Trăn trở việc nâng cao năng lực Ngoại ngữ và Kỹ năng mềm

(24h) - Theo các chuyên gia tư vấn doanh nghiệp, triển vọng kinh tế Việt Nam 2009-2010 sẽ phụ thuộc 50% vào kinh tế thế giới, còn lại 50% là phụ thuộc vào nội lực của chính Việt Nam. Mặt khác cùng với xu thế hội nhập quốc tế, cán bộ chỉ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thôi vẫn chưa đủ.

Đa số các cơ quan, doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đều cấp bách đòi hỏi nhu cầu ứng dụng ngoại ngữ và kỹ năng chuyên nghiệp của cán bộ vào công việc. Do đó, chiến lược tối ưu nhất tại thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang suy giảm là đầu tư nâng cao năng lực nhân sự… Thực trạng Vấn đề thực sự nảy sinh khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động, bắt tay với các đối tác nước ngoài để vươn ra thị trường thế giới. Tỉ lệ nghịch với chuyên môn và các ưu thế cạnh tranh về sản phẩm, doanh nghiệp lại thiếu trầm trọng công cụ hội nhập thiết yếu là ngoại ngữ và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Nhân chủ đề này, nhóm phóng viên chúng tôi đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Dũng giám đốc một Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tại Hà Nội: “Mỗi lần có đơn hàng ở nước ngoài, chúng tôi thực sự mừng nhưng cũng rất lo lắng vì trong công ty không có ai giỏi tiếng Anh để đàm phán và giao dịch. Chúng tôi thường phải đi thuê người biên - phiên dịch nhưng vẫn không yên tâm vì người biết ngoại ngữ lại không hiểu về chuyên môn sản phẩm của công ty chúng tôi”. Thật vậy, mỗi cơ quan, doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự ban đầu đều có yêu cầu về tiếng Anh tối thiểu bằng trình độ A-B-C của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay cao hơn phải là chứng chỉ TOEIC, TOEFL hoặc IELTS. “Trên thực tế, các doanh nghiệp cũng thiếu nhân sự đủ năng lực tiếng Anh để thẩm định chất lượng của các văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ kèm theo hồ sơ cán bộ”- bà Lan Hương Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chia sẻ. Lớp tiếng Anh Giao tiếp chuyên ngành tài chính của MEC Vietnam tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Bên cạnh hạn chế về khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc, phần lớn nhân viên sau thời gian làm việc lâu dài ở bất kỳ cơ quan nào thường chỉ chú ý và tự hào nhiều với kinh nghiệm làm việc của bản thân mà ít để ý đến việc củng cố, nâng cao kỹ năng mềm. Chính kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của cán bộ (như Kỹ năng làm việc Nhóm, Kỹ năng Thuyết trình - Thuyết phục, Kỹ năng Quản lý thời gian, Kỹ năng Tư duy phản biện…) mang lại trên 60% hiệu quả cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Do đó, vai trò nhân sự trong doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Giải pháp Một số cơ quan, doanh nghiệp thường chấp nhận phát sinh chi phí bên ngoài bằng việc thuê tạm thời nhân sự có năng lực ngoại ngữ hỗ trợ giải quyết công việc. Một số khác lại tìm đến các Trung tâm đào tạo để hợp tác giảng dạy cho chính cán bộ nội bộ… Trao đổi với Chuyên viên Hợp tác Phát triển của cơ sở đào tạo Ngoại ngữ và Kỹ năng mềm rất có uy tín tại Hà Nội - Viện Quản lý và Hợp tác Giáo dục Việt Nam (MEC Việt Nam – 39 Giải Phóng), ông Nguyễn Ngọc Tiến cho biết: “Ba năm trở lại đây, MEC Việt Nam liên tục được các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đề nghị hợp tác thẩm định chất lượng tiếng Anh đầu vào của cán bộ cũng như mời MEC Việt Nam đào tạo các chương trình Tiếng Anh hoặc tiếng Trung theo yêu cầu cho doanh nghiệp, thậm chí kết hợp cả hình thức đào tạo ngoại ngữ trực tuyến trên website: http://www.mecvietnam.com và đào tạo qua tổng đài học tiếng Anh tự động của MEC Việt Nam 04.80111068 để tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp” Ông Tiến cho biết thêm “Điểm đặc biệt là gần đây, các cơ quan, doanh nghiệp có xu thế mời Viện kết hợp đào tạo Ngoại ngữ với Kỹ năng Làm việc Chuyên nghiệp để thưc hiện chiến lược đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao”. Tuy nhiên cùng với việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, vấn đề lớn hiện nay mà đại đa số các doanh nghiệp đều vấp phải là khó khăn về tài chính. Do đó, việc đầu tư vào chiến lược nhân sự chưa phải doanh nghiệp nào cũng được đáp ứng. Ông Lê Văn Đạo, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: “…là một ngành xuất khẩu chủ lực nhưng việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hiện nay còn chưa đạt yêu cầu. Hiện ở Việt Nam ta đang có xu hướng tư nhân tham gia đào tạo. Như vậy các loại hình đào tạo sẽ được phong phú hơn không chỉ bó hẹp trong chuyên môn mà còn mở rộng ra các lĩnh vực ngoại ngữ và kỹ năng mềm”. Ông Đạo cũng kiến nghị nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa cho các thành phần tư nhân được tham gia đào tạo nguồn nhân lực…

Nguồn 24H: http://www21.24h.com.vn/news/detail/216/242480/tran-tro-viec-nang-cao-nang-luc-ngoai-ngu-va-ky-nang-mem.24h