Trống bỏi - Đồ chơi Trung thu truyền thống trước nguy cơ mai một

Ở tuổi 62, ông Nguyễn Đức Hưởng đã có hơn 50 năm gắn bó với những chiếc trống bỏi nhỏ nhắn, xinh xinh. Ông là người duy nhất 'giữ hồn' món đồ chơi Trung Thu truyền thống của trẻ em Bắc Bộ đang có nguy cơ mai một.

Những năm 60 của thế kỷ trước, nhà nào trong làng Báo Đáp, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định cũng làm trống bỏi và đèn ông sao. Bây giờ làng chỉ duy trì nghề làm đèn, còn làm trống bỏi chỉ còn duy nhất gia đình ông Nguyễn Đức Hưởng.

Những năm 60 của thế kỷ trước, nhà nào trong làng Báo Đáp, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định cũng làm trống bỏi và đèn ông sao. Bây giờ làng chỉ duy trì nghề làm đèn, còn làm trống bỏi chỉ còn duy nhất gia đình ông Nguyễn Đức Hưởng.

Được cha dạy nghề từ năm lên 7, đến nay, ở tuổi 62, ông Hưởng đã có hơn 50 năm gắn bó với những chiếc trống bỏi nhỏ nhắn, xinh xinh.

Được cha dạy nghề từ năm lên 7, đến nay, ở tuổi 62, ông Hưởng đã có hơn 50 năm gắn bó với những chiếc trống bỏi nhỏ nhắn, xinh xinh.

Trống bỏi có kết cấu khá đơn giản, gồm các bộ phận: cán, tang, mặt, khung, tay trống… Mặt trống bao gồm hai lớp, giấy bìa với độ dày vừa phải nằm bên dưới, giấy trắng được nhuộm vàng và bên trên in hình ông sao năm cánh màu đỏ bằng dấu gỗ thủ công.

Trống bỏi có kết cấu khá đơn giản, gồm các bộ phận: cán, tang, mặt, khung, tay trống… Mặt trống bao gồm hai lớp, giấy bìa với độ dày vừa phải nằm bên dưới, giấy trắng được nhuộm vàng và bên trên in hình ông sao năm cánh màu đỏ bằng dấu gỗ thủ công.

Để làm ra một chiếc trống bỏi, mất khá nhiều công đoạn. Đó là đi lấy đất thịt ở ngoài đồng về nhào nhuyễn trước khi lấy khuôn cắt ra thành tang trống, phơi khô.

Để làm ra một chiếc trống bỏi, mất khá nhiều công đoạn. Đó là đi lấy đất thịt ở ngoài đồng về nhào nhuyễn trước khi lấy khuôn cắt ra thành tang trống, phơi khô.

Tang trống sau khi phơi khô được đem bọc lại bằng các loại giấy màu. Để dán giấy, người thợ sử dụng hồ dán nấu bằng bột gạo nếp. Gạo được ngâm với nước mưa trong 3-4 tiếng, sau đó đãi sạch, giã mịn thành bột, cho nước vừa đủ và đun nhỏ lửa, tạo thành chất hồ sền sệt, để nguội rồi sử dụng.

Tang trống sau khi phơi khô được đem bọc lại bằng các loại giấy màu. Để dán giấy, người thợ sử dụng hồ dán nấu bằng bột gạo nếp. Gạo được ngâm với nước mưa trong 3-4 tiếng, sau đó đãi sạch, giã mịn thành bột, cho nước vừa đủ và đun nhỏ lửa, tạo thành chất hồ sền sệt, để nguội rồi sử dụng.

Tiếp đó là công đoạn xoắn dây, đặt thanh dùi để khi quay tay cầm, thanh dùi đập vào mặt trống liên hồi, tạo tiếng kêu vui tai..

Tiếp đó là công đoạn xoắn dây, đặt thanh dùi để khi quay tay cầm, thanh dùi đập vào mặt trống liên hồi, tạo tiếng kêu vui tai..

Theo ông Hưởng, để tiếng trống phát ra tiếng đanh, vang rõ, có hồn, mặt trống phải được dán thật kín.

Theo ông Hưởng, để tiếng trống phát ra tiếng đanh, vang rõ, có hồn, mặt trống phải được dán thật kín.

Hiện, gia đình ông Hưởng là hộ duy nhất ở làng Báo Đáp làm trống bỏi quanh năm, trong đó cao điểm nhất là dịp Tết Trung thu.

Hiện, gia đình ông Hưởng là hộ duy nhất ở làng Báo Đáp làm trống bỏi quanh năm, trong đó cao điểm nhất là dịp Tết Trung thu.

Nhiều thương lái biết đến gia đình ông Hưởng đã về đặt hàng để tiêu thụ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Huế, TP.HCM.

Nhiều thương lái biết đến gia đình ông Hưởng đã về đặt hàng để tiêu thụ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Huế, TP.HCM.

Với mong muốn duy trì nghề làm trống bỏi, trước đây, vợ chồng ông đã nhận dạy miễn phí hàng chục người ở khắp các địa phương tới học cách chế tác. Tuy nhiên, phần lớn những người tới học vì tò mò muốn tìm hiểu về trống bỏi. Với giá bán buôn 2.000 đồng/chiếc, trừ chi phí thì chỉ lãi vài trăm đồng/chiếc nên nhiều người không muốn theo đuổi nghề này.

Với mong muốn duy trì nghề làm trống bỏi, trước đây, vợ chồng ông đã nhận dạy miễn phí hàng chục người ở khắp các địa phương tới học cách chế tác. Tuy nhiên, phần lớn những người tới học vì tò mò muốn tìm hiểu về trống bỏi. Với giá bán buôn 2.000 đồng/chiếc, trừ chi phí thì chỉ lãi vài trăm đồng/chiếc nên nhiều người không muốn theo đuổi nghề này.

Ông Hưởng chia sẻ, phải rất nặng lòng và yêu nghề truyền thống mà cha ông để lại thì ông mới duy trì nghề cho đến bây giờ. Ông cũng không dám chắc, liệu thế hệ sau có duy trì được nữa không.

Ông Hưởng chia sẻ, phải rất nặng lòng và yêu nghề truyền thống mà cha ông để lại thì ông mới duy trì nghề cho đến bây giờ. Ông cũng không dám chắc, liệu thế hệ sau có duy trì được nữa không.

“Khi một sản phẩm được hoàn thiện, cảm nhận được niềm vui của mỗi em nhỏ khi chơi trống bỏi là tôi thấy hạnh phúc", ông Hưởng cho hay.

“Khi một sản phẩm được hoàn thiện, cảm nhận được niềm vui của mỗi em nhỏ khi chơi trống bỏi là tôi thấy hạnh phúc", ông Hưởng cho hay.

Nhiều năm gần đây, khi giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm trở lại thì các mặt hàng đồ chơi Trung thu truyền thống cũng đã có chỗ đứng trên thị trường. Ông Hưởng hy vọng, trống bỏi sẽ được hồi sinh, được gìn giữ và sẽ luôn là món đồ chơi quen thuộc của trẻ em Việt Nam trong dịp Tết Trung thu./.

Nhiều năm gần đây, khi giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm trở lại thì các mặt hàng đồ chơi Trung thu truyền thống cũng đã có chỗ đứng trên thị trường. Ông Hưởng hy vọng, trống bỏi sẽ được hồi sinh, được gìn giữ và sẽ luôn là món đồ chơi quen thuộc của trẻ em Việt Nam trong dịp Tết Trung thu./.

Chung Thủy/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/trong-boi-do-choi-trung-thu-truyen-thong-truoc-nguy-co-mai-mot-post964946.vov