Ước vọng mãnh liệt của một 'họa sỹ' tật nguyền luôn khao khát được yêu thương

Người dân nơi đây thường nói, cứ nhắc đến nơi nào, nước nào thì ông Hạnh cũng biết. Cờ vua, cờ tướng ông cũng đều thông thạo cả. Một con người tật nguyền, là người dân tộc thiểu số ở miền núi với nhiều khó khăn nhưng sự lạc quan và ý chí ham học hỏi của ông đã khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.

Trong một dịp tình cờ, chúng tôi đã có cơ hội được gặp gỡ và trò chuyện với một người đàn ông dân tộc Nùng rất đặc biệt ở miền rừng núi Văn Quan (Lạng Sơn).

Ghé thăm thôn Bĩnh Đãng B (xã Đại An, huyện Văn Quan), nhiều người dân nơi đây luôn tự hào giới thiệu về một người đàn ông bại liệt từ nhỏ có tên là Phùng Văn Hạnh. Ông Hạnh nổi tiếng khắp vùng bởi nhiều tài lẻ, những đam mê và khát vọng bản ngã để vượt qua số phận tật nguyền.

Lâu nay, ông Hạnh sống cùng gia đình em trai Phùng Văn Von. Trong ngôi nhà sàn nhỏ, như một thói quen, ông lại kể về số phận của mình. Năm 1960, ông Hạnh được chào đời như bao người khác nhưng lên 8 tuổi thì bỗng dưng bị mắc bệnh bại liệt, co rút tay chân.

Hồi đó, gia đình ít hiểu biết và cũng quá nghèo nên không có tiền chạy chữa cho ông. Dần dần, chân và tay của ông Hạnh bị co quắp, không thể đi lại và cầm nắm như người bình thường được nữa. Khi ấy, cậu bé Hạnh còn chưa kịp biết chữ và cuộc sống từ đó chỉ thu nhỏ trong một góc giường…

Hình ảnh về ông Hạnh trong căn nhà sàn nhỏ.

Không thể đi học như bạn bè, ông buồn cho số phận của mình. Nhưng sau đó, ông Hạnh đã khẩn thiết mượn sách vở của bạn bè để nghiền ngẫm. Có gì không hiểu thì ông lại hỏi han người khác, mặc dù sự tự học vốn chậm và khó khăn rất nhiều bởi riêng việc cầm bút thì có lẽ đã chẳng khác gì một "cực hình" với ông.

Chẳng ai ngờ, một cậu bé tưởng như không thể cầm bút lại có thể tự học chữ và thu nạp kiến thức cho mình. Tiếng Việt, toán hay lịch sử và mỹ thuật, ông đều thông thạo và giỏi hơn nhiều người.

Nỗi tật nguyền đã ám ảnh cả cuộc đời người đàn ông dân tộc thiểu số...

Nỗi tật nguyền đã ám ảnh cả cuộc đời người đàn ông dân tộc thiểu số...

Sự bó buộc, tù túng trong góc giường nhỏ càng khiến ông khao khát được hòa đồng với cuộc sống bên ngoài. Từ đó, một cuốn "Hội họa đời thường" đã ra đời với lời đề: “Trên đời này sẽ trở nên vô nghĩa, nếu như ta chỉ biết có đồng tiền”.

"Tôi rất thích câu nói của nhà văn Nikolai A.Ostrovsky: “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình...” - người đàn ông tật nguyền này đã nói như vậy.

Những câu chuyện, những thông tin, kiến thức của cuộc sống được ông ghi chép lại cẩn thận. Ngắm những bức tranh, nét chữ được nắn nót từ đôi bàn tay tật nguyền ấy, mới thấu hiểu được rằng niềm khao khát về một cuộc sống bình thường, được giao lưu với thế giới bên ngoài thật lớn đến chừng nào.

Cuốn sổ từ hai chục năm trước, rất dày và dù đã cũ nhưng từng trang giấy vẫn rất phẳng phiu, không hề bị nhăn hay có nếp gấp. Ở trong đó, một phần nhỏ ông dành để ghi nhật ký – lưu giữ lại những khoảng khắc vui, buồn, hoặc đơn giản là những cơn đau của bệnh tật. Phần thứ hai, ông để dành ghi chép các thông tin chính trị, xã hội, khoa học và âm nhạc. Thứ ba, phần dày nhất, ông lưu giữ những bản vẽ của mình lên đó…

Cuốn sổ từ hai chục năm trước, rất dày và dù đã cũ nhưng từng trang giấy vẫn rất phẳng phiu, không hề bị nhăn hay có nếp gấp. Ở trong đó, một phần nhỏ ông dành để ghi nhật ký – lưu giữ lại những khoảng khắc vui, buồn, hoặc đơn giản là những cơn đau của bệnh tật. Phần thứ hai, ông để dành ghi chép các thông tin chính trị, xã hội, khoa học và âm nhạc. Thứ ba, phần dày nhất, ông lưu giữ những bản vẽ của mình lên đó…

"Đặc sản lợn quay sứ Lạng" - một trong những bức họa của người đàn ông tật nguyền về cuộc sống nơi vùng quê nghèo.

"Đặc sản lợn quay sứ Lạng" - một trong những bức họa của người đàn ông tật nguyền về cuộc sống nơi vùng quê nghèo.

Từ hoa sim đến bông sen và cả hình ảnh của những người thiếu nữ...

Từ hoa sim đến bông sen và cả hình ảnh của những người thiếu nữ...

Hình ảnh vãn cảnh chùa thanh tịnh, có lẽ chẳng mấy ai đủ kiên nhẫn để tỉ mẩn từng nét vẽ như thế này, nhất là khi đôi tay lại tật nguyền.

Hình ảnh vãn cảnh chùa thanh tịnh, có lẽ chẳng mấy ai đủ kiên nhẫn để tỉ mẩn từng nét vẽ như thế này, nhất là khi đôi tay lại tật nguyền.

Chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông nói rằng rất thích thơ của Hồ Xuân Hương và truyện của Nam Cao: "Nhân vật Chí Phèo là người ở tầng lớp dưới đáy của xã hội, không được học hành tử tế. Trong hoàn cảnh khó khăn bị người ta áp bức, đè nén nên mới thành ra đáng thương như vậy.

Tôi thích Chí Phèo bởi ở đây, tôi tìm thấy sự đồng cảm về số phận của những con người nghèo khổ, bần cùng. Và rồi, đó cũng là động lực khiến tôi luôn cố gắng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, không chịu đầu hàng số phận”.

Những ca khúc ca ngợi đất nước, quê hương được ông Hạnh chắp bút chép lại.

Những ca khúc ca ngợi đất nước, quê hương được ông Hạnh chắp bút chép lại.

Tự ghi chép về một dòng điện thoại cách đây đã lâu...

Tự ghi chép về một dòng điện thoại cách đây đã lâu...

Từ khoản tiền chính sách hỗ trợ hằng tháng, ông tích cóp lại và mua cho mình một chiếc ti vi để tiện theo dõi thông tin hằng ngày. Dần dần, việc ghi chép tin tức trở thành một thói quen và sở thích của người đàn ông tật nguyền. Vì thế, mọi người thường nói vui rằng "ông Hạnh chẳng đi ra khỏi nhà bao giờ nhưng cái gì cũng biết".

Từ khoản tiền chính sách hỗ trợ hằng tháng, ông tích cóp lại và mua cho mình một chiếc ti vi để tiện theo dõi thông tin hằng ngày. Dần dần, việc ghi chép tin tức trở thành một thói quen và sở thích của người đàn ông tật nguyền. Vì thế, mọi người thường nói vui rằng "ông Hạnh chẳng đi ra khỏi nhà bao giờ nhưng cái gì cũng biết".

Người dân nơi đây thường nói, cứ nhắc đến nơi nào, nước nào thì ông Hạnh cũng biết. Cờ vua, cờ tướng ông cũng đều thông thạo cả. Một con người tật nguyền, là người dân tộc thiểu số ở miền núi với nhiều khó khăn nhưng sự lạc quan và ý chí ham học hỏi của ông đã khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.

Lắng nghe những chia sẻ của ông về kiến thức, hiểu biết xã hội, mọi người càng hiểu ra rằng cuộc sống mà mình đang có thật sự đáng quý đến nhường nào.

Trong chia sẻ cuối cùng với chúng tôi, ông bảo, khao khát lớn nhất trong cuộc đời chính là được bầu bạn, được chia sẻ với nhiều người cùng cảnh. Gần 60 năm qua, người đàn ông ấy cũng từng ước mơ sẽ có một tri kỷ, "một nửa cuộc đời" đến bên cạnh nhưng có lẽ còn quá xa vời...

Nông Thuyết

Ảnh, video: Nông Thuyết

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/uoc-vong-manh-liet-cua-mot-hoa-sy-tat-nguyen-luon-khao-khat-duoc-yeu-thuong-20171109115807993.htm