Trung tâm Shorenstein: Giai đoạn phôi thai và sáng lập

Năm 1986, Trung tâm Shorenstein được sáng lập, nhưng nó có nguồn gốc từ thời kỳ đầu của trường John F. Kennedy.

LTS: Nhân kỷ niệm 25 năm thành lập Trung tâm Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shorenstein thuộc Đại học Harvard, một trung tâm có ảnh hưởng lớn tới chính trị Hoa Kỳ, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu những bước đi mang tính lịch sử của Trung tâm.

Phôi thai

Trường Kennedy rất đáng chú ý khi tuyên bố sứ mệnh của mình là giảng dạy và nghiên cứu, kết hợp với việc tham gia vào thế giới thực, những điều khiến trường này trở nên thật khác biệt.

Ngay từ những ngày đầu, các lãnh đạo của trường Kennedy nhận ra rằng việc tham gia vào lĩnh vực báo chí nên là một phần trọng tâm của trường. Đầu tiên, Học viện chính trị (Institute of Politics) được sáng lập năm 1966 đảm nhận vai trò đó với nhiệm vụ truyền cảm hứng cho những người trẻ tuổi đối với những công việc trong lĩnh vực công.

Jonathan Moore là một thành viên trong nhóm nghiên cứu sinh đầu tiên của Học viên Chính trị và được chọn làm giám đốc Học viện này vào năm 1974. Dưới sự điều hành của Moore, Học viện Chính trị tăng cường tham gia vào lĩnh vực báo chí, tiến hành nghiên cứu, tài trợ cho các hội nghị và mời các nhà báo đến Harvard làm nghiên cứu sinh.

Moore và những người khác nhận ra rằng lĩnh vực này quá quan trọng để không thể coi như là một bộ phận phụ của học viện này, và năm 1980, ông đã phác thảo một bản đề xuất thành lập trung tâm của Harvard về báo chí, chính trị và chính sách công. Graham Allison, Hiệu trưởng của trường Kennedy, and Derek Bok, hiệu trưởng trường Harvard rất hưởng ứng ý tưởng này.

Một ban lập kế hoạch cho trung tâm mà Moore đã đề xuất ra đời bao gồm Samuel H. Beer, Hale Champion, Marty Linsky, Jonathan Moore, Richard E. Neustadt, Anthony G. Oettinger, David Riesman, Robin Schmidt và James C. Thomson Jr. Một ban tư vấn cũng được hình thành gồm các thành viên: David Broder, Otis Chandler, Hedley W. Donovan, Katharine Graham, Stephen Hess, James Hoge, J. Anthony Lukas, Robert J. Manning, Alan L. Otten, Dan Rather, Jack Rosenthal, Frank Stanton và William O. Taylor.

Trường Harvard lập ra một quỹ ủng hộ mang tên "Trung tâm Truyền thông, Chính trị và Chính sách công" với khoản tiền 50.000 đô la chuyển khoản từ Học viện Chính trị. Những tổ chức hảo tâm thời gian đầu bao gồm: Quỹ tài trợ toàn cầu Boston (Boston Globe Foundation), Tập đoàn Cox (Cox Enterprises), Jane Bancroft Cook, Quỹ từ thiện Jessie B. Cox (Jessie B. Cox Charitable Trust), Gardner Cowles, Walter Cronkite, tập đoàn Field (Field Enterprises), Quỹ tài trợ General Electric (General Electric Foundation) và Quỹ Philip L. Graham.

Học viện Chính trị tiếp tục tổ chức những sự kiện và tiến hành nghiên cứu về báo chí và chính trị, và tiếp tục gây quỹ cho trung tâm mới. Những nỗ lực này mang lại kết quả là đã gây dựng được quỹ ủng hộ 5 triệu đô la cho các chương trình giáo sư và học bổng nghiên cứu sinh.

Ngày 10-3-1985, Joan Shorenstein Barone qua đời vì bệnh ung thư ở tuổi 38. Thời điểm trước khi chết, bà là nhà sản xuất của chương trình Tin tức buổi tối với Dan Rather của đài CBS (The CBS Evening News with Dan Rather). Joan đã được David Broder, một phóng viên của tờ Bưu điện Washington (Washington Post) truyền cảm hứng để tham gia vào lĩnh vực báo chí chính trị. David Broder là nghiên cứu sinh của Học viện Chính trị năm 1969 khi Joan là sinh viên mới tốt nghiệp Harvard. Sau khi Joan qua đời, bố mẹ bà là Walter H. và Phyllis J. Shorenstein, mong muốn xây đài tưởng niệm cho con gái họ. Trong những cuộc trò chuyện với Thượng nghị sĩ Edward M. Kennedy, Graham Allison, Derek Bok và Jonathan Moore, gia đình Shorenstein đã được thuyết phục rằng một trung tâm nghiên cứu của Harvard dành để nghiên cứu báo chí và chính trị sẽ là món quà tuyệt vời nhất đối với Joan.

Phyllis Shorenstein

Tuyên bố thành lập

Ngày 10-12-1985, trường Harvard tuyên bố Walter và Phyllis Shorenstein ủng hộ khoản tiền 5 triệu đô la cho một trung tâm mới mang tên Trung tâm Joan Shorenstein Barone về báo chí, chính trị và chính sách công.

Trong những năm sau đó, ông Shorenstein đóng góp thêm 10 triệu đô la cũng như rất nhiều quà tặng khác để ủng hộ văn phòng ở Washington và những chương trình của trung tâm. Năm 1995, trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Joan Shorenstein về báo chí, chính trị và chính sách công.

Ngày 27/9/1986, Trung tâm Shorenstein chính thức đi vào hoạt động. Benjamin C. Bradlee đọc bài diễn văn về an ninh quốc gia và báo chí, và Thượng nghị sĩ Edward M. Kennedy, David Broder, Derek Bok, Walter H. Shorenstein và Jonathan Moore bình luận.

Trung tâm Shorenstein trở thành trung tâm đầu tiên mang tên trung tâm nghiên cứu tại trường Kennedy của Harvard.

Xây dựng trung tâm

Nhà khoa học chính trị xuất sắc Nelson W. Polsby được bổ nhiệm làm giáo sư thỉnh giảng chức vị Frank Stanton Chair of the First Amendment và đến trung tâm vào mùa thu năm 1986. Ông cũng là quyền giám đốc Trung tâm Shorenstein.

Polsby tuyển những nghiên cứu sinh đầu tiên cho trung tâm và tuyển dụng nhân viên. Trung tâm trở thành "ngôi nhà" đối với những sinh viên tốt nghiệp Harvard và trường Kennedy đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo quan trọng trong lĩnh vực báo chí, chính trị và chính sách công.

Trong năm đầu tiên, các diễn giả khách mời bao gồm Howell Raines, Leonard Downie, Geoffrey Smith, Tom Patterson, Alan Ehrenhalt, Dan Hallin, W. Russell Neuman, Stephen Hess và nhiều người khác.

Polsby và Gary Orren, giáo sư trường Kennedy đồng giảng buổi hội thảo về báo chí và chính trị và đồng biên tập Truyền thông và Động lực ( Media and Momentum: The New Hampshire Primary and Nomination Politics). Trung tâm Shorenstein đã đồng tài trợ cuộc hội thảo về "Bầu cử, Quan điểm dư luận và cuộc bầu cử 1988" với những nghiên cứu về bầu cử quốc gia.

Ngày 1/6/1987, nhà báo kỳ cựu Marvin Kalb trở thành giám đốc Trung tâm Shorenstein và Edward R. Murrow là Giáo sư Báo chí và chính sách công. Sau đó, chức giáo sư của Murrow được chu cấp thông qua những quà tặng hào phóng từ G. Barry Bingham Jr., Mary Bingham, và nhiều cá nhân, tập đoàn và quỹ tài trợ khác.

Một trong những bước tiến đầu tiên của Kalb khi làm giám đốc là đề xuất một seri phỏng vấn truyền hình với tất cả các ứng cử viên tổng thống. Mùa thu năm 1987, một seri gồm 12 phần "Những ứng cử viên cho năm 1988" (Candidates '88) được phát sóng trên PBS.

Trong chương trình này Kalb phỏng vấn các ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa và Đảng dân chủ, phát sóng trực tiếp từ Diễn đàn của trường Kennedy. Một cuốn sách về seri này được xuất bản, trong đó có những bài viết về tất cả các ứng cử viên tổng thống do một nghiên cứu sinh của trung tâm Shorenstein là Hendrik Hertzberg thực hiện.

Còn tiếp

Nguồn TuanVietNam: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-11-01-trung-tam-shorenstein-giai-doan-phoi-thai-va-sang-lap