có chất lượng với bốn trụ cột của UNESCO “học để chung sống, học để biết, học để làm và học để tồn tại”.

Mỗi công dân hãy tích cực hưởng ứng Phong trào thi đua này. Chúng ta cùng kỳ vọng đây sẽ là một trong những phong trào trọng tâm trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn cách mạng mới; phát huy được sáng kiến, sáng tạo của các cấp, các ngành, mọi tầng lớp nhân dân và huy động, tập trung được mọi nguồn lực để Phong trào mang lại hiệu ứng tích cực trong cộng đồng xã hội.

Mục tiêu chung của đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh là: Tiếp tục tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập, bảo đảm đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nguồn Thái Nguyên: https://baothainguyen.vn/xa-hoi/202401/xay-dung-xa-hoi-hoc-tap-day-manh-hoc-tap-suot-doi-e101859/