Tuyển sinh đại học 2017: Bất hợp lý trong tính điểm ưu tiên

Kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2017, điểm sàn chỉ cao hơn năm trước 0,5 điểm. Nhưng phổ điểm từ 20 điểm trở lên lại cao vọt.

Chính vì vậy, điểm chuẩn các trường top trên tăng lên là điều dễ hiểu. Thế nhưng, có một vấn đề khiến thí sinh, phụ huynh và các đơn vị tuyển sinh còn băn khoăn là nhiều thí sinh 29-30 điểm vẫn trượt đại học. Vấn đề này chủ yếu do mức điểm cộng quá lớn, có khi chênh nhau đến 3 điểm. Vì thế có những câu chuyện thí sinh dự thi được 27 điểm, được cộng 3 điểm ưu tiên thì đỗ đại học, còn có những em thi được 29 điểm nhưng vẫn trượt do không có điểm ưu tiên. Chính sách cộng điểm ưu tiên cho các thí sinh trong kỳ thi quốc gia và xét tuyển đại học trước nay vốn có nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận thì nay, với kỳ thi THPT quốc gia 2017 vấn đề này càng làm nóng dư luận và có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.

U xơ tử cung - Một trong những nguyên nhân gây khó đậu thai, hiếm muộn

Thoát nỗi khổ 23 năm Đờm ho, Khó thở, Hen suyễn

Ngoài việc điểm chuẩn của một số trường tốp đầu cao kỷ lục, mùa tuyển sinh đại học năm 2017 còn xuất hiện tình huống khá “lạ” so với trước là có những thí sinh nữ dù đạt điểm tuyệt đối (30 điểm) song vẫn không đỗ vào một số ngành của các trường công an, hay việc một số thí sinh dù đạt 29,35 và 29,35 điểm vẫn trượt vào ngành bác sĩ đa khoa do “thua” về tiêu chí phụ, điểm làm tròn hoặc điểm ưu tiên khu vực. Những tình huống trên đã đặt ra nhiều điều phải suy ngẫm về cách thức xây dựng tiêu chí phụ, chính sách cộng điểm ưu tiên và đặc biệt là chuyện đề thi năm nay đã thực sự chuẩn hóa đủ để phân loại thí sinh trong xét tuyển?

Theo thống kê sơ bộ về kết quả thi THPT quốc gia năm 2017, trong số 860.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia, có 13 em đạt điểm 30, trong đó khối A có 3 thủ khoa, khối B có 10 thủ khoa, các khối còn lại không có em nào. Điều này cho thấy, việc các thí sinh có điểm số trên 30 là do đã được cộng điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng. Trong đó, điểm ưu tiên dao động trong khoảng từ 0,5 đến 3,5 điểm. Vì vậy, việc một số trường lấy điểm chuẩn 30,5 điểm là đã bao gồm điểm ưu tiên và lý do một số thí sinh nữ đạt 30 điểm, thậm chí là 30,5 điểm song vẫn trượt nguyện vọng 1 là do không cạnh tranh được với các thí sinh khác về điểm ưu tiên và tiêu chí phụ.

Theo các chuyên gia giáo dục, đối với những thí sinh đã nỗ lực hết sức mình để có một điểm số gần như tuyệt đối mà vẫn không thể bước chân vào ngôi trường mình mơ ước thì cũng là một việc hết sức đáng tiếc. Việc cộng điểm ưu tiên mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra với mục đích hết sức nhân văn để giảm sự chênh lệch vùng miền, ưu tiên cho con em chính sách. Thế nhưng, một thí sinh được cộng tối đa đến hơn 3,5 điểm có phù hợp? Bên cạnh đó, có một thắc mắc lớn trong thí sinh và dư luận là thí sinh khu vực 3 ở các thành phố lớn không có cơ hội vào những trường top đầu như Đại học Y, ĐH Bách khoa... Đại học ngành quân sự, công an vì không có điểm cộng. Nhiều người có quan điểm, làm như vậy là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không công bằng vì có trường lấy ngoài 30 điểm, trong đó bao gồm điểm cộng, trong khi đó thí sinh giỏi tuyệt đối ở các thành phố lớn chỉ được 30 điểm là cùng? Đây là một trong những vấn đề Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem xét và điều chỉnh sao cho phù hợp ở những kỳ thi tiếp theo để kỳ thi thực sự chuẩn hóa đủ để phân loại thí sinh trong xét tuyển và tránh việc nhiều thí sinh điểm cao đúng thực lực thì vẫn trượt, còn thí sinh điểm thấp hơn nhưng được cộng điểm ưu tiên lại đỗ.

Minh Hải

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/tuyen-sinh-dai-hoc-2017-bat-hop-ly-trong-tinh-diem-uu-tien-n134890.html