Từ lá phiếu duy nhất

Còi Vàng là cuộc bỏ phiếu kín. Hy vọng là từ xưa tới nay nguyên tắc ấy đều được tôn trọng. Thế thì trong số 88 cử tri, ai là người duy nhất bỏ phiếu Còi Vàng cho trọng tài Nguyễn Trọng Thư?

Các cuộc bình bầu bình thường vẫn xảy ra kết quả dạng ấy. Một hoặc một vài đề cử vẫn nhận được 1 phiếu cho vị trí cao nhất trong khi đa số (đơn vị hàng chục, hàng trăm) lựa chọn đề cử khác. Trong thể thao, chuyện này xảy ra khá phổ biến. Nó cũng xảy ra cả ở cấp độ quốc tế, tại cuộc bầu chọn Cầu thủ xuất sắc nhất của FIFA. Nhưng khi ấy rất dễ đoán, một cầu thủ của Maldives hay Timor Leste được 1 phiếu bầu xuất sắc nhất TG thì chắc chắn, người bầu chọn phải là VSIHLV trưởng của ĐTQG 1 trong 2 quốc gia này. Có thể gọi những lá phiếu loại này là vô trách nhiệm nếu nó không mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa. Thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng mỗi năm chỉ có vài cuộc bầu chọn: VĐV và HLV tiêu biểu, Quả bóng Vàng, hay đơn giản hơn là HLV, cầu thủ, đội bóng xuất sắc nhất tháng ở V-League. Không nhiều, nhưng qua năm tháng, hoặc do nhiễm thói quen bỏ phiếu ở lĩnh vực khác, nó cũng hình thành thứ văn hóa bỏ phiếu ở lĩnh vực thể thao: bầu cho thân quen, hoặc chọn cái tên nghe kêu kêu đèm đẹp, hoặc chọn và gạch theo người bên cạnh. Đề cử Nguyễn Trọng Thư chỉ được 1 phiếu Còi Vàng Giới truyền thông thể thao được mời làm “cử tri” ở hầu hết các cuộc bầu chọn nói trên, cũng có một xu hướng khá phổ biến: hỏi nhau bầu ai và đoán ai trúng sẽ điền tên người đó. Năm nay, giới truyền thông đồn đại về chiến thắng của Võ Minh Trí, nếu không khuyên nhau, không rủ nhau thì cũng tự khắc điền tên trọng tài có đẳng cấp FIFA này, chứ khó có 1 cử tri nào đó lại bầu cho trọng tài trẻ Nguyễn Trọng Thư. Trong số 88 phiếu bầu phát ra, ngoài truyền thông có 30 phiếu, VFF có 1 phiếu, hội đồng trọng tài quốc gia có 2 phiếu, các giám sát có 14 phiếu, phòng điều hành trọng tài có 1 phiếu, còn trọng tài và trợ lý có tới 41 phiếu. Hãy phân tích tiếp. Nó không thể là của VFF bởi rất khó xảy ra chuyện một tổ chức bóng đá lại đi ngược suy nghĩ của số đông, của tất cả các giới. Thế thì phải chăng, nó là sản phẩm của những người có liên quan trực tiếp tới công tác trọng tài từ phân công nhiệm vụ, giám sát cho tới giới cầm còi và cầm cờ? Rõ ràng, trong một cuộc đua mà người chiến thắng không còn bất ngờ, thì việc lọt một phiếu bầu Còi Vàng cho người về cuối như thế là đáng suy ngẫm. Khoảng cách giữa các ứng viên và chất lượng của những người được đề cử. Và ngay cả người chiến thắng. Võ Minh Trí là trọng tài tốt nhất trong năm, nhưng nếu so với chính bản thân trọng tài này, mùa 2010 lại là sự đi xuống so với 2 mùa trước, bị chỉ trích nhiều nhất khi tiếng còi của anh có dấu hiệu không còn tròn trịa nữa. Và phải chăng, cũng tới lúc chúng ta phải xem xét lại giá trị thực sự của danh hiệu Còi Vàng? Vũ Hoàng

Nguồn TT&VH: http://thethaovanhoa.vn/128n20101015113705404t0/tu-la-phieu-duy-nhat.htm