Vì sao không nên đóng kín cửa khi bật điều hòa? Đừng bật dưới 25°C nếu không muốn điều này xảy ra!

Nếu bạn cũng đang có băn khoăn này, đừng bỏ qua bài viết sau để có đáp án chính xác nhé!

Vì sao không nên đóng kín cửa khi bật điều hòa?

Khi bật điều hòa, chúng ta thường đóng kín tất cả các cửa để tránh làm thất thoát khí lạnh giúp tiết kiệm điện. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng không khí trong phòng điều hòa đóng kín thường độc hại gấp 2-5 lần so với không khí ngoài trời. Nếu liên tục sử dụng điều hòa trong phòng nhỏ đóng kín cửa thì căn phòng sẽ trở nên ngột ngạt hơn, người sử dụng sẽ cảm thấy bí bách, nặng nề, giống như không có oxy để thở. Đặc biệt với đối tượng là người già và trẻ nhỏ thì khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe càng cao.

Để hạn chế điều này, bạn có thể tạo những khe hở nhỏ trong phòng để lưu thông khí, lắp thêm quạt thông gió; nên lựa chọn các loại điều hòa có kèm chức năng lọc không khí, vừa giúp làm mát, vừa đảm bảo sức khỏe.

Các chuyên gia khuyên rằng cứ khoảng 30 phút, bạn nên mở cửa phòng để căn phòng được “thở” một lần. Việc này sẽ giúp không khí trong phòng được “thay mới” và tránh được sự bí bức không tốt cho cả tinh thần lẫn sức khỏe của người ở bên trong.

Vì sao không nên đóng kín cửa khi bật điều hòa?

Vào ban ngày bạn không nên ở trong phòng điều hòa liên tục trong 4 giờ, nó sẽ làm bạn lệ thuộc vào điều kiện chuẩn quá mức mà thiếu đi khả năng thích nghi. Vì thế, cứ khoảng 2 - 3 tiếng thì bạn nên ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần để thay đổi không khí và thích nghi với nhiệt độ bên ngoài.

Ngoài ra, khi nhiệt độ giảm xuống (vào chiều tối, khi trời mưa...), bạn có thể tắt điều hòa, mở cửa phòng để không khí lưu thông.

Điều hòa là loại thiết bị đã phổ biến và trở nên quen thuộc với tất cả mọi người, thậm chí có mặt trong hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, cách dùng điều hòa sao cho đúng, tiết kiệm điện mà vẫn an toàn với sức khỏe của các thành viên trong gia đình vẫn luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Việc bật điều hòa ở mức nhiệt độ nào chính là một trong số đó.

Giải đáp cho câu hỏi này, trước tiên, mọi người cần biết, tùy vào nhiệt độ bên trong phòng so với nhiệt độ môi trường mà ta có câu trả lời khác nhau cho các câu hỏi trên. Tuy nhiên, thông thường, điều hòa sẽ làm mát hiệu quả nhất khi nhiệt độ dàn nóng dưới 48°C và nhiệt độ phòng từ 19°C trở nên.

(Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, để tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa, bạn nên để nhiệt độ điều hòa ở mức chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài từ 6 tới 10°C.

Như vậy có nghĩa là, khi nhiệt độ bên ngoài ở mức 40°C thì việc bật điều hòa ở mức 30°C sẽ giúp tiết kiệm điện mà vẫn đủ độ mát. Còn trong trường hợp bạn đặt mức nhiệt dưới 25°C thì máy sẽ phải hoạt động hết công suất và chắc chắn sẽ rất tốn điện.

Tuy nhiên, nếu như nhiệt độ bên ngoài phòng chỉ khoảng 30 - 35 độ, bạn nên đặt nhiệt độ điều hòa khoảng 26 - 28 độ để tiết kiệm điện. Nếu để điều hòa ở 30 độ, cục nóng điều hòa đóng ngắt liên tục. Mỗi khi khởi động cục nóng sẽ tiêu tốn một lượng điện năng khá lớn.

Còn khi bạn cài đặt điều hòa ở mức nhiệt độ thấp khoảng dưới 16 độ C sẽ khiến chúng phải hoạt động liên tục với công suất tối đa để đưa căn phòng đạt được mức nhiệt độ như bạn mong muốn. Nếu điều này được thực hiện liên tục trong thời gian dài có thể làm tăng số điện năng tiêu thụ hàng tháng lên gấp 3 hoặc 4 lần so với việc cài đặt mức nhiệt ở mức độ thông thường từ 25 - 27 độ C.

Đồng thời, theo chuyên gia bộ năng lượng Mỹ, nhiệt độ tốt nhất khi sử dụng điều hòa là ở mức từ 24 - 27 độ C. Nhưng đây là mức nhiệt độ nên sử dụng cho ban ngày, còn ban đêm nên ở mức 28 độ C. Lý do là bởi:

Ban đêm nhiệt độ trung bình có xu hướng giảm, đồng thời cơ thể cũng sẽ không cần vận động nhiều như ban ngày. Do đó cơ thể sẽ không tiết nhiều mồ hôi nên nếu bạn để mức nhiệt như ban ngày sẽ dễ bị cảm lạnh hơn. Ngoài ra còn khiến bạn sẽ dễ bị chuột rút khi đi ngủ.

Vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn chỉnh nhiệt độ lên mức 28 độ còn giúp tiết kiệm năng lượng đến 10% hóa đơn tiền điện.

Có những sai lầm nào khi sử dụng điều hòa? Sai lầm đó có thể mang đến những hậu quả gì?

1. Chọn công suất điều hòa thấp hơn công suất làm mát cần thiết

Đây là một sai lầm khi sử dụng điều hòa mà rất nhiều người tiêu dùng mắc phải. Nhiều người thường nghĩ, chọn điều hòa có công suất nhỏ cho căn phòng lớn sẽ giúp tiết kiệm điện năng và chi phí mua máy hơn. Nhưng thực chất đây là 1 quan điểm vô cùng sai lầm.

Việc chọn điều hòa có công suất nhỏ hơn công suất làm mát cần thiết cho căn phòng sẽ khiến điều hòa phải hoạt động “hết công suất” để đảm bảo khả năng làm mát. Việc hoạt động liên tục trong thời gian dài không chỉ khiến thiết bị hao tốn nhiều điện năng mà còn làm giảm tuổi thọ của máy. Khi mua điều hòa có công suất nhỏ hơn cho căn phòng lớn, người mua nên cân nhắc bởi chỉ tiết kiệm được chi phí mua máy ban đầu nhưng lại rất tốn kém chi phí tiền điện cũng như bảo dưỡng máy về sau.

2. Tránh lắp đặt điều hòa ở vị trí có nhiệt độ cao

Nhiều người cho rằng, lắp đặt điều hòa ở vị trí có nhiệt độ cao sẽ giúp căn phòng được làm mát nhanh hơn, người dùng sẽ nhanh chóng được trải nghiệm bầu không khí thoải mái, nhất là vào những ngày trời nắng nóng. Thực chất quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Việc lắp đặt điều hòa ở vị trí có nhiệt độ cao như sát trần nhà, lắp điều hòa ở bên tường có nắng chiếu trực tiếp…sẽ khiến máy nén của dàn nóng phải hoạt động nhiều hơn, tiêu thụ nhiều điện năng hơn để thải nhiệt nóng ra ngoài môi trường. Tình trạng này kéo dài nhất là vào những ngày nắng nóng có thể dẫn tới hiện tượng máy nén bị quá tải và cháy block.

Vì vậy, bạn nên lựa chọn vị trí lắp đặt điều hòa phù hợp tại nơi thoáng đãng, tránh ánh nắng trực tiếp để thiết bị từ từ làm mát căn phòng. Vào những ngày trời nắng nóng, có thể sử dụng thêm quạt để tăng hiệu quả làm mát.

3. Tránh đặt điều hòa hướng thẳng vào vị trí giường ngủ

Tránh lắp điều hòa thổi thẳng vào giường ngủ.

Để nhanh chóng được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, dễ chịu, nhiều người dùng thường lắp điều hòa hướng thẳng vào vị trí giường ngủ. Việc làm này một mặt giúp bạn trải nghiệm bầu không khí dễ chịu nhanh chóng nhưng mặt khác lại có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Bởi lẽ càng về đêm nhiệt độ càng giảm, khi bật điều hòa hướng thẳng vào giường ngủ khiến người dùng dễ bị thức giấc lúc nửa đêm vì quá lạnh hoặc dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi…

Với trường hợp này, bạn nên lắp điều hòa bên phải hoặc bên trái giường ngủ, bên trên, bên trái hoặc bên phải cửa ra vào, tránh hướng gió thổi của thiết bị thổi thẳng vào vị trí người nằm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

4. Tránh bật điều hòa 24/24

Vào mùa hè, nhất là những ngày đỉnh điểm nắng nóng, chiếc điều hòa của gia đình luôn phải hoạt động hết công suất 24/24 để duy trì bầu không khí thoải mái trong phòng. Việc bật điều hòa liên tục trong thời gian dài trong phòng kín là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng người dùng bị đau đầu, chóng mặt, khô da…khi sử dụng điều hòa.

Giải pháp được đưa ra trong trường hợp này là sau 1-2 tiếng sử dụng điều hòa hoặc khi trời dịu mát hơn, bạn nên mở cửa sổ để làm thông thoáng bầu không khí trong phòng, hoặc sử dụng quạt thay thế khi trời đã dịu mát…

5. Tránh bật-tắt điều hòa liên tục

Một số người dùng có thói quen tắt điều hòa khi phòng đã đủ độ lạnh, bật lại khi nhiệt độ phòng tăng lên vì nghĩ rằng như vậy sẽ tiết kiệm điện năng hơn. Thực tế việc làm này sẽ khiến điều hòa tiêu tốn nhiều điện năng hơn để khởi động lại động cơ và máy nén khi hệ thống bật-tắt liên tục.

Không chỉ hao phí nhiều điện năng, việc làm ày còn ảnh hưởng tới độ bền của máy nén và hệ thống, dễ gặp sự cố trong quá trình sử dụng…

Những sai lầm phổ biến khi dùng điều hòa

Để điều hòa cả đêm

Ban đêm, khi mà cơ thể bạn không đòi hỏi mức nhiệt quá thấp, thậm chí mát lạnh như ban ngày. Cố gắng tắt điều hòa nhiệt độ khi ngủ hoặc tắt trước khi ngủ 1 - 2 giờ. Như vậy, thời gian hoạt động của máy sẽ ít hơn.

Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

26 độ C là con số lý tưởng để điều hòa nhiệt độ chạy ở mức hiệu suất tối ưu nhất. Nó tương tự như 1 chiếc xe hơi đang băng qua vùng địa hình bằng phẳng, không phải tăng tốc để lên dốc hay vượt qua chỗ gồ ghề, chỉ cần đi một cách ổn định.

Tắt máy điều hòa khi phòng đã đủ lạnh

Để tiết kiệm điện , nhiều người có thói quen khi phòng đã đủ lạnh thì lập tức tắt máy điều hòa, và bật lại khi nhiệt độ phòng tăng lên! Có trường hợp chỉ bật máy lạnh 15 phút, phòng hơi lạnh một chút thì tắt, 15 phút sau bật lại.

Thực tế, đây là một sai lầm kiểu “tính già hóa non”, vì khi khởi động lại, máy điều hòa “ngốn” rất nhiều điện năng. Thay đổi trạng thái nóng-lạnh liên tục cũng làm cơ thể bạn khó chịu.

Cách hợp lý nhất là nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định, chứ không nên tắt hẳn máy điều hòa. Chênh lệch nhiệt độ lý tưởng giữa nhiệt độ phòng điều hòa và nhiệt độ bên ngoài là khoảng 7 độ C.

Chỉ bật điều hòa mà không dùng tới quạt

Chúng ta nên sử dụng quạt để lưu thông khí mát đều khắp phòng. Chúng tiêu thụ ít năng lượng hơn điều hòa, vì thế, sử dụng quạt thay thế những khi không quá nóng luôn là ý tưởng tuyệt vời.

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/vi-sao-khong-nen-dong-kin-cua-khi-bat-dieu-hoa-dung-bat-duoi-25c-neu-khong-muon-dieu-nay-xay-ra-172230518134226842.htm