Vụ Vườn quốc gia Xuân Thủy 'rỉ máu', cơ quan chức năng 'sờ gáy' nhiều lần

Liên quan đến vụ việc Vườn quốc gia Xuân Thủy 'rỉ máu', theo báo cáo số 114 của Vườn quốc gia thì đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện sự việc từ tháng 6, nhiều lần lập biên bản và nhắc nhưng vẫn tái diễn.

Báo cáo Vườn quốc gia Xuân Thủy gửi Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định cho biết, ngày 07/6/2023, đoàn công tác liên ngành gồm Vườn quốc gia Xuân Thủy, Hạt Kiểm lâm Giao Xuân Hải, Đồn Biên phòng Ba Lạt tổ chức tuần tra, kiểm tra khu vực Cồn Lu - vị trí tọa độ E00607295 - N02234672 nằm trong Phân khu phục hồi sinh thái của Vườn quốc gia Xuân Thủy phát hiện vụ việc hút cát cải tạo bãi và chặt phá cây phi lao, cây ngập mặn tại khu vực.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản yêu cầu chủ phương tiện tạm dừng mọi hoạt động, giữ nguyên hiện trường và tự trông coi, quản lý, không được tự ý di dời khỏi hiện trường khi chưa có sự cho phép của cơ quan chức năng.

Ngày 08/6, đoàn công tác tiến hành làm việc với ông Nguyễn Văn Phê (SN 1973) trú tại khu Đông Nhất, thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và ông Trần Văn Hạp (SN 1957) trú tại xóm 8, xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định để xác minh vụ việc. Ông Phê khai nhận đã chỉ đạo người làm (bà D) chặt một số cây phi lao để cắm vây; diện tích cây ngập mặn ở khu vực rừng tái sinh là do ông H chồng bà D tự ý chặt.

Nhiều cây Phi Lao, cây Mắm ở Vườn quốc gia Xuân Thủy bị đốn hạ.

Nhiều cây Phi Lao, cây Mắm ở Vườn quốc gia Xuân Thủy bị đốn hạ.

Tại buổi làm việc đoàn yêu cầu ông Phê phối hợp với bà D và một người làm khác nữa cùng chủ phương tiện, người làm thuê cho ông Phê giữ nguyên hiện trạng không di chuyển máy móc, phương tiện ra khỏi hiện trường khi chưa có sự cho phép của cơ quan chức năng.

Ngày 12/6, UBND huyện Giao Thủy tổ chức hội nghị giữa các bên liên quan để giải quyết vụ việc “Hút cát cải tạo bãi và chặt phá cây phi lao, cây ngập mặn trên khu vực Cồn Lu nằm trong Phân khu phục hồi sinh thái thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy”. Tại hội nghị, ông Cao Thành Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy đề nghị các bên liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu và đề xuất giải pháp đề giải quyết vụ việc.

Tiếp đó, ngày 13/6, Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy, đại diện Hạt Kiểm lâm Giao Xuân Hải đã làm việc với Công an huyện Giao Thủy để cung cấp chi tiết hồ sơ vụ việc vi phạm, đồng thời cung cấp các văn bản pháp lý, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch có liên quan tại khu vực vi phạm để hỗ trợ việc điều tra, xác minh và giải quyết vụ việc.

Tổng diện tích cây rừng bị chặt phá xác định ban đầu là khoảng 460 m2 cây rừng ngập mặn tái sinh và khoảng 4.000 m2 cây phi lao; khoảng 4220 m2 đất bãi bồi đã bị tự ý cải tạo tại phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy

Tổng diện tích cây rừng bị chặt phá xác định ban đầu là khoảng 460 m2 cây rừng ngập mặn tái sinh và khoảng 4.000 m2 cây phi lao; khoảng 4220 m2 đất bãi bồi đã bị tự ý cải tạo tại phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy

Theo đó, vị trí khu vực xảy ra vi phạm diện tích cây phi lao, cây ngập mặn bị chặt phá nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của vườn quốc gia Xuân Thủy, vị trí tọa độ E00607295 - N02234672. Đây là khu vực thuộc quyền quản lý của Vườn quốc gia Xuân Thủy theo quyết định số 01/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Chuyển Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định”.

Tổng diện tích cây rừng bị chặt phá xác định ban đầu là khoảng 460 m2 cây rừng ngập mặn tái sinh và khoảng 4.000m2 cây phi lao; khoảng 4220m2 đất bãi bồi đã bị tự ý cải tạo tại phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Theo báo cáo, diện tích rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên tại Phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy có 37,5 ha rừng ngập mặn tái sinh tại lô 21-22, khoảnh GXU, tiểu khu GXU xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Loài cây tái sinh là cây Mắm, cây Trang; mật độ tái sinh từ 1500 – 2000 cây/ha; cây tái sinh phân bố không đều; chiều cao trung tình từ 0,5 – 1 m; cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Khoảng 4220 m2 đất bãi bồi đã bị tự ý cải tạo tại phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Khoảng 4220 m2 đất bãi bồi đã bị tự ý cải tạo tại phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Theo nội dung báo cáo, đại diện Vườn quốc gia Xuân Thủy chi biết, việc ông Nguyễn Văn Phê tự ý cải tạo bãi bồi, bơm hút cát đã làm thay đổi cảnh quan môi trường, lập địa tự nhiên bãi bồi, Vườn quốc gia Xuân Thủy đề nghị Sở NN&PTNT Nam Định quan tâm chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND huyện Giao Thủy tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Sở hướng dẫn Vườn quốc gia Xuân Thủy, hoàn thiện hồ sơ 37,5 ha diện tích cây ngập mặn tái sinh tại phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu, để cập nhật vào diện tích theo dõi diễn biến rừng hằng năm nhằm phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn và phát triển rừng tại khu vực.

Mới đây, ngày 22/8, đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục kiểm tra tại địa điểm nêu trên phát hiện ông Phê huy động máy móc hút cát cải tạo bãi và chặt phá cây phi lao.

Chòi canh coi được dựng mới hoàn toàn vị trí mép ngoài của cồn cát cao, được dựng bằng 9 cột bê tông, cao khoảng 4 - 5m, diện tích khoảng trên 36m2.

Chòi canh coi được dựng mới hoàn toàn vị trí mép ngoài của cồn cát cao, được dựng bằng 9 cột bê tông, cao khoảng 4 - 5m, diện tích khoảng trên 36m2.

Lần này, đoàn kiểm tra phát hiện diện tích cây Mắm bị chặt phá, qua kiểm đếm số lượng cây Mắm là 50 cây, diện tích khoảng 240m2 (15m x 16m). Cùng với các vây bả và cọc tre (loại dùng để cắm cọc vây) chăng ngang khu vực cồn cát cao theo hướng từ phía trong ra phía ngoài biển, dài khoảng 100m.

Ngoài ra, có một chòi canh coi được dựng mới hoàn toàn vị trí mép ngoài của cồn cát cao, được dựng bằng 9 cột bê tông, cao khoảng 4 - 5m, diện tích khoảng trên 36m2. Trên khu vực tiếp giáp quản lý địa giới hành chính xã Giao Lạc và xã Giao Xuân đoàn phát hiện một máy hút cát không hoạt động, không có người trông giữ đặt tại vị trí cồn cát cao, có hố hút cát mới kích thước khoảng 50m2 (10m x 5m), sâu khoảng 2m.

Bên cạnh đó, đoàn cũng phát hiện cách vị trí giáp ranh về phía Tây Nam khoảng 1km xuất hiện hố hút cát kích thước khoảng 500m2 (20m x 25m), sâu khoảng 1,5m. Có hai máy hút và bốn máy lai không hoạt động, không có người trông giữ, ở vị trí nêu trên có rải rác loại cây mắm có chiều cao khoảng 50 - 70cm.

Như Gia đình và Xã hội đã thông tin, liên quan đến sự việc phát hiện Vườn quốc gia Xuân Thủy "rỉ máu", ông Trần Anh Dũng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, ngay sau khi nắm được sự việc, UBND tỉnh đã có chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý. Quan điểm của tỉnh là làm nghiêm và đúng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Clip 2 đối tượng lao vào cướp tiệm vàng và dùng hung khí chống trả

Nhật Tân

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/vu-vuon-quoc-gia-xuan-thuy-ri-mau-co-quan-chuc-nang-so-gay-nhieu-lan-172230826162159601.htm