'Trùm' đạo nhái vũ khí Trung Quốc tố cáo Myanmar sao chép súng QBZ-97

Truyền thông Trung Quốc mới đây đã công khai chỉ trích hành động của Quân đội Myanmar khi đã sao chép một cách trắng trợn mẫu súng trường tấn công QBZ-97 rất nổi tiếng của nước này.

Quân đội Myanmar có sức mạnh trung bình khá ở khu vực Đông Nam Á, với trang bị khá lạc hậu và khả năng chiến đấu khá hạn chế, lực lượng vũ trang này cũng ít được chú ý đến. Ngoài ra hiện nay họ còn phải chống chọi lại sự hoành hành của phiến quân chống chính phủ trong thời gian dài, vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Ảnh: Binh sĩ thuộc quân đội Myanmar với trang bị khá hạn chế.

Quân đội Myanmar có sức mạnh trung bình khá ở khu vực Đông Nam Á, với trang bị khá lạc hậu và khả năng chiến đấu khá hạn chế, lực lượng vũ trang này cũng ít được chú ý đến. Ngoài ra hiện nay họ còn phải chống chọi lại sự hoành hành của phiến quân chống chính phủ trong thời gian dài, vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Ảnh: Binh sĩ thuộc quân đội Myanmar với trang bị khá hạn chế.

Dù cho là một quốc gia đang phát triển, chi tiêu quốc phòng thấp nhưng Myanmar lại có một nền công nghiệp quốc phòng khá phát triển và tự chủ. Về vũ khí cá nhân, họ đã có thể sản xuất nhiều loại để trang bị cho những người lính của mình như súng trường tấn công, súng máy hạng nhẹ, súng bắn tỉa bán tự động,… và đặc biệt là mẫu súng trường tấn công MA-1 Mk III hiện đại nhất được ra mắt cách đây không lâu Ảnh: Binh sĩ Myanmar trong một lần làm nhiệm vụ.

Dù cho là một quốc gia đang phát triển, chi tiêu quốc phòng thấp nhưng Myanmar lại có một nền công nghiệp quốc phòng khá phát triển và tự chủ. Về vũ khí cá nhân, họ đã có thể sản xuất nhiều loại để trang bị cho những người lính của mình như súng trường tấn công, súng máy hạng nhẹ, súng bắn tỉa bán tự động,… và đặc biệt là mẫu súng trường tấn công MA-1 Mk III hiện đại nhất được ra mắt cách đây không lâu Ảnh: Binh sĩ Myanmar trong một lần làm nhiệm vụ.

Mạng xã hội Myanmar thời gian vừa qua đã lan truyền những hình ảnh mới nhất về việc các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm của quân đội nước này đã bắt đầu đưa vào trang bị mẫu súng trường tấn công MA-1 Mk III kiểu mới hiện đại nhằm thay thế cho súng MA-1 Mk II. Dù súng MA-1 Mk III đã xuất hiện trước đây trong một số cuộc duyệt binh của Myanmar tuy nhiên gần đây nó mới chính thức được đưa vào trang bị. Ảnh: Lính đặc nhiệm Myanmar với súng trường tấn công MA-1 Mk III kiểu mới.

Mạng xã hội Myanmar thời gian vừa qua đã lan truyền những hình ảnh mới nhất về việc các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm của quân đội nước này đã bắt đầu đưa vào trang bị mẫu súng trường tấn công MA-1 Mk III kiểu mới hiện đại nhằm thay thế cho súng MA-1 Mk II. Dù súng MA-1 Mk III đã xuất hiện trước đây trong một số cuộc duyệt binh của Myanmar tuy nhiên gần đây nó mới chính thức được đưa vào trang bị. Ảnh: Lính đặc nhiệm Myanmar với súng trường tấn công MA-1 Mk III kiểu mới.

Và tất nhiên là không quá khó để chúng ta có thể nhận ra ngay đây chính là một bản sao chép y đúc với mẫu súng trường tấn công Type-97/ QBZ-97 nổi tiếng của Trung Quốc không hề có chút khác biệt nào. Chỉ có chi tiết Myanmar đã cải tiến sử dụng vật liệu tổng hợp kiểu mới có màu nâu nhạt khá đặc trưng, không phải đen toàn bộ như nguyên mẫu. Ảnh: Lính đặc nhiệm Myanmar với một khẩu MA-1 Mk III.

Và tất nhiên là không quá khó để chúng ta có thể nhận ra ngay đây chính là một bản sao chép y đúc với mẫu súng trường tấn công Type-97/ QBZ-97 nổi tiếng của Trung Quốc không hề có chút khác biệt nào. Chỉ có chi tiết Myanmar đã cải tiến sử dụng vật liệu tổng hợp kiểu mới có màu nâu nhạt khá đặc trưng, không phải đen toàn bộ như nguyên mẫu. Ảnh: Lính đặc nhiệm Myanmar với một khẩu MA-1 Mk III.

Và ngay lập tức, truyền thông Trung Quốc đã không thể nào bỏ qua vấn đề này. Họ chỉ trích Myanmar đã đạo nhái một cách trắng trợn súng trường tấn công của Trung Quốc mà chưa hề có bất cứ một sự xin phép nào từ nhà sản xuất Norinco, nơi đã thiết kế chế tạo ra QBZ-97. Từ trước đến nay, người ta vẫn thường nghĩ về Trung Quốc là một quốc gia thường xuyên sao chép vũ khí cả có lẫn không có sự cho phép của chủ sở hữu, tuy nhiên lần này chính họ lại bị sao chép vũ khí công khai. Ảnh: Binh sĩ Myanmar với súng trường tấn công MA-1 Mk III trong lễ duyệt binh.

Và ngay lập tức, truyền thông Trung Quốc đã không thể nào bỏ qua vấn đề này. Họ chỉ trích Myanmar đã đạo nhái một cách trắng trợn súng trường tấn công của Trung Quốc mà chưa hề có bất cứ một sự xin phép nào từ nhà sản xuất Norinco, nơi đã thiết kế chế tạo ra QBZ-97. Từ trước đến nay, người ta vẫn thường nghĩ về Trung Quốc là một quốc gia thường xuyên sao chép vũ khí cả có lẫn không có sự cho phép của chủ sở hữu, tuy nhiên lần này chính họ lại bị sao chép vũ khí công khai. Ảnh: Binh sĩ Myanmar với súng trường tấn công MA-1 Mk III trong lễ duyệt binh.

Dự án phát triển mẫu súng trường tấn công MA-1 Mk III kiểu mới được Myanmar bắt đầu triển khai từ năm 2014, với thiết kế kiểu Bullup đặc trưng giúp cho súng giảm chiều dài tổng thể đi đáng kể nhưng vẫn giữ nguyên chiều dài nòng, giúp giữ nguyên uy lực nhưng lại gọn gàng, dễ dàng cho người lính sử dụng. Đây cũng chính là ưu điểm lớn của QBZ-97 nguyên mẫu mà Trung Quốc chế tạo. Ảnh: Binh sĩ Myanmar với súng MA-1 Mk III gắn súng phóng lựu kẹp nòng.

Dự án phát triển mẫu súng trường tấn công MA-1 Mk III kiểu mới được Myanmar bắt đầu triển khai từ năm 2014, với thiết kế kiểu Bullup đặc trưng giúp cho súng giảm chiều dài tổng thể đi đáng kể nhưng vẫn giữ nguyên chiều dài nòng, giúp giữ nguyên uy lực nhưng lại gọn gàng, dễ dàng cho người lính sử dụng. Đây cũng chính là ưu điểm lớn của QBZ-97 nguyên mẫu mà Trung Quốc chế tạo. Ảnh: Binh sĩ Myanmar với súng MA-1 Mk III gắn súng phóng lựu kẹp nòng.

QBZ-97 chính là phiên bản xuất khẩu của súng trường tấn công nổi tiếng QBZ-95 đang được trang bị đại trà cho bộ binh Trung Quốc, chỉ có điểm khác biệt duy nhất là sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO thay vì cỡ đạn 5.8x42mm chuẩn Trung Quốc để có thể phù hợp hơn với khách hàng không có sẵn cỡ đạn 5.8mm đặc trưng. Nó đã vô cùng thành công trên thị trường quốc tế khi được nhiều quốc gia đặt hàng trang bị như Lào, Campuchia, Sudan, Rwanda,… Ảnh: Lính đặc nhiệm Campuchia với súng trường QBZ-97 và phiên bản carbin của nó là QBZ-97B.

QBZ-97 chính là phiên bản xuất khẩu của súng trường tấn công nổi tiếng QBZ-95 đang được trang bị đại trà cho bộ binh Trung Quốc, chỉ có điểm khác biệt duy nhất là sử dụng cỡ đạn 5.56x45mm chuẩn NATO thay vì cỡ đạn 5.8x42mm chuẩn Trung Quốc để có thể phù hợp hơn với khách hàng không có sẵn cỡ đạn 5.8mm đặc trưng. Nó đã vô cùng thành công trên thị trường quốc tế khi được nhiều quốc gia đặt hàng trang bị như Lào, Campuchia, Sudan, Rwanda,… Ảnh: Lính đặc nhiệm Campuchia với súng trường QBZ-97 và phiên bản carbin của nó là QBZ-97B.

Súng sử dụng một hộp tiếp đạn kiểu STANAG 30 viên chuẩn NATO sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm, trọng lượng 3.35kg, chiều dài tổng thể 758mm trong đó nòng dài 490mm, tốc độ bắn khoảng 650 phát/phút tầm bắn hiệu quả trong vòng 400m. Ảnh: Lính đặc nhiệm Sudan với súng trường tấn công QBZ-97.

Súng sử dụng một hộp tiếp đạn kiểu STANAG 30 viên chuẩn NATO sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm, trọng lượng 3.35kg, chiều dài tổng thể 758mm trong đó nòng dài 490mm, tốc độ bắn khoảng 650 phát/phút tầm bắn hiệu quả trong vòng 400m. Ảnh: Lính đặc nhiệm Sudan với súng trường tấn công QBZ-97.

Người Trung Quốc đã rất khôn ngoan khi họ phát triển mẫu súng trường tấn công nổi tiếng của mình sử dụng cỡ đạn NATO để có thể phù hợp với các khách hàng nước ngoài, điều mà người Nga cũng đã làm ở AK-100 Series và AK-19 mới đây. Việc dùng cỡ đạn 5.56x45mm phổ biến cho phép những khẩu súng của Trung Quốc có tính cạnh tranh cực kỳ tốt trên thị trường quốc tế với một thiết kế đơn giản và giá cả phải chăng, rất phù hợp cho các nước có nền kinh tế còn kém phát triển. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc sử dụng súng trường QBZ-97.

Người Trung Quốc đã rất khôn ngoan khi họ phát triển mẫu súng trường tấn công nổi tiếng của mình sử dụng cỡ đạn NATO để có thể phù hợp với các khách hàng nước ngoài, điều mà người Nga cũng đã làm ở AK-100 Series và AK-19 mới đây. Việc dùng cỡ đạn 5.56x45mm phổ biến cho phép những khẩu súng của Trung Quốc có tính cạnh tranh cực kỳ tốt trên thị trường quốc tế với một thiết kế đơn giản và giá cả phải chăng, rất phù hợp cho các nước có nền kinh tế còn kém phát triển. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc sử dụng súng trường QBZ-97.

Quân đội Trung Quốc đã cho ra mắt mẫu súng trường tấn công QBZ-191 kiểu mới trong năm 2019, quay trở lại tư duy thiết kế súng trường cá nhân theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên trong một thời gian dài nữa thì QBZ-95 vẫn sẽ là mẫu súng trường tiêu chuẩn phục vụ trong quân đội quốc gia có sức mạnh đứng thứ hai thế giới này, và việc nó được các quốc gia khác sử dụng số lượng lớn lẫn sao chép cũng chính là minh chứng cho việc đây là một thiết kế cực kỳ tốt và ưu việt. Ảnh: Đặc nhiệm Vũ cảnh của Trung Quốc huấn luyện tác chiến với súng QBZ-95

Quân đội Trung Quốc đã cho ra mắt mẫu súng trường tấn công QBZ-191 kiểu mới trong năm 2019, quay trở lại tư duy thiết kế súng trường cá nhân theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên trong một thời gian dài nữa thì QBZ-95 vẫn sẽ là mẫu súng trường tiêu chuẩn phục vụ trong quân đội quốc gia có sức mạnh đứng thứ hai thế giới này, và việc nó được các quốc gia khác sử dụng số lượng lớn lẫn sao chép cũng chính là minh chứng cho việc đây là một thiết kế cực kỳ tốt và ưu việt. Ảnh: Đặc nhiệm Vũ cảnh của Trung Quốc huấn luyện tác chiến với súng QBZ-95

Video Khám phá Vector - khẩu súng có sức giật nhẹ nhất thế giới - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trum-dao-nhai-vu-khi-trung-quoc-to-cao-myanmar-sao-chep-sung-qbz-97-1452588.html