Trường ĐH Văn Hiến tạo sân chơi để SV lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống

Trường Đại học Văn Hiến vừa tổ chức Cuộc thi 'Theo dòng Văn Hiến Việt Nam 2024'.

Theo dòng Văn Hiến Việt Nam-một cuộc thi vừa mang tính học thuật, vừa mang tính ứng dụng, thực hành.

Theo dòng Văn Hiến Việt Nam-một cuộc thi vừa mang tính học thuật, vừa mang tính ứng dụng, thực hành.

Hướng đến nhiều giá trị tinh thần tích cực

Với mục đích trau dồi kiến thức văn hóa - lịch sử dân tộc cho sinh viên, Trường Đại học Văn Hiến nói riêng và các trường Đại học trong nước nói chung, góp phần nâng cao ý thức của thế hệ trẻ trong việc lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tạo sân chơi bổ ích để sinh viên kết nối, mở rộng không gian giao lưu học thuật, phát triển tư duy sáng tạo, thực hành kỹ năng ứng dụng kiến thức về văn hóa, khơi nguồn cảm hứng học tập - nghiên cứu khoa học.

Nội dung cuộc thi thể hiện sự nhận thức, hiểu biết về văn hóa - lịch sử Việt Nam.

Nội dung cuộc thi thể hiện sự nhận thức, hiểu biết về văn hóa - lịch sử Việt Nam.

Theo dòng Văn Hiến Việt Nam-một cuộc thi vừa mang tính học thuật, vừa mang tính ứng dụng, thực hành, để các bạn sinh viên có cơ hội thể hiện tiếng nói của mình với những giá trị tinh thần truyền thống, với đặc trưng văn hóa, cội nguồn dân tộc, lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.

Nội dung cuộc thi thể hiện sự nhận thức, hiểu biết về văn hóa - lịch sử Việt Nam, tư duy sáng tạo, kỹ năng xây dựng kịch bản, khả năng nghệ thuật của sinh viên qua biểu diễn, hóa trang, trưng bày, thuyết minh, hùng biện về giá trị văn hóa dân tộc.

Đặc biệt hơn, cuộc thi có sự hỗ trợ quan trọng của Ban cố vấn chuyên môn rất “kỳ cựu” được nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ, yêu thích và giới học thuật tôn trọng.
Đó là nhà sử học Dương Trung Quốc, hiện là Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Sử học, Tổng Biên tập tạp chí Xưa & Nay, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII, XIV; GS. TSKH Lê Ngọc Trà, nguyên Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Văn Hiến, Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2006); GS. TS Phan Thị Thu Hiền, nguyên Trưởng khoa Khoa Hàn Quốc học, nguyên Phó Trưởng khoa Khoa Văn hóa học, hiện là Giảng viên cao cấp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Giải thưởng Cống hiến giáo dục toàn cầu do Tập đoàn Giáo dục Daekyo, Hàn Quốc trao tặng năm 2017.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ, cuộc thi hướng đến nhiều giá trị tinh thần tích cực. Đây cũng là cách để tôi không chỉ đóng góp chút hiểu biết của mình mà còn có cơ hội được học hỏi, giao lưu với các bạn trẻ.

“Tôi nhận thấy việc giới trẻ chủ động phát huy những giá trị văn hóa truyền thống là vô cùng cần thiết. Thực tiễn lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy, chính Văn hiến là nguồn lực quan trọng nhất tạo nên sức mạnh của dân tộc.
Không chỉ trong sự nghiệp giữ nước, chống ngoại xâm mà cả trong xây dựng quốc gia, Văn hiến cũng là cốt lõi để giữ vững chủ quyền lãnh thổ, bản sắc dân tộc và sự thịnh vượng của đất nước. Trong công cuộc Đổi mới và Hội nhập rộng lớn hiện tại, điều này càng có giá trị”, nhà sử học Dương Trung Quốc nói.

Bồi dưỡng nhận thức và tri thức về lịch sử - văn hóa dân tộc

Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng nhấn mạnh, ta có thể nhắc lại, sau giá trị như một “tuyên ngôn độc lập” của áng “thơ thần” thời Lý, triều đại mở đầu cho sự nghiệp gây dựng nền Văn Hiến “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư”, chúng ta có danh thần thời Lê - Ức trai Nguyễn Trãi nhắc trong “Đại Cáo bình Ngô”: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền Văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác…”.

Cuộc thi hứa hẹn nhiều điều thú vị.

Cuộc thi hứa hẹn nhiều điều thú vị.

Hoàng đế Gia Long trong một bài thơ cũng khẳng định tinh thần này: “Văn Hiến thiên niên quốc/ Xa thư Vạn lý đồ/ Hồng Bàng khai lịch hậu/ Nam phục nhất Đường Ngu” (Nước ta đã có nền Văn hiến ngàn năm/ Đất đai đã nhất thống vạn dặm/ Kể từ Hồng Bàng dựng nước, đền nay/ Nước Nam đã thịnh vượng như đời Đường, Ngu (của Trung Hoa)”.

Thời điểm này, thế hệ trẻ càng phải thấm nhuần điều đó. Sinh viên là nguồn nhân lực quan trọng, làm chủ đất nước, nên cần phải được giáo dục, bồi dưỡng nhận thức và tri thức về lịch sử - văn hóa dân tộc. Cuộc thi “Theo dòng Văn Hiến Việt Nam” chính là một phương cách để đạt tới mục tiêu ấy.

Đây sẽ là cuộc thi hứa hẹn nhiều điều thú vị, là sân chơi lành mạnh, thú vị để sinh viên thỏa sức thể hiện bản thân, học tập và lan tỏa thêm nhiều giá trị đẹp cho văn hóa và lịch sử nước nhà.

Cuộc thi đã quy tụ được 32 đội thi đến từ 8 trường đại học khác nhau, diễn ra từ ngày 2/5 đến 31/5/2024. Các đội thi sẽ phải trải qua các vòng thi: Vòng Sơ loại; Vòng 1, vòng 2, vòng 3; Chung kết.

Theo đó, vòng sơ loại kết thúc vào ngày 2/ 5/ 2024, chính thức công bố kết quả chọn 10 đội thi được vào vòng 1.

Vòng 1 có chủ đề “Ngàn năm Văn hiến” tổ chức vào ngày 18/5/2025 HungHau Campus, Trường Đại học Văn Hiến – Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Khu đô thị Nam Thành phố. Nội dung nhằm tái hiện danh nhân văn hóa/ anh hùng dân tộc tiêu biểu trong lịch sử văn hóa Việt Nam bằng hình thức sân khấu hóa (diễn kịch, ca múa nhạc, cải lương...).

Cuộc thi đã quy tụ được 32 đội thi đến từ 8 trường đại học khác nhau.

Cuộc thi đã quy tụ được 32 đội thi đến từ 8 trường đại học khác nhau.

Sau vòng 1 chọn 8 đội tham gia vòng 2 với chủ đề “Non sông gấm hoa” ” tổ chức vào ngày 25/5/2025 tại HungHau Campus, Trường Đại học Văn Hiến – Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Khu đô thị Nam Thành phố. Nội dung là trưng bày, biểu diễn và thuyết minh về đặc trưng văn hóa truyền thống vùng, miền (gồm trang phục truyền thống, ẩm thực, văn nghệ dân gian),

Sau vòng 2 sẽ chọn ra 5 đội tham gia vòng 3 với chủ đề “Tri thức tuổi trẻ” ” tổ chức vào ngày 31/5/2025 tại HungHau Campus, Trường Đại học Văn Hiến – Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Khu đô thị Nam Thành phố với 2 phần thi: Thi hiểu biết về văn hóa, lịch sử dân tộc và thi hùng biện với chủ đề “Thế hệ trẻ phát huy giá trị văn hóa truyền thống", thể lệ gồm:

Đây là cuộc thi kéo dài với nhiều vòng thi, cũng là sân chơi qui tụ nhiều đội/ nhóm sinh viên từ các trường đại học tham gia, thể hiện được năng lực sáng tạo, tinh thần kết nối và nhiệt tình, hào hứng của giới trẻ.

Anh Nguyễn

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/truong-dh-van-hien-tao-san-choi-de-sv-luu-giu-nhung-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-post684190.html