Tổ quốc và "Giai điệu tổ quốc"

Ai cũng có một tình yêu tổ quốc trong tim. Tổ quốc chính là mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi làng quê thân thuộc… Mỗi người ở mỗi cương vị khác nhau đều thể hiện tình yêu đó đó bằng cách riêng của mình.

>>Những thời khắc khó quên của "Điều còn mãi" 2009 >>"Điều- còn -mãi": Trí thức Việt Nam và sự dâng hiến >>Dư âm về "Điều còn mãi" >>Những thời khắc khó quên của "Điều còn mãi" 2009 >>Trong giai điệu âm nhạc và nhịp đập cánh cửa của thời đại Đối với nghệ thuật, đây là lĩnh vực có đặc thù riêng để người nghệ sỹ nói lên tình yêu của mình. Trong văn chương hay hội họa, rất nhiều tác phẩm thành công trong ngợi ca Tổ quốc. "Mặt đường khát vọng" là bản trường ca rất thành công của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, khắc họa về quê hương đất nước. Quê hương chính là miếng trầu, quả cau, đến tình yêu lứa đôi...Ta yêu những chuyện cô tấm, cô tiên, đến tấm áo vá vai của mẹ đó cũng là bắt đầu của tình yêu tổ tổ quốc. Các nhạc sỹ lại có thế mạnh riêng, bằng các nốt nhạc rung động lòng người, người nghệ sỹ truyền tình yêu tổ quốc đến hàng triệu trái tim... Không chỉ riêng ở ta mà bất cứ nơi nào trên trái đất này, các nhạc sỹ cũng đều hướng lòng mình để ngợi ca quê hương đất nước của mình. Nụ cười rạng rỡ khi tổ quốc chiến thắng. Ta bắt gặp một "Chiều Matxcova" thanh bình và tươi đẹp, một "Dòng Danube xanh" êm đếm và dạt dào sóng, một Surriento trong "trở về Surriento" lãng mạn đẹp đến nao lòng: "Biển hiền hòa lớp sóng đẹp bao la. Đời ta như rộn vang ngàn câu ca. Ôi đất nước xanh tươi như mộng đời. Lưu luyến trong tâm hồn bao người ...". Chính tình yêu quê hương bằng những cái rất riêng là khởi nguồn của tình yêu tổ quốc. Nói như một nhà văn Nga: Con suối đổ vào sông, con sông đổ đổ vào đại trường giang Volga, lòng yêu quê hương bắt đầu lòng yêu tổ quốc. Tình yêu đất nước trong tim. Ảnh: vanconghung.vnweblogs.com Ở ta nhiều bài hát rất thành công trong chủ đề này. Từ những dòng sông, con đường đến một ngọn núi một bản làng thân thuộc, các tác giả đều khắc họa nên một "Việt nam quê hương tôi" tươi đẹp và thanh bình. Trong rất nhiều bài hát thành công Giai điệu tổ quốc của nhạc sỹ Trần Tiến lại khai thác ở khía cạnh khác. Tác giả không đi sâu vào tả thực những bờ tre, ruộng lúa, bãi dâu, không có một "đàn cò chở nắng lên sườn núi".. Có thể nói Giai điệu tổ quốc là bài hát ca ngợi lòng yêu nước, đặc tính rất riêng của dân tộc Việt, một dân tộc suốt mấy ngàn năm lịch sử luôn phải "đứng nơi đầu sóng", chống chọi với giặc ngoại xâm. Một đất nước mà "Bốn ngàn năm đất nước gian nan, giai điệu cháy, trong tình thương nước vô vàn". Giai điệu tổ quốc đã nói lên cái hồn cốt của con người Việt Nam. Đau thương là vậy nhưng vượt lên trên tất cả là giai điệu rất "dịu dàng" thể hiện "trong tiếng ru hời", trong "những câu Kiều" của mẹ. Đó chính là chiều sâu văn hóa trong tâm hồn người Việt. Có lẽ suốt mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đều phải chống chọi với giặc ngoại xâm, đều là những cuộc lên đường, những cuộc chia tay. Nhưng kỳ lạ trong những cuộc tiễn đưa ấy, người mẹ, người vợ "chia tay không hề rơi nước mắt/ Nước mắt chỉ giành cho ngày gặp mặt" (Dương Hương Ly). Giai điệu Tổ quốc nổi bật là "Tôi nghe trong lời yêu nhau, tôi nghe trong lời tha thiết, phút hành quân mẹ tiễn đưa con, giai điệu nhớ giai điệu thương theo suốt con đường". Trần Tiến sáng tác bài Giai điệu tổ quốc vào những ngày đất nước vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt đằng đẵng hơn hơn 30. Khó có nơi nào trên trái đất lại có một cuộc chiến tranh dai dẵng và khốc liệt như vậy. Nhưng cuộc chiến tranh này chưa qua thì cuộc chiến tranh khác lại bắt đầu: chiến tranh Biên giới. Có lẽ hơn lúc nào hết giai điệu tổ quốc lại vang lên tha thiết và hùng tráng như những ngày này. Đó chính là "Tổ quốc mà tôi yêu mà tôi hát, lời yêu thương lời bổng cháy thàng ngày này đất nước ơi". Người chiến sỹ Trần Tiến từ chiến trường trở về học nhạc, lúc đó vừa mới tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội (1978). Chính trong những ngày tháng khốc liệt đó (1980) Giai điệu tổ quốc lại ngân lên, lại thúc dục bao lớp lớp thanh niên. Bởi vì cái giai điệu: Bốn ngàn năm đất nước gian nan, giai điệu cháy, trong tình thương nước vô vàn" lại một lần nữa ngân lên. Thật xúc động khi chúng tôi những người lính ngày ấy trên đường lên biên giới được cất lên những ca từ hào sảng và có sức lan tỏa đến như vậy. Nhịp 6/8 của bài hát dồn dập như tiếng gọi, như lời của núi sông: Tôi nghe giai điệu Tổ Quốc tôi, thầm vang bao nỗi vui buồn. Tôi nghe giai điệu Tổ Quốc tôi, hùng thiêng trong tiếng chiêng đồng. Tôi nghe trong đoàn quân đi, tôi nghe trong lời bão tố, Bốn ngàn năm đất nước gian nan, giai điệu cháy, trong tình thương nước vô vàn. Có lẽ chỉ có tình yêu nước mới có thể kết được khối đại đoàn kết dân tộc, mới động viên lớp lớp những thế hệ người Việt sát cánh bên nhau bảo vệ từng ngọn núi dòng sông của dân tộc. Cái hay của bài hát không phải là tiếng kêu gọi trần trụi, cũng không phải là lời cổ vũ sáo mòn. Chất văn hóa của dân tộc thấm đẫm trong từng ca từ, trong từng nốt nhạc hào sảng. Chất văn hóa đấy được hình thành trong tiếng ru hời của mẹ, bên vành nôi ru con. Tiếng ru ấy lại bằng những câu Kiều, câu ca dao thân thuộc, những: Cái cò... sung chát đào chua/ Câu ca mẹ hát gió đưa về trời/ Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru. Năm 2007, Bài hát Giai điêu điệu tổ quốc (1980) được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, trong đó còn có các tác phẩm: Bài ca thanh niên ra tiền tuyến (1967), Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp (1968), Chiếc vòng cầu hôn (1984), Tùy hứng ngựa ô (1987), Chị tôi (1997). Và khi mỗi người chúng ta hát lên Giai điệu tổ quốc thì tình yêu quê hương lại bùng cháy, nó như tiếng gọi thì thầm của núi sông, dẫu đất nước còn gian lao nhưng tình yêu tổ quốc thì không bao giờ nhạt phai trong tim mỗi người con đất Việt. >>Những thời khắc khó quên của "Điều còn mãi" 2009 >>"Điều- còn -mãi": Trí thức Việt Nam và sự dâng hiến >>Dư âm về "Điều còn mãi" >>Những thời khắc khó quên của "Điều còn mãi" 2009 >>Trong giai điệu âm nhạc và nhịp đập cánh cửa của thời đại

Nguồn TuanVietNam: http://tuanvietnam.net/2010-09-01-to-quoc-va-giai-dieu-to-quoc-