Triển vọng chữa ung thư bằng... vi khuẩn

Vi khuẩn sống có thể triệt tiêu các tế bào ung thư ở giai đoạn muộn. Đây là một trong số 7 đột phá y học đầy triển vọng nhất năm 2023, theo Nature.

Liệu pháp điều trị bằng vi khuẩn sống nhắm mục tiêu vào khối u mang lại một lựa chọn độc đáo và đầy triển vọng để chữa trị các căn bệnh ung thư ở giai đoạn cuối. Đây là một trong 7 đột phá y khoa triển vọng trong năm 2023 được Tạp chí Nature đánh giá.

Liệu pháp điều trị bằng vi khuẩn sống nhắm mục tiêu vào khối u mang lại một lựa chọn độc đáo và đầy triển vọng để chữa trị các căn bệnh ung thư ở giai đoạn cuối. Đây là một trong 7 đột phá y khoa triển vọng trong năm 2023 được Tạp chí Nature đánh giá.

So với hầu hết các phương pháp điều trị khác, hiệu quả của liệu pháp đưa vi khuẩn nhắm vào triệt tiêu khối u ung thư sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “cấu trúc di truyền” của khối u. Vi khuẩn sẽ tác động trực tiếp từ sâu bên trong khối u, sau đó là các phản ứng miễn dịch chống ung thư bẩm sinh và thích nghi.

So với hầu hết các phương pháp điều trị khác, hiệu quả của liệu pháp đưa vi khuẩn nhắm vào triệt tiêu khối u ung thư sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “cấu trúc di truyền” của khối u. Vi khuẩn sẽ tác động trực tiếp từ sâu bên trong khối u, sau đó là các phản ứng miễn dịch chống ung thư bẩm sinh và thích nghi.

Vi khuẩn đóng vai trò là những 'nhà máy robot' cực nhỏ, các vectơ vi khuẩn có thể được lập trình lại theo các quy tắc di truyền đơn giản hoặc các nguyên tắc kỹ thuật sinh học tổng hợp phức tạp để sản xuất và cung cấp các tác nhân chống một số loại ung thư. Đây có thể là biện pháp bổ sung cho các liệu pháp chống ung thư khác để đạt được kết quả tốt hơn trong tương lai.

Vi khuẩn đóng vai trò là những 'nhà máy robot' cực nhỏ, các vectơ vi khuẩn có thể được lập trình lại theo các quy tắc di truyền đơn giản hoặc các nguyên tắc kỹ thuật sinh học tổng hợp phức tạp để sản xuất và cung cấp các tác nhân chống một số loại ung thư. Đây có thể là biện pháp bổ sung cho các liệu pháp chống ung thư khác để đạt được kết quả tốt hơn trong tương lai.

Một nghiên cứu y khoa khác đột phá trong năm 2023: trí tuệ nhân tạo (AI) là công cụ xác định những người có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao nhất. Công cụ AI mới có thể dự đoán ung thư tuyến tụy sớm hơn tới ba năm so với chẩn đoán thực tế. Thông qua hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân, thuật toán AI giúp xác định các mô hình tình trạng cụ thể và từ đó đưa ra cảnh báo.

Một nghiên cứu y khoa khác đột phá trong năm 2023: trí tuệ nhân tạo (AI) là công cụ xác định những người có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao nhất. Công cụ AI mới có thể dự đoán ung thư tuyến tụy sớm hơn tới ba năm so với chẩn đoán thực tế. Thông qua hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân, thuật toán AI giúp xác định các mô hình tình trạng cụ thể và từ đó đưa ra cảnh báo.

Nghiên cứu nổi bật số ba, loại thuốc đầu tiên được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt dành cho người mắc bệnh Alzheimer. Thuốc Leqembi sẽ làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ khoảng 30% nếu được dùng trong vòng 18 tháng ở giai đoạn đầu của bệnh. Leqembi là một kháng thể đơn dòng hoạt động bằng cách nhắm vào và loại bỏ các mảng amyloid trong não, vốn là đặc điểm xác định của bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu nổi bật số ba, loại thuốc đầu tiên được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt dành cho người mắc bệnh Alzheimer. Thuốc Leqembi sẽ làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ khoảng 30% nếu được dùng trong vòng 18 tháng ở giai đoạn đầu của bệnh. Leqembi là một kháng thể đơn dòng hoạt động bằng cách nhắm vào và loại bỏ các mảng amyloid trong não, vốn là đặc điểm xác định của bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu đột phá thứ 4 là Liệu pháp gen dựa trên CRISPR đầu tiên trên thế giới điều trị bệnh thiếu máu. Hemoglobin, được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể. Các lỗi trong gen huyết sắc tố tạo ra các tế bào hồng cầu mỏng manh gây ra tình trạng thiếu oxy trong cơ thể, một tình trạng được gọi là thiếu máu. Liệu pháp mới sẽ điều trị bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh thalassemia beta, các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến hồng cầu. Liệu pháp gen này đã được phê duyệt bởi các cơ quan quản lý dược phẩm của Anh và Mỹ.

Nghiên cứu đột phá thứ 4 là Liệu pháp gen dựa trên CRISPR đầu tiên trên thế giới điều trị bệnh thiếu máu. Hemoglobin, được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể. Các lỗi trong gen huyết sắc tố tạo ra các tế bào hồng cầu mỏng manh gây ra tình trạng thiếu oxy trong cơ thể, một tình trạng được gọi là thiếu máu. Liệu pháp mới sẽ điều trị bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh thalassemia beta, các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến hồng cầu. Liệu pháp gen này đã được phê duyệt bởi các cơ quan quản lý dược phẩm của Anh và Mỹ.

Thành tựu thứ sáu, thành công lập bản đồ tất cả các kết nối trong não côn trùng. Một bản đồ hoàn chỉnh về hệ kết nối của ấu trùng ruồi giấm chứa hơn 3.000 tế bào thần kinh và hơn nửa triệu kết nối với nhau. Các nhà khoa học đã mất hơn 5 năm để phát triển bản đồ này. Các kỹ thuật được phát triển sẽ giúp lập bản đồ các bộ não phức tạp hơn trong tương lai như não người.

Thành tựu thứ sáu, thành công lập bản đồ tất cả các kết nối trong não côn trùng. Một bản đồ hoàn chỉnh về hệ kết nối của ấu trùng ruồi giấm chứa hơn 3.000 tế bào thần kinh và hơn nửa triệu kết nối với nhau. Các nhà khoa học đã mất hơn 5 năm để phát triển bản đồ này. Các kỹ thuật được phát triển sẽ giúp lập bản đồ các bộ não phức tạp hơn trong tương lai như não người.

Thứ bảy, các nhà khoa học đã tìm thấy một cơ chế đặc biệt của tế bào gốc tạo sắc tố - melanocyte (McSC). Các tế bào này ccó thể di chuyển giữa các khoang phát triển khác nhau được tìm thấy trong nang lông. Các tế bào gốc di chuyển trong nang lông có thể bị mắc kẹt khi chúng ta già đi; những tế bào này khó trưởng thành và màu tóc sẽ trở thành bạc. Nghiên cứu về cơ chế di chuyển của tế bào gốc trong lông, tóc có thể giúp chúng ta tìm ra cách để có mái tóc khỏe mạnh và có màu nguyên bản.

Thứ bảy, các nhà khoa học đã tìm thấy một cơ chế đặc biệt của tế bào gốc tạo sắc tố - melanocyte (McSC). Các tế bào này ccó thể di chuyển giữa các khoang phát triển khác nhau được tìm thấy trong nang lông. Các tế bào gốc di chuyển trong nang lông có thể bị mắc kẹt khi chúng ta già đi; những tế bào này khó trưởng thành và màu tóc sẽ trở thành bạc. Nghiên cứu về cơ chế di chuyển của tế bào gốc trong lông, tóc có thể giúp chúng ta tìm ra cách để có mái tóc khỏe mạnh và có màu nguyên bản.

Kim Chi

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/trien-vong-chua-ung-thu-bang-vi-khuan-post664496.html