Tò mò trăn gấm 4m siêu hiếm quấn chết khỉ dưới núi Sơn Trà

Theo ông Ngô Trường Chinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, đơn vị đã phối hợp với người dân bắt được một con trăn gấm dài hơn 4m quấn chết một con khỉ tại con đường sát chân núi Sơn Trà.

Vào trưa ngày 10/10, ông Ngô Trường Chinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), cho biết vừa phối hợp với người dân bắt được một con trăn gấm (Python reticulatus) dài hơn 4m tại bán đảo Sơn Trà.

Vào trưa ngày 10/10, ông Ngô Trường Chinh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), cho biết vừa phối hợp với người dân bắt được một con trăn gấm (Python reticulatus) dài hơn 4m tại bán đảo Sơn Trà.

Theo đó, khoảng 15h ngày 9/10, khi đi tìm một con khỉ bị thương để chữa trị, nhóm Chung tay cứu cộ và bảo tồn động vật hoang dã Sơn Trà phát hiện một con trăn gấm đang quấn chặt một con khỉ vàng bên đường Lê Văn Lương, sát chân núi Sơn Trà.

Theo đó, khoảng 15h ngày 9/10, khi đi tìm một con khỉ bị thương để chữa trị, nhóm Chung tay cứu cộ và bảo tồn động vật hoang dã Sơn Trà phát hiện một con trăn gấm đang quấn chặt một con khỉ vàng bên đường Lê Văn Lương, sát chân núi Sơn Trà.

Sau khi nhận được tin báo, lực lượng Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn nhanh chóng tới nơi và hỗ trợ nhóm giải cứu con khỉ. Tuy nhiên do con trăn gấm dài hơn 4m, nặng hơn 30 kg và quấn chặt nên con khỉ vàng chết trước khi được giải cứu. Sau đó, lực lượng chức năng đưa con trăn về chăm sóc trước khi thả về núi Sơn Trà.

Sau khi nhận được tin báo, lực lượng Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn nhanh chóng tới nơi và hỗ trợ nhóm giải cứu con khỉ. Tuy nhiên do con trăn gấm dài hơn 4m, nặng hơn 30 kg và quấn chặt nên con khỉ vàng chết trước khi được giải cứu. Sau đó, lực lượng chức năng đưa con trăn về chăm sóc trước khi thả về núi Sơn Trà.

Trăn gấm (Python reticulatus) thuộc nhóm động vật hoang dã IIB, được xếp tên trong Sách đỏ thế giới và Việt Nam.

Trăn gấm (Python reticulatus) thuộc nhóm động vật hoang dã IIB, được xếp tên trong Sách đỏ thế giới và Việt Nam.

Loài trăn gấm sống ở rừng thưa, gần các sông suối. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây. Loài này bơi lội rất giỏi, chủ yếu hoạt động về đêm.

Loài trăn gấm sống ở rừng thưa, gần các sông suối. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây. Loài này bơi lội rất giỏi, chủ yếu hoạt động về đêm.

Thức ăn yêu thích của trăn gấm gồm: các loài thú và chim, cầy hương, cầy mực, các loài linh trưởng. Tại Việt Nam, trăn gấm phân bố chủ yếu ở Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Định...

Thức ăn yêu thích của trăn gấm gồm: các loài thú và chim, cầy hương, cầy mực, các loài linh trưởng. Tại Việt Nam, trăn gấm phân bố chủ yếu ở Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Định...

Khi trưởng thành, các cá thể trăn gấm có chiều dài cơ thể từ 6 - 7m, đầu dài, nhỏ.

Khi trưởng thành, các cá thể trăn gấm có chiều dài cơ thể từ 6 - 7m, đầu dài, nhỏ.

Cơ thể có màu vàng nhạt hoặc nâu. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu.

Cơ thể có màu vàng nhạt hoặc nâu. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu.

Nhờ màu sắc độc đáo này, trăn gấm có thể ngụy trang tài tình trên lớp thảm mục thực vật quanh gốc cây lớn trong rừng thưa mà khó bị phát hiện.

Nhờ màu sắc độc đáo này, trăn gấm có thể ngụy trang tài tình trên lớp thảm mục thực vật quanh gốc cây lớn trong rừng thưa mà khó bị phát hiện.

Mời độc giả xem video: Thả 2 con trăn đất quý hiếm về VQG Tràm Chim. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/to-mo-tran-gam-4m-sieu-hiem-quan-chet-khi-duoi-nui-son-tra-1760680.html