Trọng pháo 155mm mạnh nhất Đông Dương vẫn không cứu nổi Pháp tại Điện Biên Phủ

Tại cứ điểm Điện Biên Phủ, ngoài lựu pháo 105mm, Pháp còn có 4 khẩu trọng pháo M114 cỡ nòng 155mm - đây là loại pháo kéo mạnh nhất Đông Dương lúc bấy giờ - được bố trí dưới quyền chỉ huy của Đại tá Piroth.

Pháp đã gửi những đơn vị pháo mạnh nhất lên Điện Biên Phủ, chủ lực là những khẩu trọng pháo M114 cỡ nòng 155mm, đây là những khẩu pháo lớn nhất được bố trí ở Đông Dương lúc bấy giờ.

Pháo binh Pháp được bố trí thành hai căn cứ có thể phối hợp yểm hộ cho tất cả các cứ điểm. Căn cứ thứ nhất ở Mường Thanh gồm một tiểu đoàn pháo 105mm, một đại đội pháo 155mm và 16 khẩu cối 120mm.

Căn cứ thứ hai ở Hồng Cúm có một tiểu đoàn pháo 105mm. Hai trận địa pháo này có thể yểm trợ cho tất cả các cứ điểm vào những lúc cần thiết và trở thành quân bài chủ lực.

Ngày 17/12/1953, Đại tá Piroth từng là chỉ huy pháo binh nổi tiếng của Pháp trong Thế chiến thứ hai, được bổ nhiệm chỉ làm huy pháo binh ở Điện Biên Phủ.

“Một khẩu đội 155mm có thể tiêu diệt cả một cụm pháo 105mm sau khi xác định rõ vị trí đặt pháo của địch”. Đại tá Piroth tự tin nói.

Đại tá Piroth hứa danh dự sẽ “không để cho bất cứ khẩu pháo nào của Việt Minh bắn quá ba phát mà không tiêu diệt được chúng”.

Cũng giống như chỉ huy của mình, Đại tá Piroth luôn huênh hoang về sức mạnh pháo binh dưới tay mình. Ngay cả khi được gợi ý sẽ cung cấp thêm pháo, ông ta thừa tự tin để từ chối, khẳng định đã có quá số trọng pháo cần thiết ở Điện Biên Phủ.

Ông cũng cam kết sẽ bắt pháo binh đối phương phải im lặng ngay từ loạt đạn đầu và đảm bảo rằng 24 khẩu pháo 105mm sẽ dư sức đối mặt với bất kì loại vũ khí nào của Việt Minh và 4 khẩu trọng pháo 155mm sẽ hoàn toàn dập tắt những gì chưa bị phá hủy.

Trên thực tế, bằng những nỗ lực của mình, Việt Minh đã cho thấy sức mạnh không nằm ở vũ khí uy lực, mà bằng trí tuệ và sự quyết tâm cao độ.

Nỗ lực, kỳ công của Việt Minh chính là đưa pháo 105mm đến Điện Biên Phủ bằng cách làm đường kéo pháo, khéo léo ngụy trang làm hầm trú ẩn cho pháo là những thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến không cân sức này.

Sau khi kéo pháo vào trận địa, các khẩu pháo được phân tán ra các vị trí xung quanh, tất cả đều hướng nòng về lòng chảo Điện Biên Phủ, nơi có tập đoàn quân Pháp.

17h ngày 13/3/1954, Việt Minh pháo kích vào cứ điểm Him Lam, bắt đầu đợt tiến công thứ nhất vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Các loại trọng pháo của Việt Minh đã được bố trí sẵn trên các đồi cao xung quanh lần lượt nhả đạn xuống dưới lòng chảo Điện Biên Phủ.

Tướng tổng chi huy De Castries liên tiếp điện thoại cho Trung tá Piroth để nắm bắt tình hình và yêu cầu ông ta cần có những biện pháp phản pháo ngay tức.

Ngay trong đêm, Đại tá Piroth đã dội 6.000 viên đại bác xuống chung quanh Him Lam.

Tuy nhiên do không xác định được cụ thể vị trí của pháo binh Việt Nam nên đòn phản pháo của Đại tá Piroth không phát huy hiệu quả.

Sáng sớm ngày 15/3/1954, sau đòn pháo kích quân Việt Minh ồ ạt tiến công vào sườn phía Bắc và phía Nam cứ điểm Độc Lập.

Đại tá Piroth đã dành trọn một đêm quan sát hỏa lực dần dần bị đối phương phản pháo chính xác, hai khẩu pháo 105mm bị quét sạch cùng pháo thủ, một khẩu trọng pháo 155mm bị loại khỏi vòng chiến đấu…

Sau hai đêm không thực hiện được lời hứa bịt miệng các họng pháo của Việt Minh, Đại tá Piroth đã tự sát trong hầm của mình bằng một trái lựu đạn vào ngày 15/03/1954.

Ngay khi nhận được tin, để tránh làm mất tinh thần binh sĩ, tướng De Castries đã cho lấp căn hầm đó đi, giấu biệt tin tức Đại tá Piroth tự sát và chỉ báo cáo tình hình đó cho vị chỉ huy của mình ở Hà Nội.

Như vậy, dù pháo binh Pháp sở hữu ưu thế vượt trội về hỏa lực với 4 khẩu trọng pháo M114 cỡ nòng 155mm cùng hàng loạt các loại pháo khác, nhưng họ đã thất bại trước Việt Minh.

Lựu pháo xe kéo M114 155mm được phát triển bởi hãng Rock Island Arsenal của Mỹ chế tạo trong giai đoạn từ năm 1939 đến 1941.

Chúng được sản xuất liên tục trong giai đoạn từ năm 1941 tới 1953, ước tính có hơn 10.300 khẩu pháo này đã được chế tạo.

Trọng lượng pháo nặng 5.800kg khi hành quân và 5.600kg khi chiến đấu. Với trọng lượng này có thể vận chuyển pháo bằng trực thăng.

Kíp chiến đấu của pháo M114 lên tới 11 người.

Pháo có chiều dài 3,79m, chiều cao 1,8m và rộng 2,4m. Pháo trang bị hai miếng chắn mảnh đạn cỡ lớn giúp ngăn chặn mảnh pháo bắn lại phía xạ thủ khi bị phản pháo.

Pháo có độ nâng góc từ -2 độ đến dương 63 độ, góc quay ngang 25 độ. Tốc độ bắn của pháo là 4 phát trên một phút.

Việc giảm giật của pháo bao gồm các xilanh và lò xo cỡ lớn. Pháo đạt tầm bắn tối đa 14,9km, sơ tốc đầu đạn 563m/s.

Tuy tầm bắn không quá xa nhưng bù lại sức công phá của viên đạn cỡ 155mm rất khủng khiếp.

Số pháo của Pháp sử dụng ở Đông Dương đều do Mỹ viện trợ.

Sau trận Điện Biên Phủ, những khẩu M114 còn lại của Pháp được Việt Minh thu giữ làm chiến lợi phẩm.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/trong-phao-155mm-manh-nhat-dong-duong-van-khong-cuu-noi-phap-tai-dien-bien-phu-post575620.antd