Vì sao người Ai Cập cổ đại kiên quyết loại bỏ tim khi ướp xác?

Các chuyên gia cho hay, người Ai Cập cổ đại đã từng loại bỏ trái tim khi ướp xác thay vì giữ nguyên bên trong thi hài. Họ làm như vậy nhằm loại bỏ các cơ quan dễ phân hủy giúp xác ướp vẹn nguyên theo thời gian.

Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng với việc ướp xác nhằm bảo quản nguyên vẹn thi hài người quá cố. Theo các nhà nghiên cứu, họ bắt đầu ướp xác có chủ ý từ khoảng năm 2600 trước Công nguyên.

Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng với việc ướp xác nhằm bảo quản nguyên vẹn thi hài người quá cố. Theo các nhà nghiên cứu, họ bắt đầu ướp xác có chủ ý từ khoảng năm 2600 trước Công nguyên.

Kỹ thuật ướp xác được người Ai Cập phát triển và áp dụng trong hơn 2.000 năm. Những người được ướp xác chủ yếu là tầng lớp hoàng tộc, quý tộc và giới thượng lưu.

Kỹ thuật ướp xác được người Ai Cập phát triển và áp dụng trong hơn 2.000 năm. Những người được ướp xác chủ yếu là tầng lớp hoàng tộc, quý tộc và giới thượng lưu.

Nguyên do là bởi quá trình ướp xác vô cùng đắt đỏ. Do đó, người dân bình thường không có đủ điều kiện kinh tế để ướp xác, bảo quản thi hài không bị phân hủy theo năm tháng.

Nguyên do là bởi quá trình ướp xác vô cùng đắt đỏ. Do đó, người dân bình thường không có đủ điều kiện kinh tế để ướp xác, bảo quản thi hài không bị phân hủy theo năm tháng.

Trong những năm qua, các nhà khảo cổ đã khai quật được hàng trăm xác ướp vẹn nguyên tại nhiều địa điểm ở Ai Cập. Việc nghiên cứu, kiểm tra những xác ướp hàng ngàn năm tuổi này giúp giải mã nhiều bí mật.

Trong những năm qua, các nhà khảo cổ đã khai quật được hàng trăm xác ướp vẹn nguyên tại nhiều địa điểm ở Ai Cập. Việc nghiên cứu, kiểm tra những xác ướp hàng ngàn năm tuổi này giúp giải mã nhiều bí mật.

Nhà khoa học Andrew Wade và cộng sự Andrew Nelson công tác tại Đại học Tây Ontario, London, Anh đã nghiên cứu hơn 150 xác ướp tìm thấy tại Ai Cập.

Nhà khoa học Andrew Wade và cộng sự Andrew Nelson công tác tại Đại học Tây Ontario, London, Anh đã nghiên cứu hơn 150 xác ướp tìm thấy tại Ai Cập.

Hai nhà khoa học Wade và Nelson đã tiến hành chụp CT và tái tạo hình ảnh ba chiều trên các xác ướp. Kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra 1/4 số xác ướp còn tim trong khi 1/5 số xác ướp có não trong hộp sọ.

Hai nhà khoa học Wade và Nelson đã tiến hành chụp CT và tái tạo hình ảnh ba chiều trên các xác ướp. Kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra 1/4 số xác ướp còn tim trong khi 1/5 số xác ướp có não trong hộp sọ.

Với kết quả này, các chuyên gia nhận thấy người Ai Cập thời cổ đại từng loại bỏ trái tim khi ướp xác người quá cố. Điều này đi ngược với quan niệm phổ biến trước đây cho rằng trái tim được giữ nguyên trong thi hài khi ướp xác nhằm làm cầu nối tâm tinh.

Với kết quả này, các chuyên gia nhận thấy người Ai Cập thời cổ đại từng loại bỏ trái tim khi ướp xác người quá cố. Điều này đi ngược với quan niệm phổ biến trước đây cho rằng trái tim được giữ nguyên trong thi hài khi ướp xác nhằm làm cầu nối tâm tinh.

Theo nhà khoa học Wade và Nelson, thợ ướp xác thời cổ đại đã loại bỏ trái tim đầu tiên. Sau đó, các cơ quan nội tạng khác là ruột, dạ dày, gan... được lấy ra khỏi thi hài và được ướp xác riêng rồi đặt vào các lọ canopic.

Theo nhà khoa học Wade và Nelson, thợ ướp xác thời cổ đại đã loại bỏ trái tim đầu tiên. Sau đó, các cơ quan nội tạng khác là ruột, dạ dày, gan... được lấy ra khỏi thi hài và được ướp xác riêng rồi đặt vào các lọ canopic.

Người Ai Cập loại bỏ tất cả các cơ quan nội tạng dễ bị phân hủy nhanh chóng trong cơ thể. Nhờ đó, thi hài người quá cố sẽ được ướp xác, bảo quản nguyên vẹn theo thời gian.

Người Ai Cập loại bỏ tất cả các cơ quan nội tạng dễ bị phân hủy nhanh chóng trong cơ thể. Nhờ đó, thi hài người quá cố sẽ được ướp xác, bảo quản nguyên vẹn theo thời gian.

Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm trên cánh tay xác ướp công chúa 2.500 tuổi.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vi-sao-nguoi-ai-cap-co-dai-kien-quyet-loai-bo-tim-khi-uop-xac-1941595.html