Vẻ đẹp nguyên sơ của suối nước nóng lớn nhất thế giới

Hồ Frying Pan nằm tại thung lũng khe nứt núi lửa Waimangu nơi được cho là suối nước nóng lớn nhất thế giới. Bất chấp điều kiện thời tiết và thăng trầm lịch sử, hồ Frying Pan vẫn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ và bản chất vốn có của nó.

Hồ Chảo Chiên trong tiếng Anh có tên là Frying Pan. Nhìn qua các bức ảnh, nhiều người hình dung hồ Chảo Chiên được bao phủ bởi sương mù. Trên thực tế, Chảo Chiên là một hồ nước nóng chứa carbon dioxide và khí hydro sunfua.

Hồ Frying Pan nằm tại thung lũng khe nứt núi lửa Waimangu ở thành phố Rotorua (New Zealand) và được biết đến là hệ thống địa nhiệt trẻ nhất trên thế giới. Với diện tích khoảng 38.000 m2, hồ nước nóng này trông như một phần của miệng núi lửa với sàn phẳng sâu 6 m và lỗ thông hơi có thể sâu tới 20 m. Nằm xung quanh miệng hồ là những bãi silica và khoáng sản đầy màu sắc.

Nhìn qua nhiều người hình dung hồ Frying Pan được bao phủ bởi sương mù.

Hồ Chảo Chiên hình thành sau khi núi lửa Mount Tarawera ở thung lũng Waimangu, New Zealand phun trào năm 1886. Vụ phun trào tạo ra nhiều miệng núi lửa nhỏ quanh chân núi, cũng là thời điểm tạo ra nhiều địa hình thiên nhiên độc đáo cho New Zealand.

Đạt được hình thái như bây giờ, hồ Chảo Chiên còn phải trải qua một vụ phun trào núi lửa khác năm 1917, tác động đến địa hình khu vực xung quanh.

Hồ Chảo Chiên là "nhà" của rất nhiều loài sinh vật nhưng hầu như là các loài sinh vật ưa nhiệt và có khả năng phát triển ở nhiệt độ cao. Với nhiệt độ cao, 50-60 độ C, mức nhiệt độ cơ thể người không thể chịu được, thế nhưng điều đó không có nghĩa con người không thể chinh phục. Vào những năm 1970, Ron Keam – một nhà nghiên cứu tại trường Đại học Auckland – đã thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện hồ Frying Pan trên một chiếc thuyền gỗ được thiết kế đặc biệt có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao và hóa chất có trong hồ được gọi với cái tên thuyền Maji Moto.

Trên thực tế, Chảo Chiên là một hồ nước nóng chứa carbon dioxide và khí hydro sunfua.

Năm 1886, núi Tarawera phun trào và lập kỷ lục là vụ phun trào núi lửa lớn nhất ở New Zealand. Sự kiện đã gây thiệt hại lớn và giết chết hàng trăm người. Vụ phun trào lịch sử này đã tạo ra một miệng núi lửa rộng lớn mà sau này được lấp đầy bởi những suối axit. 130 năm sau, thế giới đã có một suối nước nóng mới hình thành nổi tiếng sôi sục ở New Zealand - hồ Frying Pan.

Giống như một cái chảo đặt trên bếp đang cháy, hồ Frying Pan vẫn giữ nguyên trạng thái trông như đang sôi. Nó tiếp tục giải phóng hơi nước và các loại khí khác nhau với sự trợ giúp của magma nằm đâu đó gần mặt phẳng của hồ.

Bên cạnh hơi nước và các loại khí chủ yếu như carbon dioxide (CO2) và hydrogen sulfide (H2S) bốc ra, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy ống khói tự nhiên bên hồ. Nước của hồ có độ pH trung bình 3,5. Điều này có nghĩa là hồ có tính axit và không an toàn với du khách.

Ngoài ra, hồ Frying Pan còn là nơi sinh sống của nhiều loại vi khuẩn ưa nhiệt như vi khuẩn sống trong môi trường nhiệt độ cực nóng hay vi khuẩn cổ đơn bào. Hầu hết dạng sinh vật sống trong hồ này được cho là đã sống sớm nhất trên Trái Đất.

Không chỉ hồ Frying Pan, vùng đất Waimangu còn có nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác. Du khách cũng có thể ghé thăm hồ Emerald, Warbrick Terrace hay hồ Inferno Crater có nhiệt độ có thể lên tới 74 độ C.

Bất chấp điều kiện thời tiết và thăng trầm lịch sử, hồ Frying Pan ở New Zealand vẫn giữ nguyên vẻ đẹp và bản chất vốn có của nó.

Hồ nước nóng này trông như một phần của miệng núi lửa với sàn phẳng sâu 6 m và lỗ thông hơi có thể sâu tới 20 m.

Nhiều suối axit cung cấp nước cho hồ và khiến nước ở đây nóng đến mức nguy hiểm với nhiệt độ trung bình 45-55 độ C.

Giống như một cái chảo đặt trên bếp đang cháy, hồ Frying Pan vẫn giữ nguyên trạng thái trông như đang sôi.

Minh Anh

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/giai-tri/du-lich/ve-dep-nguyen-so-cua-suoi-nuoc-nong-lon-nhat-the-gioi-500192.html