Vì sao sổ tay của Marie Curie sau 1600 năm vẫn chưa hết nhiễm xạ?

Kể từ năm 1901 khi giải Nobel đầu tiên được trao, đến nay đã có hơn 902 giải thưởng và hơn 50 phụ nữ được vinh danh. Marie Curie là người phụ nữ duy nhất được trao 2 giải Nobel vào năm 1903 và năm 1911.

1. Ai là người đầu tiên đoạt giải Nobel ở hai lĩnh vực?

icon

Marie Curie

icon

Barbara McClintock

icon

Gerty Theresa Cori

Câu trả lời đúng là đáp án A: Người phụ nữ gốc Ba Lan đoạt giải Nobel Vật lý cùng chồng năm 1903, sau đó một mình nhận giải Nobel Hóa học năm 1911. Bà là người đầu tiên trong lịch sử đoạt giải Nobel ở hai lĩnh vực là nhà khoa học Ba Lan - Pháp Marie Skłodowska Curie (1867-1934), nhờ những đóng góp trong Vật lý và Hóa học. Bà suýt không được nhận giải thưởng đầu tiên chỉ vì là phụ nữ. Năm 1903, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp chỉ đề cử hai nhà nghiên cứu Pháp là Henri Becquerel và Pierre Curie (chồng Marie Curie) cho giải Nobel Vật Lý. Khi biết thông tin, nhà toán học Thụy Điển Gösta Mittag-Leffler vô cùng tức giận và đã khuyên Pierre lên tiếng. Pierre viết thư phản hồi: “Nếu đúng là người ta đang nghiêm túc suy nghĩ đến việc trao giải thưởng cho tôi, tôi rất muốn được xem xét cùng Marie với nghiên cứu về hiện tượng phóng xạ. Vai trò của cô ấy trong phát hiện này là rất quan trọng”. Sau nhiều tranh cãi, Marie được đưa vào danh sách đề cử. Tháng 12/1903, ba nhà khoa học (Becquerel và vợ chồng Curie) cùng được trao giải thưởng uy tín. Becquerel đã phát hiện ra phóng xạ từ chất urani, trên cơ sở đó vợ chồng Curie nghiên cứu mở rộng về các vật chất phóng xạ. Tại lễ trao giải Nobel Vật lý, không ai đề cập đến việc phát hiện ra poloni và radi của vợ chồng Curie, bởi các nhà hóa học trong ủy ban đề cử khẳng định công trình này xứng đáng được trao giải Nobel Hóa học trong tương lai. Đúng như những gì dự đoán, giải Nobel thứ hai trong lĩnh vực hóa học đến với Marie Curie ngày 10/12/1911. Do cái chết bất ngờ của Pierre năm 1906, giải thưởng này thuộc về một mình Marie. Hai chất poloni và radi do vợ chồng Curie khám khá đều có tính phóng xạ cao hơn urani. Về sau, con gái của hai người là Iréne Joliot-Curie tiếp nối truyền thống gia đình bằng một giải Nobel Hóa học cùng chồng năm 1935.

2. Marie Curie có tên đầy đủ là gì ?

icon

Marie Curie

icon

Maria Salomea Skłodowska – Curie

icon

Marie Slokowda Curie

icon

Maria Salomea Skłodowska

Câu trả lời đúng là đáp án C: Marie Skłodowska – Curie (7/11/1867 – 4/7/1934) là một nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu về tính phóng xạ (bà là người đặt ra thuật ngữ phóng xạ). Marie còn là phụ nữ đầu tiên nhận giải. Marie Curie là nữ giảng viên đại học đầu tiên tại Đại học Paris (Sorbonne). Vào năm 1995, tro xương của bà được đưa vào tưởng niệm tại điện Panthéon ở Paris vì những đóng góp to lớn cho nhân loại.

3. Ba mẹ của Marie Curie làm nghề gì ?

icon

Cha bà dạy Toán và Vật lý, mẹ là hiệu trưởng trường nữ sinh

icon

Cha bà dạy toán và vật lý, mẹ là thợ may

icon

Cha bà là bác sĩ tâm lý, mẹ là hiệu trưởng nữ sinh

icon

Cha bà là bác sĩ tâm lý, mẹ là thợ may

Câu trả lời đúng là đáp án A: Marie Sklodowska Curie sinh tại Warsaw, Ba Lan, là con út trong số năm người con của Wladislaw và Bronislava Boguska Sklodowska. Cha bà dạy Toán và Vật lý, mẹ là hiệu trưởng trường nữ sinh. Trang Notable Biographies cho biết, sau khi cha mất việc, gia đình Marie sống chật vật. Bi kịch ập đến khi chị cả Sophia qua đời vì sốt phát ban nặng vào năm 1876. Hai năm sau, khi Marie mới 11 tuổi, mẹ bà mất vì bệnh lao, một căn bệnh khủng khiếp tấn công phổi và xương. Là con của hai giáo viên, Marie được dạy đọc và viết sớm. Với trí nhớ sắc bén, tinh thần chăm chỉ, Marie luôn đạt kết quả cao nhất trường. Tuy nhiên, chặng đường học tập của bà không suôn sẻ. Thời điểm đó, dưới ách cai trị của Nga, người Ba Lan bị cấm đọc và viết tiếng mẹ đẻ. Những năm 1800, các cô gái Ba Lan không được phép vào đại học, bởi đó là nơi chỉ dành cho nam giới. Để tiếp tục việc học, Marie tham dự một trường đại học hoạt động chui có tên Floating, dành cho cả nam giới và nữ giới thời đó. Đầu năm 1886, Marie được chấp nhận làm gia sư cho một gia đình ở Szczuki, Ba Lan. Thời gian ở đó, bà khao khát trở thành sinh viên đại học chính thức.

4. Marie Curie đã trả học phí đại học bằng cách nào?

icon

Làm việc suốt đêm, hy sinh giấc ngủ

icon

Từng giúp đỡ chị gái nên được trả ơn

icon

Nhận học bổng cho người xuất sắc nhất trường

Câu trả lời đúng là đáp án B: Marie và chị gái Bronya mơ ước du học để lấy tấm bằng đại học chính thức, tuy nhiên không đủ khả năng trang trải học phí. Khi đó, Đại học Sorbonne nổi tiếng ở Paris, Pháp cho phép nữ giới tham dự. Marie đồng ý làm việc để hỗ trợ Bronya đi học y khoa ở Pháp, với điều kiện chị gái giúp đỡ lại mình sau khi tốt nghiệp. Trong khoảng 5 năm, Marie cần mẫn làm gia sư để kiếm tiền. Bà đọc rất nhiều sách để xác định lĩnh vực mình quan tâm nhất. Nghiên cứu về Toán học và Vật lý, bà biết mình muốn trở thành nhà khoa học. Bronya tốt nghiệp và trở thành bác sĩ, đón em gái Marie sang Pháp năm 1891. Marie bắt đầu cuộc sống của một sinh viên nghèo tại Đại học Sorbonne. Bà trân trọng từng giây phút ở đây, miệt mài học tập, nghiên cứu. Sau ba năm, bà lấy bằng Vật lý. Về sau, bà trở thành giáo sư nữ đầu tiên tại Đại học Sorbonne.

5. Marie Curie đã gặp chồng tương lai, Pierre Curie như thế nào?

icon

Bà tìm kiếm phòng thí nghiệm và được giới thiệu rằng Pierre có thể giúp đỡ

icon

Bà gặp ông tại bữa tiệc do chị gái tổ chức

icon

Bà chuyển đến căn hộ phía dưới căn hộ của Pierre

Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo Biographics, mùa xuân năm 1894, trong khi học để lấy bằng Toán, Marie nhận công việc nghiên cứu từ tính của nhiều loại thép cho một công ty Pháp. Để thực hiện công việc, bà cần tìm một phòng thí nghiệm. Józef Wierusz-Kowalski, nhà vật lý người Ba Lan, đã giới thiệu bà cho một người đàn ông có khả năng giúp đỡ. Tên ông là Pierre Curie, giáo sư và trưởng phòng thí nghiệm tại Trường Vật lý và Hóa học Công nghiệp ở Paris. Ông nổi tiếng với công trình nghiên cứu về các tinh thể và nam châm. Pierre dần bị Marie cuốn hút. Người đàn ông vốn xem sự tồn tại của hầu hết phụ nữ là sự lãng phí không gian. Nhưng Marie thì khác. Bà rất thông minh và có tình yêu sâu sắc đối với khoa học. Thay vì theo đuổi bà bằng những bó hoa, Pierre cố gắng đánh cắp trái tim Marie bằng cách đưa bà bản sao viết tay một trong những bài báo Vật lý của ông. Pierre hỏi cưới Marie không lâu sau khi họ gặp gỡ lần đầu. Marie muốn nói đồng ý, nhưng cảm giác rằng nếu cưới Pierre, bà sẽ không bao giờ trở về sống ở Ba Lan được nữa. Do vậy, sau khi hoàn thành bằng Toán học, bà trở về Warsaw trong một kỳ nghỉ, lòng không chắc sẽ quay lại Paris. Thời gian ở quê nhà, Marie nhận được những bức thư tình dồn dập của Pierre. Thêm vào đó, bà không được nhận vào Đại học Kraków (Ba Lan) chỉ vì là phụ nữ. Cuối cùng, được Pierre thuyết phục, Marie quyết định quay trở lại Pháp để tiếp tục sự nghiệp và để gặp ông. Marie và Pierre kết hôn ngày 26/7/1895. Thay vì diện váy cưới, bà mặc bộ váy màu xanh sẫm sử dụng trong phòng thí nghiệm. “Tôi không có chiếc váy nào ngoài trang phục vẫn mặc hàng ngày”, bà giải thích. Ngày 19/4/1906, Pierre qua đời. Marie đã xây dựng Viện Radium để tưởng nhớ chồng, người đồng hành trong cuộc đời và sự nghiệp khoa học.

6. Marie Curie qua đời năm 1934 vì lý do gì?

icon

Bị đột quỵ

icon

Ung thư máu do sự tích tụ của bức xạ

icon

Bị ám sát bởi một kẻ cuồng tín

Câu trả lời đúng là đáp án B: Chứng thiếu máu không tái tạo khiến Marie Curie qua đời ngày 4/7/1934. Bà đã mang theo các ống nghiệm chứa radium trong túi áo khoác khi ở trong phòng thí nghiệm, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại thời điểm bệnh ung thư máu chưa được biết đến, các bác sĩ của bà đã chẩn đoán: "Căn bệnh này là một bệnh thiếu máu ác tính bất thường phát triển nhanh, tủy xương không phản ứng, có thể vì nó đã bị tổn thương trong thời gian dài do tiếp xúc với môi trường phóng xạ”. Biography cho biết, năm 1995, tro xương của Marie cùng chồng được đưa vào điện Panthéon ở Paris, nơi an nghỉ của các vĩ nhân lịch sử và những người đã làm rạng danh cho nước Pháp. Marie Curie trở thành người phụ nữ đầu tiên và duy nhất được an nghỉ tại đây. Tuy nhiên, sau hơn 100 năm qua, nhiều đồ dùng cá nhân của Marie Curie bao gồm quần áo, đồ nội thất, sách dạy nấu ăn, và những cuốn sổ ghi chú trong phòng thí nghiệm vẫn còn bị ô nhiễm phóng xạ.

7. Cuốn sổ tay của Marie Curie - một báu vật của nền khoa học thế giới – hiện đang được bảo quản trong hộp chì ở thư viện quốc gia Pháp phải cần bao nhiêu năm để giảm đi lượng chất phóng xạ một nửa so với ban đầu?

icon

600 năm

icon

1600 năm

icon

2200 năm

Câu trả lời đúng là đáp án B: Cuốn sổ tay của Marie Curie - một báu vật của nền khoa học thế giới – hiện đang được bảo quản trong hộp chì ở thư viện quốc gia Pháp. Được biết, cuốn sổ này nhiễm chất phóng xạ Radium 226 và có chu kì bán rã 1600 năm (tức là sau 1600 năm, lượng chất phóng xạ này sẽ giảm đi một nửa so với ban đầu). Tất cả các du khách muốn được chiêm ngưỡng tận mắt cuốn sổ này sẽ phải kí giấy chịu trách nhiệm hoàn toàn cho bất kì sự cố nào (nếu có) và sẽ phải mặc một bộ quần áo bảo hộ kín bưng.

8. Cơ thể của bà hiện vẫn đang nhiễm phóng xạ và được đặt trong một chiếc quan tài có lớp chì dày bao nhiêu cm?

icon

1,5 cm

icon

2,5 cm

icon

3,5 cm

Câu trả lời đúng là đáp án B: Trong một khoảng thời gian dài làm việc với phóng xạ mà không có biện pháp an toàn nào, bà đã bị nhiễm độc phóng xạ. Cơ thể của bà hiện vẫn đang nhiễm phóng xạ và được đặt trong một chiếc quan tài có lớp chì dày 2,5 cm lót bên trong để ngăn phóng xạ phát tán ra môi trường xung quanh.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/vi-sao-so-tay-cua-marie-curie-sau-1600-nam-van-chua-het-nhiem-xa-post1391259.tpo