Trung tâm văn hóa cấp huyện: Bộ mặt văn hóa của địa phương, nơi hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của người dân

VH- Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm Văn hóa (TTVH) cấp huyện và chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích từ thực tiễn hoạt động của các TTVH, qua đó kiến nghị và đề xuất các giải pháp khả thi để khắc phục những hạn chế, tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của TTVH cấp huyện trong thời gian tới, tại TP.HCM, Cục Văn hóa cơ sở đã phối hợp với Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP.HCM và Sở VHTTDL TP.HCM tổ chức Hội nghị - hội thảo về TTVH cấp huyện khu vực phía Nam.

Nơi hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân Báo cáo của Cục Văn hóa cơ sở cho biết, cả nước hiện có 541/697 TTVH cấp huyện (đạt tỷ lệ 78%). Từ năm 2000 – 2010, thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cơ sở, Bộ VHTTDL đã hỗ trợ 330 xe ô tô chuyên dụng văn hóa thông tin lưu động tổng hợp cho các TTVH cấp huyện và tỉnh. Qua đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động, các TTVH đã thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời có bước chuyển tích cực trong việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập,... Chia sẻ kinh nghiệm và thực trạng hoạt động của TTVH tại địa phương mình, các đại biểu cho biết, đa phần thiết chế văn hóa cấp huyện đã trở thành nơi hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân. Đây còn là nơi hướng dẫn các hoạt động văn hóa thể thao cho thiết chế văn hóa cấp xã, làng, thôn, ấp, bản,... góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Tuy nhiên, vẫn còn một số TTVH cấp huyện chưa phát huy hết công suất hoạt động của mình, nội dung hoạt động chưa thu hút công chúng tham gia sinh hoạt. Ông Nguyễn Văn Tấn, Vụ trưởng, Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ VHTTDL tại TP.HCM khẳng định, hệ thống thiết chế văn hóa cấp huyện đã phát huy được công năng sử dụng và giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức hoạt động tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị - xã hội, là bộ mặt văn hóa của địa phương. Các nội dung hoạt động phong phú và thiết thực hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, ông Tấn cũng chỉ ra sự phát triển của hệ thống thiết chế văn hóa cấp huyện đến nay vẫn chưa phát huy được đúng tiềm năng vốn có. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất phần lớn đã bị xuống cấp và thiếu đồng bộ về trang thiết bị, đội ngũ cán bộ tác nghiệp còn thiếu và yếu, kinh phí tổ chức hoạt động còn hạn hẹp, sự phối hợp giữa cơ quan các cấp từ Trung ương đến địa phương chưa chặt chẽ, một số địa phương chưa có sự quan tâm đầy đủ đến phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cấp huyện,... Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2015 và 2020, 90%-100% số quận, huyện, thị xã có nhà văn hóa và thư viện; 80-90% số xã và thị trấn có nhà văn hóa; 60-70% số làng, bản, ấp có nhà văn hóa. Xây dựng một số công trình văn hóa xứng tầm với thời đại tại Thủ đô Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố lớn của các nước”. (Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) Sản phẩm văn hóa phải được công chúng đón nhận Theo định hướng và mục tiêu Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các đại biểu cho rằng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, trong đó xây dựng thiết chế văn hóa cấp huyện là yêu cầu thiết thực cần kiên trì và quyết tâm thực hiện. Theo ông Trần Minh Chính, Cục phó Cục Văn hóa cơ sở, để làm được điều này phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa để mời gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động của thiết chế văn hóa; khai thác tính chủ động và ý thức xây dựng, bảo vệ thiết chế văn hóa của nhân dân trên địa bàn. Các địa phương phải xác định rõ địa điểm, quỹ đất và cơ chế đầu tư ngân sách để xây dựng thiết chế văn hóa cấp huyện phù hợp với phong tục tập quán, đặc điểm vùng, miền. Liên quan đến chiến lược hoạt động, ông Đỗ Thanh Trang, Phó giám đốc Sở VHTTDL Cà Mau góp ý, xây dựng thiết chế văn hóa phải đi kèm với bộ máy, kinh phí và phương thức hoạt động chứ không phải xây dựng xong rồi bỏ không, bất động. Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, ông Phạm Văn Muộn, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận chia sẻ, một thiết chế văn hóa hoàn chỉnh phải có đầy đủ cơ sở vật chất, kinh phí, con người và phương thức hoạt động. Thực tế hiện nay hầu hết các thiết chế văn hóa chưa hội đủ các yếu tố nói trên nên thực trạng hoạt động còn yếu. Do đó, nên tập trung đầu tư, xây dựng một thiết chế văn hóa hoàn chỉnh theo đúng nghĩa, đừng tạo dựng cái vỏ hình thức bên ngoài, nhưng ruột thì trống rỗng. Đồng quan điểm trên, đại diện Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk cho rằng, nên tăng diện tích đối với các thiết chế văn hóa khu vực miền núi để tăng cường các hoạt động văn hóa, thể thao ngoài trời cho nhân dân. Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, các TTVH cần được xây dựng tại khu dân cư để người dân có điều kiện tham gia sinh hoạt văn hóa, tinh thần. Hiện nay có không ít TTVH cấp huyện xây dựng ngay tại khu hành chính nên chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia. Ngoài ra, các đại biểu còn thảo luận TTVH cấp huyện nên thuộc UBND hay thuộc Phòng Văn hóa – Thông tin. n “Xây dựng, hoàn thiện, củng cố hệ thống thiết chế văn hóa từ Trung ương đến địa phương. Chú trọng đổi mới nội dung hoạt động của hệ thống nhà văn hóa, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động theo nguyên tắc chuyên nghiệp hóa tất cả các bộ phận trong cơ cấu của một thiết chế văn hóa”. Với nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể gồm: Hoàng Hải

Nguồn Báo Văn hóa: http://www.baovanhoa.vn/doisong/28352.vho