Vũ khí hạt nhân Nga không dọa được Mỹ, Trung?

Vũ khí hạt nhân là thứ duy nhất giúp nước Nga được xếp vào danh sách các cường quốc trên thế giới. Đã có người từng nói: "Nước Nga nghèo lắm, chỉ có vũ khí hạt nhân thôi".

Ông Aleksandr Khramchikhin.

Dưới đây là bài viết của ông Khramchikhin về khả năng răn đe của vũ khí hạt nhân Nga đối với Mỹ và Trung Quốc:

Theo số liệu về vũ khí tấn công chiến lược mà Nga cung cấp cho Mỹ thì nước này hiện có 494 tên lửa đã được triển khai và 1.492 đầu đạn hạt nhân.
Ngoài ra, Nga đang sở hữu 387 tên lửa chưa triển khai.

Tuy nhiên, thực tế số lượng vũ khí hạt nhân của Nga đến nay vẫn là câu hỏi mở, dù họ đang thực hiện đúng cam kết cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược.

Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô.

Nga cũng chưa bao giờ đưa ra số liệu chính xác về số lượng đầu đạn hạt nhân. Nhiều người cho rằng con số này là vào khoảng 6.000. Tuy nhiên, nếu chỉ tính số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược thì Nga đang vượt Mỹ.

Quân đội Nga hiện nay chỉ thích hợp với những cuộc chiến khu vực, quy mô hẹp. Đối với những cuộc chiến lớn, Nga buộc phải dựa vào khả năng răn đe hạt nhân của mình.

Theo học thuyết chiến tranh của Nga (mới được áp dụng năm 2010), Liên bang Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để chống trả lại việc sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt của kẻ thù cũng như để chống lại các cuộc tấn công vào Nga, đe dọa đến sự tồn vong của đất nước”.

Trên thực tế, Nga không cần sử dụng vũ khí hạt nhân với các nước NATO, bởi các quốc gia này hầu như không có vũ khí hạt nhân (chỉ có Anh và Pháp là sở hữu vũ khí hạt nhân).

Mỹ cũng giống như các nước châu Âu, chưa bao giờ bị tấn công hạt nhân trên lãnh thổ nước mình. Tuy nhiên, nếu xét về quy mô quân đội, về tâm lý sẵn sàng chiến đấu, về khả năng tác chiến trên mọi địa bàn cũng như khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao thì quân đội các nước châu Âu không thể so sánh được với Mỹ.

Mỹ có thể sử dụng những loại vũ khí khác như tên lửa hành trình trên biển, trên không; máy bay ném bom tàng hình B-1B và B-2, và trong tương lai có thể là máy bay ném bom không người lái, để tấn công vào kho vũ khí hạt nhân của Nga.

Tuy nhiên, khả năng này xảy ra là rất thấp bởi hệ thống tên lửa phòng không Nga hoạt động khá hiệu quả. Bên cạnh đó, Mỹ chỉ có thể tấn công được tối đa 10% vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga, trong khi đó Nga có thể “động chạm” tới toàn bộ kho vũ khí chiến lược của Mỹ.

Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 của Mỹ.

Vậy nên, có vẻ như việc sử dụng chiêu răn đe hạt nhân giữa Nga và Mỹ là điều không tưởng!

Liệu chính sách răn đe hạt nhân áp dụng cho Trung Quốc, một đối thủ tiềm tàng của Nga, sẽ được thực thi đến mức nào?

Câu trả lời thật không dễ dàng, bởi nhiều lý do:

Thứ nhất: Vũ khí hạt nhân là giải pháp cuối cùng được đưa ra, khi tất cả những giải pháp khác đều vô dụng. Tuy nhiên, lại đang đẩy mình vào tình thế mà việc sử dụng vũ khí hạt nhân là giải pháp đầu tiên và duy nhất (đặc biệt trong mối quan hệ đối với Trung Quốc).

Thứ hai: Trung Quốc cũng là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, hơn nữa, quy mô kho vũ khí hạt nhân của họ đang là bí ẩn lớn đối với giới quân sự thế giới. Có thể nói, khả năng hạt nhân - tên lửa, Trung Quốc không hề thua kém Nga.

Thứ ba: Nga không sở hữu tên lửa đạn đạo tầm trung (theo hiệp ước đã kí với Mỹ năm 1987), trong khi Trung Quốc đang là nước đứng đầu thế giới về loại này. Về mặt này, Trung Quốc đang thắng thế trước Nga.

Thứ tư: Tương quan lực lượng về vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Trung Quốc và Nga còn là ẩn số.

Cần phải nhớ rằng, Trung Quốc đang sở hữu một số lương lớn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Họ có khoảng vài nghìn điểm điều khiển tên lửa chiến lược và tổ hợp tên lửa chiến thuật với tầm bắn khoảng từ 150-160 km, có khả năng chống trả khoảng 100 tên lửa Tochka-U, có tầm bắn 120 km của Nga. Hiện Nga chỉ có 1 lữ đoàn đươc trang bị tổ hợp tên lửa Iskander, hơn nữa lữ đoàn này lại đóng quân ở lãnh thổ Nga thuộc châu Âu.

Cả Nga và Trung Quốc sở hữu khoảng gần 300 máy bay ném bom (Nga là Tu-22M3 và Su-24, Trung Quốc là H-6 và JH-7).

Để thực hiện các cuộc ném bom hạt nhân, Trung Quốc có thể dùng những loại máy bay cũ như H-5, Q-5, J-6. Những loại này, Trung Quốc có khoảng 2.000-3.000 chiếc.

Tổ hợp tên lửa Iskander của Nga.

Như vậy, Trung Quốc đang chiếm lợi thế về số lượng.

Cũng cần nhớ rằng, khi cả hai tấn công bằng vũ khí hạt nhân chiến lược, Nga sẽ phải chịu tổn thất nhiều bởi vũ khí Trung Quốc có thể vươn tới lãnh thổ Nga.

Thứ năm: Đối với Mỹ và các quốc gia châu Âu, việc để xảy ra một vụ nổ bom nguyên tử nào, dù sức công phá đến đâu, cũng là điều không thể chấp nhận được (trước hết là trong dư luận). Trong khi đó, Trung Quốc thừa khả năng chịu đựng được vài cuộc tấn công bằng bom nguyên tử ở khu vực biên giới.

Thứ sáu: Tổn thất nặng nề nhất với Trung Quốc là việc các thành phố ở khu vực đông nam đất nước phải chịu tấn công bằng bom nguyên tử. Tuy nhiên, để trả đũa, Trung Quốc sẽ tấn công bằng bom nguyên tử vào các thành phố thuộc phần lãnh thổ châu Âu của Nga.

Vì vậy có thể nói, Nga hầu như không thể áp dụng chiến thuật răn đe nguyên tử với Trung Quốc.

Vấn đề bảo vệ đất nước và răn đe hạt nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Nga, nếu tính tới diện tích lãnh thổ vầ số lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này.

Đặc biệt vai trò của vũ khí hạt nhân đối với Nga là vô cùng lớn, hơn hết thảy các cường quốc hạt nhân chính thức. Thật đáng tiếc, với sự yếu kém của quân đội nước mình, Nga đã tự làm cho ảnh hưởng răn đe hạt nhân của mình bị “thất thố” trước Mỹ và Trung Quốc.

>> Tăng cường vũ khí hạt nhân - Trung Quốc âm mưu điều gì?
>> Vì Mỹ, Nga phải tăng cường kho vũ khí hạt nhân
>> Mỹ sẽ cắt giảm tới 80% vũ khí hạt nhân?

>> Cán cân hạt nhân Trung - Ấn nghiêng về phía Bắc Kinh
>> Lộ diện vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc
>> Ngắm các vũ khí hạt nhân kinh điển của Liên Xô

>> Những âm mưu 'hạt nhân' suýt vận vào Việt Nam

Hiền Thảo (theo Arms-expo)

Nguồn Đất Việt: http://quocphong.baodatviet.vn/home/qpcn/vu-khi-hat-nhan-nga-khong-doa-duoc-my-trung/20127/222080.datviet