Top những động vật có chiếc lưỡi dài kỳ quái

Với nhiều loài động vật, một chiếc lưỡi dài đã trở công cụ hết sức hữu hiệu trong việc bắt mồi để duy trì sự tồn tại.

Dơi hút mật. Dơi hút mật là một trong những loài dơi nổi tiếng với chiếc lưỡi dài của mình. Chiếc lưỡi dài của nó khi rút vào được giấu trong lồng ngực. Trên thực tế, với chiếc lưỡi dài gần như gấp đôi chiều dài cơ thể, không có loài động vật nào trong giới tự nhiên “soán ngôi vô địch” về tỉ lệ dài của lưỡi so với cơ thể của loài dơi hút mật này.
Tê tê. Tê tê có chiếc lưỡi dài tới 40cm với nhiều nước dãi rất dính để dễ dàng bắt mồi. Cuống lưỡi của nó nằm sâu trong lồng bụng. Loài động vật này không có lông, chỉ có lớp vảy cứng bao bọc toàn thân và cũng không có răng. Thức ăn của tê tê chủ yếu là kiến và mối.

Gấu ăn kiến. Gấu ăn kiến cho chiều dài cơ thể là 150cm nhưng có chiếc lưỡi dài tới 60cm. Đúng như tên gọi của nó là gấu ăn kiến, loài gấu này ăn kiến, mối và chiếc lưỡi dài dính, có gai nhỏ là “công cụ” vô cùng hiệu quả trong việc bắt mồi. Với tốc độ phóng lưỡi và rụt lưỡi lại đến 150 lần/phút, gấu ăn kiến có thể bắt đến 30.000 con mối mỗi ngày. Gấu Mã Lai. Gấu Mã Lai có chiếc lưỡi dài có thể co dãn theo chiều dài nhằm giúp chúng liếm mật hay các con nhộng bên trong những bọng cây hay vách đá. Tắc kè hoa. Tắc kè hoa có thể phóng lưỡi dài gấp 6 lần chiều dài cơ thể nó. Loài vật này cũng nằm trong danh sách kỷ lục thế giới về loài có chiếc lưỡi tốc độ nhất thế giới trong thế giới động vật. Hầu hết các chuyển động lưỡi của tắc kè hoa đều có các mô đàn hồi.

Dơi hút mật. Dơi hút mật là một trong những loài dơi nổi tiếng với chiếc lưỡi dài của mình. Chiếc lưỡi dài của nó khi rút vào được giấu trong lồng ngực. Trên thực tế, với chiếc lưỡi dài gần như gấp đôi chiều dài cơ thể, không có loài động vật nào trong giới tự nhiên “soán ngôi vô địch” về tỉ lệ dài của lưỡi so với cơ thể của loài dơi hút mật này.

Tê tê. Tê tê có chiếc lưỡi dài tới 40cm với nhiều nước dãi rất dính để dễ dàng bắt mồi. Cuống lưỡi của nó nằm sâu trong lồng bụng. Loài động vật này không có lông, chỉ có lớp vảy cứng bao bọc toàn thân và cũng không có răng. Thức ăn của tê tê chủ yếu là kiến và mối.

Gấu ăn kiến. Gấu ăn kiến cho chiều dài cơ thể là 150cm nhưng có chiếc lưỡi dài tới 60cm. Đúng như tên gọi của nó là gấu ăn kiến, loài gấu này ăn kiến, mối và chiếc lưỡi dài dính, có gai nhỏ là “công cụ” vô cùng hiệu quả trong việc bắt mồi. Với tốc độ phóng lưỡi và rụt lưỡi lại đến 150 lần/phút, gấu ăn kiến có thể bắt đến 30.000 con mối mỗi ngày.

Gấu Mã Lai. Gấu Mã Lai có chiếc lưỡi dài có thể co dãn theo chiều dài nhằm giúp chúng liếm mật hay các con nhộng bên trong những bọng cây hay vách đá.

Tắc kè hoa. Tắc kè hoa có thể phóng lưỡi dài gấp 6 lần chiều dài cơ thể nó. Loài vật này cũng nằm trong danh sách kỷ lục thế giới về loài có chiếc lưỡi tốc độ nhất thế giới trong thế giới động vật. Hầu hết các chuyển động lưỡi của tắc kè hoa đều có các mô đàn hồi.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/top-nhung-dong-vat-co-chiec-luoi-dai-ky-quai-764030.html