Vũ khí cực nguy hiểm bị cấm sau khi Thế chiến 1 kết thúc

Đức là nước đầu tiên sử dụng khí độc làm vũ khí cực nguy hiểm trong Thế chiến 1. Do gây ra thương vong lớn nên sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều quốc gia ký hiệp ước cấm sản xuất và phổ biến vũ khí hóa học.

Khí độc là vũ khí cực nguy hiểm được một số nước sử dụng trong Thế chiến 1. Trong cuộc chiến khốc liệt này, các nước sử dụng 3 loại khí độc chính gồm: khí clo, phosgene và mù tạt.

Lịch sử ghi nhận vụ tấn công bằng khí độc đầu xảy ra là khi quân Đức sử dụng khí clo tấn công 2 sư đoàn lính Pháp ở Ypres vào tháng 4/1915.

Vài ngày trước khi diễn ra cuộc giao tranh với quân Pháp, lính Đức bí mật chôn hơn 5.000 bình khí clo (tương đương 150 tấn khí) gần trận địa tại thị trấn Ypres, Bỉ.

Vào ngày 22/4/1915, sau khi hai bên đang chiến đấu cam go thì lính Đức nhận thấy hướng gió thuận lợi nên triển khai cuộc tấn công bằng khí clo.

Do bị tấn công bất ngờ bằng vũ khí nguy hiểm này nên quân Pháp không có sự chuẩn bị mặt nạ phòng độc. Hậu quả là nhiều lính Pháp hít phải khí độc dẫn đến sùi bọt mép, bị mù, thậm chí trở lên điên loạn, la hét vì đau đớn.

Theo thống kê, chỉ sau 5 phút khí clo được triển khai trên chiến trường, gần 1.200 binh sĩ Pháp tử trận. Nhiều động vật, côn trùng ở khu vực chiến trường cũng chết hàng loạt.

Sau đó, ngoài khí clo, quân đội ở hai bên tham chiến sử dụng cả phosgene và khí mù tạt nhằm gây thương vong lớn, gây ô nhiễm chiến trường, buộc đối phương rời bỏ vị trí chiến đấu.

Các sử gia ước tính kết thúc Thế chiến 1, khoảng 90.000 người thiệt mạng trong tổng số hơn 1 triệu người nhiễm độc vì các cuộc tấn công bằng khí độc của 2 phe tham chiến.

Sau khi Thế chiến 1 kết thúc, nhiều quốc gia trên thế giới nhận thấy vũ khí hóa học gây ra cái chết của nhiều người và hậu quả kéo dài đến nhiều thế hệ sau. Nếu tiếp tục sử dụng càng có nhiều nạn nhân hơn. Điều này thúc đẩy các nước tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí.

Sau nhiều nỗ lực, vào năm 1925, Nghị định thư Geneva về cấm sử dụng khí gây ngạt, khí độc và các loại khí khác, các vũ khí sinh học trong chiến tranh được 38 quốc gia ký kết. Tính đến tháng 5/2013, Nghị định thư Geneva đã có 138 nước thành viên.

Mời độc giả xem video: TP. HCM: Phá đường dây mua bán vũ khí qua mạng. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vu-khi-cuc-nguy-hiem-bi-cam-sau-khi-the-chien-1-ket-thuc-1537771.html