Trăng Khuyết vở kịch với nội dung mang tính hình sự nhưng đầy nhân văn của đạo diễn Phạm Lê Nam

Trăng khuyết còn có thể gọi là Trăng non, trăng non thì đến lúc trăng tròn đầy. Và cái tên Trăng Khuyết chính là tên một vở diễn mới do do đạo diễn Phạm Lê Nam đồng thời là tác giả kịch bản thực hiện mới được ra mắt công chúng vào đúng ngày truyền thống của Điện ảnh, nhiếp ảnh Cách mạng Việt Nam 15 tháng 3. Vở kịch được công diễn vào lúc 20h ngày 15 tháng 3 và và sắp tới sẽ được công diễn tiếp vào 20h ngày 23 tháng3 tại Rạp Đại Nam, 89 Phố Huế, tp Hà Nội.

Các nghệ sỹ chụp ảnh lưu niệm trước giờ công diễn.

Nội dung Trăng khuyết kể về thân phận của một cô gái làng chơi Trăng Khuyết là hiện tượng khi mặt trăng không được chiếu sáng toàn bộ mà chỉ được chiếu sáng một phần. Tại sao lại có trăng khuyết? Điều này xảy ra do vị trí của mặt trăng đối với Mặt trời và Trái đất. Khi mặt trăng nằm trong bóng đổ của Trái đất, ánh sáng từ Mặt trời không thể chiếu sáng toàn bộ mặt trăng, dẫn đến hiện tượng trăng khuyết. Mỗi tháng, chúng ta có thể quan sát được ít nhất một lần trăng khuyết, khi mặt trăng nằm ở các vị trí khác nhau đối với Mặt trời và Trái đất.Trăng khuyết còn có thể gọi là Trăng non, trăng non thì đến lúc trăng tròn đầy. Và cái tên Trăng Khuyết chính là tên một vở diễn mới do do đạo diễn Phạm Lê Nam đồng thời là tác giả kịch bản thực hiện mới được ra mắt công chúng vào đúng ngày truyền thống của Điện ảnh, nhiếp ảnh Cách mạng
Việt Nam 15 tháng 3. Vở kịch được công diễn vào lúc 20h ngày 15 tháng 3 và và sắp tới sẽ được công diễn tiếp vào 20h ngày 23 tháng3 tại Rạp Đại Nam, 89 Phố Huế, tp Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên sân khấu rạp Đại Nam công diễn một vở sân khấu kết hợp âm nhạc và những thủ pháp điện ảnh. Trăng Khuyết là vở diễn có nhiều sáng tạo mới mang đến cho công chúng thưởng thức nghệ thuật những trải nghiệm vô cùng thú vị.

Người hâm mộ chụp ảnh lưu niệm với các nghệ sỹ.

Trăng Khuyết kể về thân phận của một cô gái làng chơi, nhưng thông qua câu chuyện để nói lên thân phận của những mảnh đời bất hạnh đang tồn tại trong xã hội. Hình ảnh một cô gái có dáng đi xiêu vẹo, ẩn hiện dưới ánh trăng le lói chiếu xuống con ngõ nhỏ cho thấy cả một sự cô đơn, chông chênh bao phủ. Chọn tên Trăng Khuyết là một ẩn ý của đạo diễn Phạm Lê Nam và cũng chính là tác giả kịch bản, bởi chẳng có ai là người hoàn hảo, tròn đầy cả. Trăng Khuyết đã được đạo diễn nói nhiều đến những góc khuất của mỗi phận người trong xã hội, đặc tả được tính cách của nhân vật một cách rõ nét thông qua diễn xuất, âm nhạc, ánh sáng và bối cảnh.Nội dung cốt truyện xoay quanh nhân vật cô gái Thủy, một cô gái nông thôn, xinh đẹp nết na, có rất nhiều chàng trai theo đuổi, trong đó có một người đàn ông lớn tuổi tên Vinh. Vì quá si mê yêu Thủy, nhưng không được đáp lại, và y biết sẽ chẳng bao giờ có cơ hội, có được nàng, nên Vinh đã nảy sinh ý đồ xấu, cưỡng hiếp Thủy. Sau khi biết mình mắc sai lầm, Vinh đã bỏ lên thành phố kiếm sống để tránh ánh mắt oán hận của Thủy và lập nghiệp ở trên thành phố, trở thành “đại ca” chuyênbảo kê ở một chợ đầu mối nổi tiếng.Về cô gái Thủy, sau khi bị Vinh hiếp, đến khi phát hiện mình mang thai, sợ mang tai tiếng với dân làng nên Thủy đã bỏ quê lên thành phố tìm kế sinh nhai và tìm cách bỏ cái thai. Nhưng với bản tính lương thiện, Thủy đã giữ lại cái thai chờ ngày sinh nở. Và cũng từ đó, những sóng gió cứ ập đến đối cô gái bénhỏ khiến cô phải “vùng vẫy” trong sự khổ đau.

Không nghề nghiệp, không người thân, sống ở khu ổ chuột, phải lo cho bản thân và dặc biệt là lo cho cô con gái mới sinh, Thủy bắt đầu tìm kiếm việc làm. Nhờ có sắc đẹp, Thủy được một “tú bà” giang tay giúp đỡ, và từ đó cô trở thành một gái làng chơi. Và trong một lần tiếp khách, trớ trêu thay, Thủy lại gặp lại tên Vinh, cô khinh bỉ hắn, không tiếp, không chiều chuộng hắn, nên hắn quyết định “phong sát” cô.
Con gà tức nhau tiếng gáy, vì xinh đẹp, nên Thủy bị chính các đồng nghiệp ghen gét, tìm mọi cách trù dập cô, Thủy bị đánh đập, bị bêu xấu, bị lan tin là mắc bệnh truyền nhiễm, mắc bệnh thế kỷ, bệnh “ết”. Niềm an ủi với Thủy là cô gặp Toàn, một thanh niên trẻ tuổi, là lao động tự do, Toàn không có nhiều tiền, nhưng thực lòng yêu thương và chăm lo cho cô, cuộc sống khó khăn, nhiều khi cả hai chia nhau ổ bánh mì, nhưng đấy cũng là khoảnh khắc của hạnh phúc, của yêu thương. Dòng đời xô đẩy, Toàn lại về “dưới trướng” của Vinh, trở thành đàn em của Vinh.
Dưới trướng của Vinh, Toàn lại được cô bồ nhí của Vinh quan tâm để ý, và Toàn lại cặp với cả cô bồ của Vinh, mối quan hệ này cuối cùng cũng bị Vinh phát hiện. Cũng trong thời gian đó, cô con gái bé nhỏ của Thủy lại bị mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh máu trắng, nếu muốn ghép tủy thì cần phải có tủy của người thân. Cực chẳng đã, cuối cùng Thủy đã quyết định nói ra sự thật với Vinh. Vinh vô cùng sốc khi biết tin này. Lương tâm thức tỉnh, có thể cứu con gái, nhưng đúng lức đó, mâu thuẫn giữa Vinh và Toàn lên đến đỉnh điểm, xảy ra đánh nhau. Trong lúc xô sát, Vinh đã bị Toàn vô ý sát hại.
Được sự động viên của Thủy, Toàn đầu thú đi tù. Cô bỏ nghề, hoàn lương, kiếm đồng tiền chân chính, nhưng vẫn không đủ tiền để lo được cho con gái ăn học, tiền học của cô con gái, cô giáo chủ nhiệm còn phải đóng giúp, cũng may có nhiều người hảo tâm giúp đỡ. Cuộc sống của Thủy và cô con gái có nhiều hy vọng, hy vọng vào một tương lai tươi sáng mới. Cuộc sống có mấy ai nào biết trước được định mệnh, và có mấy ai tự đổi thay được đời mình, nhưng trong cái rủi cũng có cái may, một
cái kết như vậy cũng là cái kết có hậu. Trăng khuyết rồi lại tròn. Trăng Khuyết vở kịch dùng thủ pháp sân khấu kết hợp với ngôn ngữ điện ảnh và âm nhạc. Hiện nay sân khấu ngày một thưa vắng khách, đây cũng là điều khiến cho nhiều người phải trăn trở, làm sao cho khách đến rạp đông hơn, và đây cũng là mong muốn của đạo diễn Phạm Lê Nam, ên anh đã quyết định thực hiện Trăng Khuyết “Với mong muốn đem đến những điều mới mẻ, giúp khán giả
đến rạp để có những cảm nhận mới về sự phát triển của sân khấu hôm nay và giữ chân họ trong nhiều đêm diễn, nên tôi mong muốn khán giả tới rạp là có thể cảm nhận và hòa mình vào mạch cảm xúc của vở diễn”.
Với mỗi vở diễn, đường dây âm nhạc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mạch kịch. Bởi theo đạo diễn Phạm Lê Nam thì âm thanh - âm nhạc sẽ đi thẳng vào trái tim con người, còn hình ảnh thì bao giờ cũng phải thông qua não bộ xử lý, nên phần âm nhạc trong vở diễn đã được đạo diễn Phạm Lê Nam rất trú trọng. Trăng Khuyết là vở kịch lột tả tận cùng những góc khuất bản ngã của từng nhân vật, nên mỗi ca khúc và phần biểu diễn của NSND Đức Long, NSƯT Lê Ánh Tuyết như những lát cắt truyển cảnh, nhưng nội dung của những bài hát lại có tác dụng dẫn dắt mạch cảm xúc của công chúng vào đường dây kịch bản. Những bài hát ấy có tác dụng là rõ hơn tính cách, nội tâm, thân phận của từng nhân vật, từng số phận người trong xã hội.

Bùi Thị Huyền Trang

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/trang-khuyet-vo-kich-voi-noi-dung-mang-tinh-hinh-su-nhung-day-nhan-van-cua-dao-dien-pham-le-nam-a23787.html