Việt Nam sở hữu tên lửa Scud từng là nỗi 'ám ảnh' trên thế giới

Là một trong những tên lửa khét tiếng nhất thời hiện đại, tên lửa đạn đạo Scud được thiết kế cho Chiến tranh Lạnh, nhưng chưa bao giờ bắn một lần; trớ trêu, nó lại trở thành một mối đe dọa quân sự lớn của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

Hơn sáu thập kỷ sau khi ra đời, "hậu duệ" của Scud đã được phổ biến khắp thế giới, được tìm thấy trong các kho tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên đến Iran; thậm chí một quốc gia kém phát triển như Yemen, lực lượng dân quân Hauthi cũng sử dụng loại tên lửa này, để tiến công trả đũa vào tận Thủ đô của Ả Rập Xê Út. Ảnh: Tên lửa Scud-B - Nguồn: Wikipedia.

Hơn sáu thập kỷ sau khi ra đời, "hậu duệ" của Scud đã được phổ biến khắp thế giới, được tìm thấy trong các kho tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên đến Iran; thậm chí một quốc gia kém phát triển như Yemen, lực lượng dân quân Hauthi cũng sử dụng loại tên lửa này, để tiến công trả đũa vào tận Thủ đô của Ả Rập Xê Út. Ảnh: Tên lửa Scud-B - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa Scud trên thực tế có nguồn gốc từ tên lửa V-2 do Đức Quốc xã phát triển; sau 10 năm nỗ lực cải tiến, vào tháng 11/1957, phiên bản cải tiến của tên lửa V-2 là R-11M đã được đưa vào biên chế của Quân đội Liên Xô. Ảnh: Tên lửa R-11M - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa Scud trên thực tế có nguồn gốc từ tên lửa V-2 do Đức Quốc xã phát triển; sau 10 năm nỗ lực cải tiến, vào tháng 11/1957, phiên bản cải tiến của tên lửa V-2 là R-11M đã được đưa vào biên chế của Quân đội Liên Xô. Ảnh: Tên lửa R-11M - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa R-11M là loại sử dụng nhiên liệu lỏng, sử dụng bệ phóng đặt trên xe bánh xích, không khác với bệ phóng tên lửa Pukkuksong-2 của Triều Tiên hiện nay. R-11M có tầm bắn tối đa 130 km và mang một đầu đạn nặng tới 1.000 kg. R-11M được NATO đặt biệt danh là Scud, và khi các phiên bản tiếp theo xuất hiện được gọi là Scud-A/B/C/D. Ảnh: Tên lửa R-11M - Nguồn: Wikipedia.

Tên lửa R-11M là loại sử dụng nhiên liệu lỏng, sử dụng bệ phóng đặt trên xe bánh xích, không khác với bệ phóng tên lửa Pukkuksong-2 của Triều Tiên hiện nay. R-11M có tầm bắn tối đa 130 km và mang một đầu đạn nặng tới 1.000 kg. R-11M được NATO đặt biệt danh là Scud, và khi các phiên bản tiếp theo xuất hiện được gọi là Scud-A/B/C/D. Ảnh: Tên lửa R-11M - Nguồn: Wikipedia.

Do tầm bắn hạn chế, nên trong biên chế của Quân đội Liên Xô, Scud là vũ khí chiến thuật; khi mới ra đời, công nghệ dẫn đường còn thô sơ, nên những phiên bản A/B có độ chính xác kém, độ lệch mục tiêu có khi lên tới 3 km. Để khắc phục mức chính xác, Liên Xô trang bị cho nó đầu đạn hạt nhân có công suất từ 20 đến 100 kiloton. Ảnh: Tên lửa R-11M - Nguồn: Wikipedia.

Do tầm bắn hạn chế, nên trong biên chế của Quân đội Liên Xô, Scud là vũ khí chiến thuật; khi mới ra đời, công nghệ dẫn đường còn thô sơ, nên những phiên bản A/B có độ chính xác kém, độ lệch mục tiêu có khi lên tới 3 km. Để khắc phục mức chính xác, Liên Xô trang bị cho nó đầu đạn hạt nhân có công suất từ 20 đến 100 kiloton. Ảnh: Tên lửa R-11M - Nguồn: Wikipedia.

Nhờ những cải tiến, Scud trở thành loại tên lửa chiến thuật - chiến dịch của Quân đội Liên Xô; năm 1965, phiên bản R-17 (NATO gọi là Scud-B) ra đời, sử dụng xe phóng bánh hơi di động 8x8; hệ thống dẫn đường cải tiến, giúp cải thiện mức chính xác xuống còn 450 m, tầm bắn tăng lên 300 km. Ảnh: Tên lửa Scud-B - Nguồn: Wikipedia.

Nhờ những cải tiến, Scud trở thành loại tên lửa chiến thuật - chiến dịch của Quân đội Liên Xô; năm 1965, phiên bản R-17 (NATO gọi là Scud-B) ra đời, sử dụng xe phóng bánh hơi di động 8x8; hệ thống dẫn đường cải tiến, giúp cải thiện mức chính xác xuống còn 450 m, tầm bắn tăng lên 300 km. Ảnh: Tên lửa Scud-B - Nguồn: Wikipedia.

Theo ước tính của nhà phân tích quân sự Mỹ Steven Zaloga cho biết, tổng số tên lửa Scuds các phiên bản được sản xuất vào khoảng 10.000 quả đạn, số xe phóng khoảng 800 chiếc; sau khi Liên Xô tan rã, Nga đã loại tên lửa Scud ra khỏi biên chế chiến đấu. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Scud-B - Nguồn: Wikipedia.

Theo ước tính của nhà phân tích quân sự Mỹ Steven Zaloga cho biết, tổng số tên lửa Scuds các phiên bản được sản xuất vào khoảng 10.000 quả đạn, số xe phóng khoảng 800 chiếc; sau khi Liên Xô tan rã, Nga đã loại tên lửa Scud ra khỏi biên chế chiến đấu. Ảnh: Tên lửa đạn đạo Scud-B - Nguồn: Wikipedia.

Mặc dù được thiết kế để giành cho một cuộc chiến tổng lực giữa Liên Xô và Mỹ, nhưng tên lửa Scud lại được sử dụng đầu tiên trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1981-1988); khi những tên lửa Scud của Iran, mua từ Libya, được sử dụng để bắn phá các thành phố của Iraq. Ảnh: Cảnh đổ nát của Iraq do tên lửa Scud của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Mặc dù được thiết kế để giành cho một cuộc chiến tổng lực giữa Liên Xô và Mỹ, nhưng tên lửa Scud lại được sử dụng đầu tiên trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1981-1988); khi những tên lửa Scud của Iran, mua từ Libya, được sử dụng để bắn phá các thành phố của Iraq. Ảnh: Cảnh đổ nát của Iraq do tên lửa Scud của Iran - Nguồn: Wikipedia.

Ngược lại với Iran, Iraq thì không phải mua tên lửa Scud qua quốc gia thứ ba, mà mua trực tiếp từ Liên Xô; nhưng để có thể tiến công sâu vào lãnh thổ Iran, Iraq đã tiến hành cải tiến Scud thành tên lửa Al Hussein với công nghệ của phương Tây, có tầm bắn lên tới 700 km. Ảnh: Một bệ phóng tên lửa Al Hussein của Iraq - Nguồn: Wikipedia.

Ngược lại với Iran, Iraq thì không phải mua tên lửa Scud qua quốc gia thứ ba, mà mua trực tiếp từ Liên Xô; nhưng để có thể tiến công sâu vào lãnh thổ Iran, Iraq đã tiến hành cải tiến Scud thành tên lửa Al Hussein với công nghệ của phương Tây, có tầm bắn lên tới 700 km. Ảnh: Một bệ phóng tên lửa Al Hussein của Iraq - Nguồn: Wikipedia.

Hàng nghìn quả Scud của Iran và Al Hussein của Iraq đã được phóng vào lãnh thổ của nhau, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu dân sự là các thành phố, gây lên tâm lý hoảng loạn cho dân chúng cả hai phía; riêng Iraq đã bắn 516 tên lửa Scud-B và Al Hussein vào lãnh thổ Iran. Ảnh: Một phần tên lửa Al Hussein - Nguồn: Wikipedia.

Hàng nghìn quả Scud của Iran và Al Hussein của Iraq đã được phóng vào lãnh thổ của nhau, chủ yếu nhằm vào các mục tiêu dân sự là các thành phố, gây lên tâm lý hoảng loạn cho dân chúng cả hai phía; riêng Iraq đã bắn 516 tên lửa Scud-B và Al Hussein vào lãnh thổ Iran. Ảnh: Một phần tên lửa Al Hussein - Nguồn: Wikipedia.

Iraq lại sử dụng tên lửa Al Hussein một lần nữa vào năm 1991 trong Chiến tranh vùng Vịnh; họ đã phóng khoảng 93 quả vào lãnh thổ Israel và Ả Rập Xê Út, nhưng không gây nhiều thiệt hại, vì lúc này Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot tại các quốc gia trên. Ảnh: Một bệ phóng tên lửa Al Hussein trong chiến tranh vùng Vịnh - Nguồn: Wikipedia.

Iraq lại sử dụng tên lửa Al Hussein một lần nữa vào năm 1991 trong Chiến tranh vùng Vịnh; họ đã phóng khoảng 93 quả vào lãnh thổ Israel và Ả Rập Xê Út, nhưng không gây nhiều thiệt hại, vì lúc này Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot tại các quốc gia trên. Ảnh: Một bệ phóng tên lửa Al Hussein trong chiến tranh vùng Vịnh - Nguồn: Wikipedia.

Khi Iraq của Saddam Hussein không còn tồn tại, nhưng Iran vẫn tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo, dựa trên thiết kế của Scud. Theo ước tính, hiện Iran có khoảng từ 200-300 tên lửa loại Scud, với 12-18 bệ phóng di động; từ 25-100 tên lửa Shahab-3, giống với tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong của Triều Tiên, cùng 6 bệ phóng và đều là hậu duệ của Scud. Ảnh: Tên lửa Shahab-3 - Nguồn: Wikipedia.

Khi Iraq của Saddam Hussein không còn tồn tại, nhưng Iran vẫn tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo, dựa trên thiết kế của Scud. Theo ước tính, hiện Iran có khoảng từ 200-300 tên lửa loại Scud, với 12-18 bệ phóng di động; từ 25-100 tên lửa Shahab-3, giống với tên lửa đạn đạo tầm trung Nodong của Triều Tiên, cùng 6 bệ phóng và đều là hậu duệ của Scud. Ảnh: Tên lửa Shahab-3 - Nguồn: Wikipedia.

Iran đã tìm cách tăng tầm bắn của Shahab-3, tạo ra Ghadr-1 có có tầm bắn từ 1.800 km đến 2.000 km. Những tiến bộ gần đây của Iran trong lĩnh vực tên lửa nhiên liệu rắn, đã khiến nước này ngừng phát triển thêm vũ khí dựa trên Scud, nhưng chắc chắn Scud là nền tảng để Iran phát triển các loại tên lửa của họ hiện nay. Ảnh: Tên lửa Ghadr-1. Nguồn: Military Today

Iran đã tìm cách tăng tầm bắn của Shahab-3, tạo ra Ghadr-1 có có tầm bắn từ 1.800 km đến 2.000 km. Những tiến bộ gần đây của Iran trong lĩnh vực tên lửa nhiên liệu rắn, đã khiến nước này ngừng phát triển thêm vũ khí dựa trên Scud, nhưng chắc chắn Scud là nền tảng để Iran phát triển các loại tên lửa của họ hiện nay. Ảnh: Tên lửa Ghadr-1. Nguồn: Military Today

Một quốc gia sử dụng nhiều và cũng "có công" phát triển và phổ biến gia đình Scud là Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã nhận được hai hệ thống Scud-B từ Ai Cập trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 1981; đến năm 1986, Triều Tiên đã phát triển một bản sao Scud đầu tiên có tên Hwasong-5, với tầm bắn và tải trọng tăng từ 10 đến 15% so với phiên bản gốc. Ảnh: Tên lửa Hwasong-5 - Nguồn: Wikipedia.

Một quốc gia sử dụng nhiều và cũng "có công" phát triển và phổ biến gia đình Scud là Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã nhận được hai hệ thống Scud-B từ Ai Cập trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 1981; đến năm 1986, Triều Tiên đã phát triển một bản sao Scud đầu tiên có tên Hwasong-5, với tầm bắn và tải trọng tăng từ 10 đến 15% so với phiên bản gốc. Ảnh: Tên lửa Hwasong-5 - Nguồn: Wikipedia.

Trước yêu cầu tấn công các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản, đã khiến các nhà khoa học tên lửa của Triều Tiên quay trở lại bàn vẽ; đến năm 1994, họ đã phát triển phiên bản mới với tên gọi là Nodong, có tầm bắn 1.500 km, đủ để tấn công đến đảo Okinawa của Nhật Bản. Công nghệ tên lửa Nodong đã được xuất khẩu sang Iran để tạo ra Shahab-3. Ảnh: Tên lửa Nodong - Nguồn: Wikipedia.

Trước yêu cầu tấn công các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản, đã khiến các nhà khoa học tên lửa của Triều Tiên quay trở lại bàn vẽ; đến năm 1994, họ đã phát triển phiên bản mới với tên gọi là Nodong, có tầm bắn 1.500 km, đủ để tấn công đến đảo Okinawa của Nhật Bản. Công nghệ tên lửa Nodong đã được xuất khẩu sang Iran để tạo ra Shahab-3. Ảnh: Tên lửa Nodong - Nguồn: Wikipedia.

Một số tên lửa Scud đã được sử dụng trong cuộc nội chiến Yemen và được cho là có nguồn gốc từ Triều Tiên đã bán cho Yemen trước đây. Hàng chục quả tên lửa loại này đã được phóng tới các mục tiêu bao gồm thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út, cũng như thánh địa Mecca, khiến các hệ thống phòng thủ Patriot của Ả Rập Xê Út bất lực. Ảnh: Lực lượng Houthi đang sở hữu tên lửa Scud có tầm bắn khoảng 1.000 km - Nguồn: REUTERS

Một số tên lửa Scud đã được sử dụng trong cuộc nội chiến Yemen và được cho là có nguồn gốc từ Triều Tiên đã bán cho Yemen trước đây. Hàng chục quả tên lửa loại này đã được phóng tới các mục tiêu bao gồm thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út, cũng như thánh địa Mecca, khiến các hệ thống phòng thủ Patriot của Ả Rập Xê Út bất lực. Ảnh: Lực lượng Houthi đang sở hữu tên lửa Scud có tầm bắn khoảng 1.000 km - Nguồn: REUTERS

Dù Scud hiện nay không còn là loại vũ khí mang tính răn đe, nhưng những biến thể của nó vẫn là những vũ khí đáng gờm. Từ Scud ban đầu, đã sinh ra nhiều loại tên lửa nguy hiểm hơn. Mặc dù Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt, nhưng di sản Scud của nó sẽ tiếp tục ám ảnh thế giới trong nhiều thập kỷ nữa. Ảnh: Một khẩu đội tên lửa Scud-B của Quân đội Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.

Dù Scud hiện nay không còn là loại vũ khí mang tính răn đe, nhưng những biến thể của nó vẫn là những vũ khí đáng gờm. Từ Scud ban đầu, đã sinh ra nhiều loại tên lửa nguy hiểm hơn. Mặc dù Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt, nhưng di sản Scud của nó sẽ tiếp tục ám ảnh thế giới trong nhiều thập kỷ nữa. Ảnh: Một khẩu đội tên lửa Scud-B của Quân đội Liên Xô - Nguồn: Wikipedia.

Video Tên lửa chiến lược Scud Việt Nam sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/viet-nam-so-huu-ten-lua-scud-tung-la-noi-am-anh-tren-the-gioi-1433956.html