UAV trong Chiến tranh Việt Nam: Chuyện chưa kể

Không phải ai cũng biết rằng từ năm 1964, Mỹ đã bắt đầu sử dụng các mẫu máy bay không người lái (UAV) đầu tiên tham chiến tại chiến trường Việt Nam.

Chiến trường Việt Nam được xem là nơi Quân đội Mỹ thử nghiệm nhiều loại vũ khí nhất trong suốt thế kỷ 21. Và một trong số đó có cả những mẫu máy bay không người lái (UAV) quân sự đầu tiên trên thế giới, thậm chí từ 1964 Mỹ đã bắt đầu điều UAV tham chiến tại Việt Nam. Và không ít trong số đó bị quân và dân ta bắn hạ. Ảnh: CIA và Không quân Mỹ đang thử nghiệm máy bay không người lái loại Ryan ở Chu Lai, Việt Nam. Nguồn ảnh: Alan.

Được sử dụng phổ biến nhất trong Chiến tranh Việt Nam chính là loại máy bay không người lái Ryan Firebee. Đây là loại UAV được Mỹ sản xuất từ năm 1955. Nguồn ảnh: Wiki.

Do giới hạn công nghệ vào thời kỳ đó, để tăng tối đa khả năng hoạt động của các mẫu UAV "sơ khai", người Mỹ thường thả các máy bay này từ độ cao hàng chục nghìn mét để có thể tiếp cận được vùng biển Vịnh Bắc Bộ hoặc duyên hải miền Trung của Việt Nam. Nguồn ảnh: Gizmodo.

Sau đó chúng sẽ vừa bay, vừa giảm độ cao vào khu vực định sẵn, chụp càng nhiều không ảnh càng tốt và lượn quay vòng ra biển chờ được thu hồi. Nguồn ảnh: Wiki.

Theo đó các loại máy bay không người lái của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam hoàn toàn không thể truyền hình ảnh trực tiếp về trung tâm tác chiến, mà những tấm không ảnh chúng chụp lại được sẽ chỉ được lưu lại dưới dạng phim chụp, sau khi được thu hồi, những tấm phim này mới được tráng rửa để cho ra hình ảnh cụ thể. Nguồn ảnh: Flight.

UAV Ryan Firebee có tầm bay rất hạn chế, chỉ khoảng 1200 km và thậm chí còn ngắn hơn nếu gặp gió ngược. Tuy nhiên, tầm bay này là đủ để hoạt động ở miền Bắc Việt Nam. Các máy bay không người lái sẽ được thả từ Vịnh Bắc Bộ và sau đó sẽ được thu hồi ở Vịnh Bắc Bộ hoặc bay thẳng sang Lào và được thu hồi ở Lào. Nếu hoạt động ở Miền Trung Việt Nam, mọi việc còn đơn giản hơn vì khu vực này rất hẹp, Ryan Firebee có thể bay dọc miền Trung sau đó rẽ ra biển hoặc rẽ sang Lào để được thu hồi. Nguồn ảnh: Fight.

Để thu hồi, Ryan Firebee sẽ được lập trình sẵn để bay tới điểm hẹn, tới nơi, nó sẽ tự động bung dù và lơ lửng giữa không trung, trực thăng Mỹ đợi sẵn trong khu vực sẽ móc dây kéo vào dù, kéo UAV này về. Nguồn ảnh: Youtube.

Trong Chiến tranh Việt Nam, tổng cộng phía Mỹ đã thực hiện 3435 phi vụ do thám bằng UAV. Ngoài nhiệm vụ do thám miền Bắc Việt Nam, nhiều phi vụ sử dụng máy bay không người lái của Mỹ cũng mang tính chất thử nghiệm và "thử" hệ thống phòng không-không quân của ta. Nguồn ảnh: Unders.

Cụ thể, trong chiến dịch Con gà (Operation Chicken), Mỹ đã cải biên các máy bay không người lái của mình để chúng có khả năng tự động né tránh sự theo đuôi của các máy bay MiG thuộc Không quân Việt Nam và né tránh được cả tên lửa SAM của lực lượng phòng không. Nguồn ảnh: Youtube.

Cần phải nói thêm là, các loại máy bay không người lái thời này hoàn toàn không có người điều khiển, chúng được lập trình để tự bay theo tọa độ định sẵn. Việc một vài loại máy bay không người lái Mỹ được lập trình để có thể tự động phát hiện ra MiG và SAM để cơ động né tránh thay vì bay theo đường bay thông thường là sự thể hiện bước tiến lớn trong công nghệ tự động hóa của Mỹ khi đó, mở đầu cho việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo vào phát triển phương tiện không người lái sau này. Nguồn ảnh: Youtube.

Những bức không ảnh được chụp ở độ cao rất thấp, tất cả các máy bay không người lái loại Ryan đều được chế tạo bằng loại vật liệu đặc biệt, ít phản xạ sóng radar, kích thước nhỏ, tiếng ồn hoạt động thấp. Nói cách khác, không những mang trong mình công nghệ trí thông minh nhân tạo mà những máy bay này còn ít nhiều được áp dụng cả... công nghệ tàng hình. Nguồn ảnh: Airland.

Trại tù Sơn Tây, nơi máy bay không người lái của Mỹ phát hiện ra hơn 60 phi công tù binh Mỹ bị ta bắt được khi máy bay của chúng bị bắn hạ. Chỉ bằng việc phân tích kiểu phơi quần áo và các đống đất đá được sắp xếp một cách có chủ ý bức không ảnh do UAV chụp được có giá trị rất lớn về mặt do thám tình báo. Nguồn ảnh: Peter.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/uav-trong-chien-tranh-viet-nam-chuyen-chua-ke-914946.html