Từ tên lửa P-500 đến Zircon và nỗi ám ảnh của hải quân phương Tây (3)

Do hiệu suất tuyệt vời của tên lửa chống hạm P-700, loại tên lửa này đã được trang bị trên tàu tuần dương hạt nhân mang tên lửa dẫn đường lớp Kirov của Liên Xô và cũng được trang bị trên cả tàu sân bay Kuznetsov.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar là loại tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, nhưng được cải tiến để trang bị tên lửa hành trình P-700. Trong Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô tuyên bố rằng, mọi tàu sân bay của Mỹ đều được theo sau bởi một tàu ngầm Oscar.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar là loại tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, nhưng được cải tiến để trang bị tên lửa hành trình P-700. Trong Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô tuyên bố rằng, mọi tàu sân bay của Mỹ đều được theo sau bởi một tàu ngầm Oscar.

Hãy tưởng tượng rằng, với tên lửa "sát thủ" như P-700, một chiếc tàu ngầm, hoặc tàu nổi trang bị loại tên lửa này, thực hiện tiến công kiểu "bão hòa", thì ngay cả nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, cũng không thể tồn tại trước một cuộc tiến công dồn dập như vậy.

Hãy tưởng tượng rằng, với tên lửa "sát thủ" như P-700, một chiếc tàu ngầm, hoặc tàu nổi trang bị loại tên lửa này, thực hiện tiến công kiểu "bão hòa", thì ngay cả nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, cũng không thể tồn tại trước một cuộc tiến công dồn dập như vậy.

Vì vậy, các nước phương Tây gán biệt danh loại tên lửa này là "con tàu đắm", vì khi loại tên lửa này đã khai hỏa, các mục tiêu của nó hoàn toàn có thể bị đánh chìm và nó thể hiện nỗi khiếp sợ của hải quân phương Tây, đối với công nghệ tên lửa chống hạm của Liên Xô.

Vì vậy, các nước phương Tây gán biệt danh loại tên lửa này là "con tàu đắm", vì khi loại tên lửa này đã khai hỏa, các mục tiêu của nó hoàn toàn có thể bị đánh chìm và nó thể hiện nỗi khiếp sợ của hải quân phương Tây, đối với công nghệ tên lửa chống hạm của Liên Xô.

Sự tan rã đột ngột của Liên Xô vào năm 1991 đã chấm dứt sự phát triển của Hải quân Liên Xô. Đối với nước Nga non trẻ, nhà máy đóng tàu lớn và duy nhất ở Liên Xô, có khả năng đóng tàu tuần dương và tàu sân bay, đó là Nhà máy đóng tàu Biển Đen, đã trở thành một "xưởng đóng tàu nước ngoài", chỉ trong một đêm.

Sự tan rã đột ngột của Liên Xô vào năm 1991 đã chấm dứt sự phát triển của Hải quân Liên Xô. Đối với nước Nga non trẻ, nhà máy đóng tàu lớn và duy nhất ở Liên Xô, có khả năng đóng tàu tuần dương và tàu sân bay, đó là Nhà máy đóng tàu Biển Đen, đã trở thành một "xưởng đóng tàu nước ngoài", chỉ trong một đêm.

30 năm sau khi Liên Xô tan rã, hầu hết các tàu mặt nước lớn của Hải quân Nga đều bị bỏ hoang và phá dỡ, chỉ còn lại một số tàu chiến như lớp tàu Kirov và Slava. Hệ thống tàu chiến "sát thủ tàu sân bay", mà Liên Xô tốn rất nhiều tiền của để xây dựng năm xưa, đã tan rã.

30 năm sau khi Liên Xô tan rã, hầu hết các tàu mặt nước lớn của Hải quân Nga đều bị bỏ hoang và phá dỡ, chỉ còn lại một số tàu chiến như lớp tàu Kirov và Slava. Hệ thống tàu chiến "sát thủ tàu sân bay", mà Liên Xô tốn rất nhiều tiền của để xây dựng năm xưa, đã tan rã.

Ngay cả hôm nay, "tia sáng lớn" thực sự trong hải quân Nga, vẫn là các tàu tuần dương và khu trục hạm cỡ lớn khác nhau, được đóng từ thời Liên Xô. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hải quân Nga đã phát triển và đóng các tàu chiến lớn nhất là tàu đổ bộ, thuộc đề án 11711, và trọng tải của nó chỉ là 5.000 tấn.

Ngay cả hôm nay, "tia sáng lớn" thực sự trong hải quân Nga, vẫn là các tàu tuần dương và khu trục hạm cỡ lớn khác nhau, được đóng từ thời Liên Xô. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, hải quân Nga đã phát triển và đóng các tàu chiến lớn nhất là tàu đổ bộ, thuộc đề án 11711, và trọng tải của nó chỉ là 5.000 tấn.

Hiện nay, trình độ phát triển và đóng tàu chiến mặt nước của quân đội Nga đã trở lại; những năm gần đây, quân đội Nga đã đưa vào nhập biên các loại tàu nhỏ từ 800 đến 4.000 tấn. Trong trường hợp này, việc phát triển một "sát thủ tàu sân bay" mới, đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Hải quân Nga.

Hiện nay, trình độ phát triển và đóng tàu chiến mặt nước của quân đội Nga đã trở lại; những năm gần đây, quân đội Nga đã đưa vào nhập biên các loại tàu nhỏ từ 800 đến 4.000 tấn. Trong trường hợp này, việc phát triển một "sát thủ tàu sân bay" mới, đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Hải quân Nga.

Năm 2017, Hải quân Nga công khai thông báo, họ đã thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm tầm xa 3M22 Zircon thế hệ mới; hình dáng của tên lửa chống hạm có tên Zircon này, rất giống tên lửa siêu thanh X-51A Waverider, mà Mỹ đã thử nghiệm trước đó.

Năm 2017, Hải quân Nga công khai thông báo, họ đã thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm tầm xa 3M22 Zircon thế hệ mới; hình dáng của tên lửa chống hạm có tên Zircon này, rất giống tên lửa siêu thanh X-51A Waverider, mà Mỹ đã thử nghiệm trước đó.

Truyền thông Nga cho biết, Zircon có thể bay với tốc độ cực nhanh là Mach 8, thậm chí Mach 10 (11.000 km/giờ). Như vậy, để vượt qua quãng đường 1.000 km, tên lửa sẽ chỉ mất khoảng 5-6 phút để đến mục tiêu, hệ thống phòng thủ trên các tàu chiến đối phương sẽ chỉ có thời gian rất ngắn để phát hiện tên lửa, và gần như không có cơ hội nào để đánh chặn.

Truyền thông Nga cho biết, Zircon có thể bay với tốc độ cực nhanh là Mach 8, thậm chí Mach 10 (11.000 km/giờ). Như vậy, để vượt qua quãng đường 1.000 km, tên lửa sẽ chỉ mất khoảng 5-6 phút để đến mục tiêu, hệ thống phòng thủ trên các tàu chiến đối phương sẽ chỉ có thời gian rất ngắn để phát hiện tên lửa, và gần như không có cơ hội nào để đánh chặn.

Zircon dự kiến sẽ được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng thế hệ thứ 5 Husky; và hiện Nga đang dần thay thế các tên lửa chống hạm cũ P-500, trên tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Slava. Và trong tương lai gần, Zircon cũng có thể được trang bị trên những khinh hạm cỡ 2.000 tấn.

Zircon dự kiến sẽ được trang bị trên tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng thế hệ thứ 5 Husky; và hiện Nga đang dần thay thế các tên lửa chống hạm cũ P-500, trên tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Slava. Và trong tương lai gần, Zircon cũng có thể được trang bị trên những khinh hạm cỡ 2.000 tấn.

Theo thông tin mới nhất của Nga, tàu tuần dương Đô đốc Nasimov, thuộc lớp Kirov, đang trong quá trình nâng cấp và sửa đổi, cũng đã xác nhận rằng nó sẽ tháo bỏ tên lửa P-700 và thay thế bằng tên lửa chống hạm Zircon.

Theo thông tin mới nhất của Nga, tàu tuần dương Đô đốc Nasimov, thuộc lớp Kirov, đang trong quá trình nâng cấp và sửa đổi, cũng đã xác nhận rằng nó sẽ tháo bỏ tên lửa P-700 và thay thế bằng tên lửa chống hạm Zircon.

Do tên lửa Zircon vẫn được giữ bí mật cao, thế giới bên ngoài chỉ biết rằng tầm bắn thử nghiệm của tên lửa Zircon là 500 km; và quân đội Nga cho biết, loại tên lửa này có tầm bắn tối đa 1.000 km, và với tốc độ khoảng 9 Mach, độ cao hành trình là 40 km; vượt xa mức 2,5 Mach của P-700.

Do tên lửa Zircon vẫn được giữ bí mật cao, thế giới bên ngoài chỉ biết rằng tầm bắn thử nghiệm của tên lửa Zircon là 500 km; và quân đội Nga cho biết, loại tên lửa này có tầm bắn tối đa 1.000 km, và với tốc độ khoảng 9 Mach, độ cao hành trình là 40 km; vượt xa mức 2,5 Mach của P-700.

Do hiện nay, các nước trên thế giới vẫn chưa có hệ thống phòng không có khả năng đánh chặn tên lửa có tốc độ siêu thanh như Zircon, điều này giúp Zircon có được lợi thế "phi đối xứng", trong cuộc đối đầu với Hải quân phương Tây; đặc biệt là Hải quân Mỹ. Và huyền thoại về “sát thủ tàu sân bay” dưới bầu trời đỏ, sẽ được tên lửa Zircon viết tiếp.

Do hiện nay, các nước trên thế giới vẫn chưa có hệ thống phòng không có khả năng đánh chặn tên lửa có tốc độ siêu thanh như Zircon, điều này giúp Zircon có được lợi thế "phi đối xứng", trong cuộc đối đầu với Hải quân phương Tây; đặc biệt là Hải quân Mỹ. Và huyền thoại về “sát thủ tàu sân bay” dưới bầu trời đỏ, sẽ được tên lửa Zircon viết tiếp.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tu-ten-lua-p-500-den-zircon-va-noi-am-anh-cua-hai-quan-phuong-tay-3-1493803.html