Ukraine có những radar trinh sát pháo binh nào của phương Tây?

Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Mỹ đã chuyển giao hai radar chống pháo AN/TPQ-36 cho Ukraine vào năm 2015; tới thời điểm hiện tại, số lượng phương radar chống pháo của Ukraine đã lên tới 85 hệ thống.

 Cuộc xung đột Nga-Ukraine với đặc điểm là cả hai bên đều sử dụng hỏa lực pháo binh là chủ yếu; do vậy radar chống pháo (hay còn gọi là radar trinh sát pháo binh) có vai trò rất quan trọng; có thể tạo ra sự khác biệt trong chiến đấu. Ảnh: UA.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine với đặc điểm là cả hai bên đều sử dụng hỏa lực pháo binh là chủ yếu; do vậy radar chống pháo (hay còn gọi là radar trinh sát pháo binh) có vai trò rất quan trọng; có thể tạo ra sự khác biệt trong chiến đấu. Ảnh: UA.

Vậy Ukraine có những radar chống pháo tiên tiến nào? Trước hết phải thừa nhận rằng quân đội Ukraine đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú về tác chiến chống radar trong 8 năm pháo kích vào Donbass. Ảnh: CNBC.

Vậy Ukraine có những radar chống pháo tiên tiến nào? Trước hết phải thừa nhận rằng quân đội Ukraine đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú về tác chiến chống radar trong 8 năm pháo kích vào Donbass. Ảnh: CNBC.

Mỹ đã gửi vũ khí, bao gồm cả radar giám sát và điều khiển hỏa lực cho Ukraine kể từ năm 2015. Mặc dù cả hai loại radar chống pháo AN/TPQ-36 và AN/TPQ-48/49/50 đều đã rất lạc hậu, nhưng cũng là loại khí tài quan trọng, để Quân đội Ukraine huấn luyện cách sử dụng. Ảnh: CNN.

Mỹ đã gửi vũ khí, bao gồm cả radar giám sát và điều khiển hỏa lực cho Ukraine kể từ năm 2015. Mặc dù cả hai loại radar chống pháo AN/TPQ-36 và AN/TPQ-48/49/50 đều đã rất lạc hậu, nhưng cũng là loại khí tài quan trọng, để Quân đội Ukraine huấn luyện cách sử dụng. Ảnh: CNN.

Theo thông tin công khai, từ năm 2014 đến năm 2022, Ukraine đã nhận được tổng cộng 49 radar chống pháo từ các nước phương Tây; cơ bản là radar AN/TPQ-36 và AN/TPQ-48. Sau khi xung đột nổ ra, Hà Lan và Mỹ đã đưa thêm 36 bộ, nâng tổng số radar chống pháo của Ukraine lên 85. Đương nhiên, không phải tất cả các radar sẽ hoạt động. Ảnh: Pinterest.

Theo thông tin công khai, từ năm 2014 đến năm 2022, Ukraine đã nhận được tổng cộng 49 radar chống pháo từ các nước phương Tây; cơ bản là radar AN/TPQ-36 và AN/TPQ-48. Sau khi xung đột nổ ra, Hà Lan và Mỹ đã đưa thêm 36 bộ, nâng tổng số radar chống pháo của Ukraine lên 85. Đương nhiên, không phải tất cả các radar sẽ hoạt động. Ảnh: Pinterest.

Mặc dù AN/TPQ-36 là thế hệ radar chống pháo đầu tiên, do Thales Raytheon Systems và Tập đoàn Grumman của Mỹ hợp tác sản xuất; nhưng nó cũng sử dụng ăng-ten mảng pha (nhưng kích thước của nó rất lớn), và một số công nghệ vẫn còn lạc hậu. Đây cũng là radar trinh sát pháo binh lâu đời nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong Quân đội Mỹ. Ảnh: Pinterest.

Mặc dù AN/TPQ-36 là thế hệ radar chống pháo đầu tiên, do Thales Raytheon Systems và Tập đoàn Grumman của Mỹ hợp tác sản xuất; nhưng nó cũng sử dụng ăng-ten mảng pha (nhưng kích thước của nó rất lớn), và một số công nghệ vẫn còn lạc hậu. Đây cũng là radar trinh sát pháo binh lâu đời nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong Quân đội Mỹ. Ảnh: Pinterest.

Radar AN/TPQ-36 chủ yếu dùng để xác định tọa độ trận địa pháo, tên lửa, súng cối của đối phương. Radar là một khối độc lập, có thể dụng xe địa hình Humvee kéo. Quá trình phát triển radar chống pháo AN/TPQ-36 bắt đầu vào cuối những năm 1970, sau đó phiên bản đầu tiên được đưa vào biên chế Quân đội Mỹ năm 1981. Ảnh: History.

Radar AN/TPQ-36 chủ yếu dùng để xác định tọa độ trận địa pháo, tên lửa, súng cối của đối phương. Radar là một khối độc lập, có thể dụng xe địa hình Humvee kéo. Quá trình phát triển radar chống pháo AN/TPQ-36 bắt đầu vào cuối những năm 1970, sau đó phiên bản đầu tiên được đưa vào biên chế Quân đội Mỹ năm 1981. Ảnh: History.

Hiện tại radar AN/TPQ-36 có ba phiên bản nâng cấp, trong đó nổi bật là sử dụng bộ dẫn đường quán tính Honeywell H-726, giúp kíp trắc thủ giảm hai người. Phiên bản AN/TPQ-36(V)8 sử dụng một trung tâm điều khiển hoàn toàn mới dựa trên bộ xử lý Pentium và hệ điều hành giống Windows. Ảnh: Pinterest.

Hiện tại radar AN/TPQ-36 có ba phiên bản nâng cấp, trong đó nổi bật là sử dụng bộ dẫn đường quán tính Honeywell H-726, giúp kíp trắc thủ giảm hai người. Phiên bản AN/TPQ-36(V)8 sử dụng một trung tâm điều khiển hoàn toàn mới dựa trên bộ xử lý Pentium và hệ điều hành giống Windows. Ảnh: Pinterest.

Với việc sử dụng các bộ khuếch đại mới, giúp radar AN/TPQ-36(V)8 giảm sai số mục tiêu và radar có thể được điều khiển từ xa cách xa 100 mét, làm tăng đáng kể khả năng sống sót của kíp trắc thủ điều khiển. Ảnh: Pinterest.

Với việc sử dụng các bộ khuếch đại mới, giúp radar AN/TPQ-36(V)8 giảm sai số mục tiêu và radar có thể được điều khiển từ xa cách xa 100 mét, làm tăng đáng kể khả năng sống sót của kíp trắc thủ điều khiển. Ảnh: Pinterest.

Phiên bản mới nhất là radar AN/TPQ36(V)10, sử dụng bộ xử lý trung tâm của Thales Raytheon, khi được kết hợp với bộ chuyển mạch Ethernet 1 Gb, cung cấp băng thông mạng mở rộng, cải thiện khả năng phân loại mục tiêu và giảm thiểu số lượng sai số mục tiêu. Ảnh: MMXXII.

Phiên bản mới nhất là radar AN/TPQ36(V)10, sử dụng bộ xử lý trung tâm của Thales Raytheon, khi được kết hợp với bộ chuyển mạch Ethernet 1 Gb, cung cấp băng thông mạng mở rộng, cải thiện khả năng phân loại mục tiêu và giảm thiểu số lượng sai số mục tiêu. Ảnh: MMXXII.

Theo thông tin nguồn mở, kể từ năm 1981, tổ hợp công nghiệp-quân sự Mỹ đã sản xuất khoảng 300 bộ radar dòng AN/TPQ-36. Các khách hàng, ngoài quân đội Mỹ, còn tất cả mười bốn quốc gia; trong đó ngoài các quốc gia đồng minh của Mỹ, thậm chí còn có cả Trung Quốc. Ảnh: Fikunm.

Theo thông tin nguồn mở, kể từ năm 1981, tổ hợp công nghiệp-quân sự Mỹ đã sản xuất khoảng 300 bộ radar dòng AN/TPQ-36. Các khách hàng, ngoài quân đội Mỹ, còn tất cả mười bốn quốc gia; trong đó ngoài các quốc gia đồng minh của Mỹ, thậm chí còn có cả Trung Quốc. Ảnh: Fikunm.

Vào đầu thập niên 1980, Công ty Hughes (có trụ sở chính ở thành phố Culver, Mỹ) đã bắt đầu sản xuất radar chống pháo AN/TPQ-37, được đặc trưng bởi các đặc điểm kỹ, chiến thuật tốt hơn, nhưng lớn hơn; nên phải sử dụng xe kéo hai trục để chứa cột ăng ten và máy phát. Ảnh: Forces.

Vào đầu thập niên 1980, Công ty Hughes (có trụ sở chính ở thành phố Culver, Mỹ) đã bắt đầu sản xuất radar chống pháo AN/TPQ-37, được đặc trưng bởi các đặc điểm kỹ, chiến thuật tốt hơn, nhưng lớn hơn; nên phải sử dụng xe kéo hai trục để chứa cột ăng ten và máy phát. Ảnh: Forces.

Radar AN/TPQ-37 được trang bị anten mảng pha có chức năng quét điện tử và hoạt động ở băng tần S. Radar có phạm vi phát hiện tối đa không quá 50 km trong khu vực quan sát với góc phương vị rộng 99 độ. Đồng thời, nó có khả năng theo dõi đồng thời 36 mục tiêu. Ảnh: Twitter.

Radar AN/TPQ-37 được trang bị anten mảng pha có chức năng quét điện tử và hoạt động ở băng tần S. Radar có phạm vi phát hiện tối đa không quá 50 km trong khu vực quan sát với góc phương vị rộng 99 độ. Đồng thời, nó có khả năng theo dõi đồng thời 36 mục tiêu. Ảnh: Twitter.

Radar AN/TPQ-37 được sử dụng như một phần bổ sung cho radar AN/TPQ-36 ở cấp độ lữ đoàn, để mở rộng khả năng trinh sát tổng thể của pháo binh. Vài năm trước, Lầu Năm Góc bắt đầu quá trình thay thế các radar đó bằng các mẫu hiện đại hơn và bộ AN/TPQ-37 cuối cùng đã ngừng hoạt động vào năm 2019 và một số được viện trợ cho Ukraine. Ảnh: Military.

Radar AN/TPQ-37 được sử dụng như một phần bổ sung cho radar AN/TPQ-36 ở cấp độ lữ đoàn, để mở rộng khả năng trinh sát tổng thể của pháo binh. Vài năm trước, Lầu Năm Góc bắt đầu quá trình thay thế các radar đó bằng các mẫu hiện đại hơn và bộ AN/TPQ-37 cuối cùng đã ngừng hoạt động vào năm 2019 và một số được viện trợ cho Ukraine. Ảnh: Military.

Thập niên 1990 được đánh dấu bằng sự phát triển của radar chống pháo AN/TPQ-48 hạng nhẹ (xách tay) mới, được các chuyên gia của Bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt của Mỹ phát triển. Ảnh: Pinterest.

Thập niên 1990 được đánh dấu bằng sự phát triển của radar chống pháo AN/TPQ-48 hạng nhẹ (xách tay) mới, được các chuyên gia của Bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt của Mỹ phát triển. Ảnh: Pinterest.

Do quá trình hiện đại hóa hơn nữa, radar chống pháo AN/TPQ-49 và AN/TPQ-50 đã được phát triển, chúng chỉ khác nhau về các đặc điểm chiến thuật, kỹ thuật. Với radar AN/TPQ-50, Mỹ công bố phạm vi phát hiện mục tiêu đã tăng gần gấp 3 lần so với phiên bản cơ sở. Ảnh: Pinterest.

Do quá trình hiện đại hóa hơn nữa, radar chống pháo AN/TPQ-49 và AN/TPQ-50 đã được phát triển, chúng chỉ khác nhau về các đặc điểm chiến thuật, kỹ thuật. Với radar AN/TPQ-50, Mỹ công bố phạm vi phát hiện mục tiêu đã tăng gần gấp 3 lần so với phiên bản cơ sở. Ảnh: Pinterest.

Toàn bộ dòng radar chống pháo AN/TPQ-48/49/50 có cấu trúc bao gồm một bộ phận ăng-ten hình trụ, nguồn điện và bảng điều khiển. Hiện nay, dòng radar này đang dần được thay thế bằng radar phòng không AN/TPQ-53 hiện đại hơn. Ảnh: Military.

Toàn bộ dòng radar chống pháo AN/TPQ-48/49/50 có cấu trúc bao gồm một bộ phận ăng-ten hình trụ, nguồn điện và bảng điều khiển. Hiện nay, dòng radar này đang dần được thay thế bằng radar phòng không AN/TPQ-53 hiện đại hơn. Ảnh: Military.

Những radar chống pháo AN/TPQ-48/49/50 của Mỹ được loại khỏi biên chế Quân đội Mỹ, đã được viện trợ cho Quân đội Ukraine, với sự hỗ trợ huấn luyện của Quân đội Mỹ. Tuy nhiên một số radar này đã bị hỏng hóc. Ảnh: Pinterest.

Những radar chống pháo AN/TPQ-48/49/50 của Mỹ được loại khỏi biên chế Quân đội Mỹ, đã được viện trợ cho Quân đội Ukraine, với sự hỗ trợ huấn luyện của Quân đội Mỹ. Tuy nhiên một số radar này đã bị hỏng hóc. Ảnh: Pinterest.

Radar chống pháo mới nhất của Mỹ là AN/TPQ-53 được phát triển bởi công ty Lockheed Martin. Sự khác biệt chính của nó là khả năng theo dõi không chỉ đạn pháo mà cả máy bay nhỏ, cho phép nó được sử dụng làm radar chỉ định mục tiêu cho các hệ thống phòng không. Ảnh: Pinterest.

Radar chống pháo mới nhất của Mỹ là AN/TPQ-53 được phát triển bởi công ty Lockheed Martin. Sự khác biệt chính của nó là khả năng theo dõi không chỉ đạn pháo mà cả máy bay nhỏ, cho phép nó được sử dụng làm radar chỉ định mục tiêu cho các hệ thống phòng không. Ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, vào năm 1998, một tập đoàn bao gồm Thales, EADS, Airbus Defense and Space và Lockheed Martin đã phát triển radar chống pháo Cobra cho Quân đội Đức, có thể phát hiện hơn 100 mục tiêu. Ảnh: Pinterest.

Ngoài ra, vào năm 1998, một tập đoàn bao gồm Thales, EADS, Airbus Defense and Space và Lockheed Martin đã phát triển radar chống pháo Cobra cho Quân đội Đức, có thể phát hiện hơn 100 mục tiêu. Ảnh: Pinterest.

Hiệu suất radar Cobra rất mạnh, thời gian phản ứng nhanh hơn và phạm vi phát hiện hiệu quả là 20 km đối với pháo và 50 km đối với tên lửa. Hiện tại Đức đã viện trợ của cho Ukraine sử dụng toàn bộ số radar Cobar này (19 bộ). Ảnh: Pinterest.

Hiệu suất radar Cobra rất mạnh, thời gian phản ứng nhanh hơn và phạm vi phát hiện hiệu quả là 20 km đối với pháo và 50 km đối với tên lửa. Hiện tại Đức đã viện trợ của cho Ukraine sử dụng toàn bộ số radar Cobar này (19 bộ). Ảnh: Pinterest.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ukraine-co-nhung-radar-trinh-sat-phao-binh-nao-cua-phuong-tay-1859463.html