Võ Nguyên Giáp - một trong 10 vị tướng giỏi nhất thế giới

(ĐS&PL) - Sau đây chúng tôi xin cung cấp một nguồn tư liệu về việc các nhà khoa học lịch sử quân sự thế giới đánh giá về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, góp phần cùng độc giả tham khảo.

Người xưa có câu “Cái quan định luận”. Khi con người đã về “cõi tiên” mới đúng là lúc để có thể luận công trạng, khen chê. “Phá” lệ đó, ngay từ nhiều năm trước đây khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn dồi dào sức khỏe, trí tuệ cực kỳ minh mẫn, nhiều tác giả nước ngoài, gồm nhà khoa học, chính khách, tướng lĩnh… nhất là Pháp và Mĩ, đã viết về Ông, để “bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng và đức độ của vị Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng”, như lời cùng bạn đọc của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ở đầu cuốn sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Danh tướng thế kỷ XX qua tài liệu nước ngoài (Nguyễn Văn Sự biên soạn, xuất bản 2011).

Có thể thấy rõ, các công trình khoa học của người nước ngoài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp có mẫu số chung là sự tôn vinh và ngưỡng mộ. Đương nhiên, mỗi người trong số họ đều có mục đích, cách nhìn và quan điểm riêng. Họ cũng đề cập một cách tương đối toàn diện về các lĩnh vực hoạt động cách mạng của Đại tướng: Chính trị, quân sự, văn hóa – xã hội, khoa học kỷ thuật và cả cương vị cùng tập thể lãnh đạo Đảng nhà nước.

Võ Nguyên Giáp là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Võ Nguyên Giáp là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sau đây chúng tôi xin cung cấp một nguồn tư liệu về việc các nhà khoa học lịch sử quân sự thế giới đánh giá về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, góp phần cùng độc giả tham khảo. Qua đây, chúng ta có thể suy ngẫm và minh định về Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp – Người anh cả của Quân đội ta, vị tướng của hòa bình, danh tướng thế giới.
Để chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn Bách khoa toàn thư nước Anh, Hội Hoàng gia Anh đã tổ chức phiên họp vào tháng 2 năm 1984 để lựa chọn các tướng soái lừng danh thế giới xếp vào danh mục của từ điển. Trong phiên họp có 478 nhà khoa học về lịch sử quân sự của các nước đã được mời đến và họ đã đề cử một danh sách gồm 98 tướng soái của các nước trên thế giới từ thời cổ đại cho tới ngày nay.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Có hai tiêu chí cơ bản để đề cử: Thứ nhất, viên tướng đó phải có những chiến công hiển hách, có tầm ảnh hưởng lớn không chỉ với quốc gia của họ mà còn đối với cả khu vực và thế giới. Thứ hai, phải có các tác phẩm quân sự mà qua đó, người khác có thể học hỏi được cách thức điều binh khiển tướng của họ.
Tại phiên họp, các nhà quân sự đã tiến hành bỏ phiếu và lựa chọn được mười vị tướng soái kiệt xuất. Trong đó, có hai con người ưu tú của dân tộc Việt Nam là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (sinh 1228, mất 1300, nguyên quán Hưng Hà, Thái Bình) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (sinh 1911 mất 2013, quê ở Lệ Thủy, Quảng Bình).
Số phiếu được lựa chọn trong phiên họp:
I. Thời cổ đại:
1. Aniban - 100%
2. Xeza - 100%
3. A. Mahedonski – 100%
II. Thời trung đại:
1. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – 100%
(Trong phiếu có ghi chú thêm: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là người đánh thắng kẻ thù mạnh nhất thế giới – quân Nguyên Mông)
III. Thời kỳ dân chủ tư sản:
1. Krom Oen – 70%
2. Piedinic Đại đế 71%
IV. Thời kỳ cận đại:
1. Napoleon - 100%
2. Kutuzov – 72 %
V. Thời kỳ hiện đại:
1. Võ Nguyên Giáp – 100%
2. Jiukov – 100%

Cả thế giới đã biết đến Người

Ngày 04 tháng 10 năm 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáo đã đi xa. Nhân dân Quảng Bình, nhân dân cả nước, dân tộc Việt Nam có quyền tự hào và vinh dự về Võ Nguyên Giáp, người làm rạng danh dân tộc, quê hương, đất nước. Bầu bạn quốc tế, nhất là các dân tộc đã trải qua áp bức, luôn tôn vinh và ngưỡng mộ Đại tướng. Còn những cựu thù, đối thủ của Cụ vẫn phải nghiêng mình, kính phục.

Tiến sỹ Nguyễn Tất Thắng

Đại học Sư phạm Huế

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/to-quoc-xanh/kham-pha/vo-nguyen-giap-mot-trong-10-vi-tuong-gioi-nhat-the-gioi-a4672.html