Vĩnh Phúc: Nơi lưu dấu tích nhà Mạc trên đồi Diệm Xuân

Thôn Diệm Xuân, thuộc xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc vốn là ngôi làng cổ nổi danh từ thời Hùng Vương dựng nước, chứa đựng nhiều trầm tích văn hóa. Tiêu biểu nhất và có nhiều ý nghĩa cả về lịch sử, văn hóa và yếu tố tâm linh là cụm di tích đình - chùa Diệm Xuân (chùa Trống).

Nơi đây còn gắn với truyền ngôn về vị vua cuối cùng của triều Mạc - Mạc Kính Vũ. Tương truyền, sau khi thất thủ ở Cao Bằng bị quân Lê - Trịnh đánh bại vào năm 1677, Mạc Kính Vũ cùng gia thất xuôi theo sông Hồng ẩn cư, đi tu ở chùa Xuân Sơn (tên Nôm là chùa Trống) và viên tịch tại đây. Theo truyền ngôn sau khi mất, ông được mai táng ở khu vực vườn sau chùa Trống.

Đình - chùa Diệm Xuân và các di tích liên quan đến nhà Mạc được xây dựng trên một gò đất cao nhất của thôn Diệm Xuân, nhân dân gọi là “đồi chùa”. Khi tới mảnh đất này, Mạc Kính Vũ đã xây dựng chùa Trống và tu ở chùa, lấy chùa Trống làm bình phong che chở ẩn thân của hoàng thất, cải họ thành họ Nguyễn. Sau ông mất và được an táng tại đây.

Trong khuôn viên đình - chùa Diệm Xuân, hiện có 3 ngôi mộ được xác định là của họ Nguyễn gốc Mạc.

Từ năm 2014, chùa Diệm Xuân được trùng tu, tôn tạo, đến nay đang trong giai đoạn hoàn thiện.

... Với lối kiến trúc mang đậm tính dân gian, truyền thống.

Năm 2014, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án Cụm di tích lịch sử - văn hóa chùa, đền, đình Diệm Xuân trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh.

Chùm ảnh của Khánh Linh

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/vinh-phuc-noi-luu-dau-tich-nha-mac-tren-dat-diem-xuan-a22074.html