Trai biển hì hục đào cát suốt nhiều tiếng, thứ phun trào ra sau đó khiến tất cả khiếp sợ

Dòng chất lòng xám đen phun ra lại không hề liên quan đến quá trình đào cát, mà thực chất đó là dòng chất thải cạn bã con trai loại bỏ khỏi cơ thể.

Đoạn clip cực kì đặc biệt về con trai biển đào cát thu hút hàng triệu lượt xem, trở thành hiện tượng gây sốt trên mạng xã hội. Hơn 17 triệu lượt xem trên các phương tiện truyền thông chỉ trong vài ngày.

Cận cảnh con trai biển đào cát thu hút triệu lượt xem.

Nhiều người xem còn tranh cãi nhau về nguồn gốc của con vật này, xem nó thuộc nhóm loài động vật thân mềm 2 vỏ nào, có thực sự là con trai biển hay một loài ốc. Tuy nhiên, nhiều phương án phần lớn nghiên về ốc vòi voi hoặc trai móng tay.

Chính xác đây là loài trai dao cạo.

Theo các chuyên gia, thì con vật hì hục đào cát này chính xác là trai dao cạo (razor clam). Tên khoa học của chúng là Siliqua patula, thường nằm dọc theo bờ biển Tây Thái Bình Dương từ phía đông quần đảo Aleut, Alaska, đến Pismo Beach, California. Chúng sống tại các bãi biển trong các khu vực bãi triều, có thể đào cát đến độ sâu tối đa khoảng 9,1 mét.

Chúng có khả năng đào sâu dưới cát tới 9,1 mét.

Gọi là trai dao cạo, nhưng khả năng đào sâu dưới cát là một điểm thu hút sự tò mò và nghiên cứu của nhiều người. Chúng cũng không hề có tay, móng vuốt nhưng có thể đào sâu dưới cát một cách ngoại mục.

Điều đặc biệt hơn nữa ở loài trai dao cạo này là việc chúng có thể thích nghi cả dưới mặt cát rắn, biến mặt cát rắn thành dạng tương tự cát bùn lầy, thêm vào đó là ‘chiến thuật’ đào cát ấn tượng.

Con trai từ từ thả lỏng cơ thể, làm vỏ trai mở ra. Sau đó, con trai sẽ cắm một bên chân không xương của nó xuống cát. Tiếp theo, nó tiết ra một chút nước xuống bên dưới chân của nó, khiến cho chân nó được cứng cáp hơn, bám sâu vào lớp cát. Đồng thời, phần cát xung quanh chân nó sẽ được “hóa lỏng”, giảm lực cản, và vỏ trai sẽ dễ dàng trượt xuống đào sâu thêm vào cát.

Mặc dù thuộc loài thân mềm, không hề có móng vuốt nhưng vẫn đào cát như một thợ chuyên nghiệp.

Không chỉ vậy, trong kho đào cát thứ chất lỏng màu đen được phun ra từ bên trong cũng gây sự tò mò cho các chuyên gia và người xem. Dòng chất lòng xám đen phun ra lại không hề liên quan đến quá trình đào cát, mà thực chất đó là dòng chất thải cạn bã con trai loại bỏ khỏi cơ thể.

Dòng chất xám đen chảy ra từ bên trong khi chúng đào cát thực chất là dòng chất thải cạn bã để loại bỏ khỏi cơ thể.

Một điều cực kì thú vị từ loài trai này được các nhà khoa học quan sát và nghiên cứu hành vi đào cát của chúng mà sáng tạo ra một thiết bị gọi là RoboClam (Trai Robot), mô phỏng khả năng của con trai, khiến một vật có thể bám chắc vào đáy biển.

Sam/Theo Thethaoxahoi

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/doi-song/trai-bien-hi-huc-dao-cat-suot-nhieu-tieng-thu-phun-trao-ra-sau-do-khien-tat-ca-khiep-so-232666/