Tổ hợp phòng không Strela-10 Liên Xô bắn hạ UAV trong tác chiến hiện đại

Tổ hợp phòng không Strela-10 do Liên Xô phát triển sản xuất vào thập niên 1970, tuy ra đời đã lâu, nhưng hệ thống này vẫn có khả năng tiêu diệt UAV trong tác chiến hiện đại.

UAV quân sự tuy có tốc độ bay chậm, nhưng do kích thước nhỏ, lại bay thấp nên rất khó đánh chặn.

Tổ hợp phòng không Strela-10 dù ra đời đã lâu nhưng lại có khả năng đánh chặn rất tốt các mục tiêu UAV trong tác chiến hiện đại.

Các cuộc xung đột gần đây đã chứng minh hiệu quả của tổ hợp phòng không ra đời từ thời Liên Xô này.

Tổ hợp phòng không Strela-10 hiện đang đươc 30 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng.

9K35 Strela-10 (Tên định danh NATO: SA-13 Gopher) là hệ thống tên lửa phòng không di động tầm thấp được Liên Xô phát triển từ hệ thống tiền nhiệm 9K31 Strela-1 (SA-9 Gaskin).

Công việc sản xuất Strela-10 bắt đầu từ năm 1973 và nó chính thức gia nhập biên chế quân đội Liên Xô vào năm 1976.

Khác biệt lớn nhất giữa Strela-10 và Strela-1 là đời đầu dùng khung gầm xe thiết giáp trinh sát bánh lốp BRDM, trong khi đời sau lại sử dụng loại MT-LB bánh xích

Thông số kỹ thuật cơ bản của xe mang phóng tự hành: kíp chiến đấu 3 người; trọng lượng 12,1 tấn; chiều dài 6,45 m; chiều rộng 2,85 m; chiều cao 2,22 m (3,96 m với giá phóng).

Động cơ diesel YaMZ-238VA công suất 240 mã lực cho tốc độ di chuyển tối đa 60 km/h; tầm hoạt động 500 km; leo được dốc 60%; đi trên dốc nghiêng 30%; vượt vật cản cao 0,6 m; vượt hào rộng 2,4 m; lội nước sâu 1,2 m hoặc có thể chuyển qua chế độ bơi.

MT-LB có khả năng mang tải trọng lớn hơn BRDM, cho phép mang theo tới 8 tên lửa đánh chặn bên trong và 4 quả sẵn sàng phóng.

Do tích hợp cả radar ngắm bắn Hat Box trên xe nên hệ thống có độ cơ động rất cao.

Đạn tên lửa đánh chặn của tổ hợp Strela-10 là 9M37 có chiều dài 2,2 m; đường kính 0,12 m; trọng lượng 40 kg, mang đầu đạn 3 kg; tốc độ 570 m/s; tầm bắn tối đa 5 km; trần bay 3,5 km.

Tên lửa trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại thụ động kết hợp ngòi nổ laser cận đích.

So với 9M31 của Strela-1 thì 9M37 tiêu diệt được mục tiêu ở cự ly xa, độ cao lớn và có tính năng vận động tốt hơn. Xác suất tiêu diệt mục tiêu là máy bay với 1 tên lửa duy nhất vào khoảng 30 - 50%, thời gian phản ứng của hệ thống là 6,5 giây.

Điều đáng chú ý là Strela-10 bắn được cả đạn 9M31 thế hệ cũ, giúp tiết kiệm khi chiến đấu, 9M31 sẽ được sử dụng để bắn các mục tiêu có tính năng và độ cơ động thấp, trong khi 9M37 dùng cho các mục tiêu phức tạp hơn.

Vũ khí phụ của Strela-10 gồm 1 súng máy hạng nhẹ PKM 7,62 mm, xe nạp đạn của nó sử dụng khung gầm Ural-4320 6x6 trang bị cần cẩu.

Lịch sử chiến đấu của Strela-10 được ghi nhận với những chiến công như: Angola sử dụng để bắn hạ 1 chiếc Mirage F-1 của Nam Phi vào năm 1988; trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, 2 chiếc A-10 của Mỹ đã bị tên lửa Iraq bắn rơi.

Strela-10 cũng được quân ly khai miền Đông Ukraine dùng để bắn hạ 1 máy bay trinh sát An-30 của chính phủ vào năm 2014.

Vào năm 2021 một tổ hợp phòng không Strela-10 với tên lửa 9M37 đã bắn hạ được máy bay không người lái trinh sát - vũ trang CH-4 do Trung Quốc sản xuất đang phục vụ Quân đội Hoàng gia Saudi Arabia.

Trong chiến dịch quân sự đặc biệt, tổ hợp phòng không này đã bắn hạ nhiều UAV dùng trong chiến đấu.

Kể từ khi ra đời đến nay hệ thống đã liên tục được nâng cấp, biến thể phổ biến nhất hiện nay là Strela-10M có khả năng phân biệt mục tiêu từ mồi bẫy hồng ngoại.

Phiên bản Strela-10M có thể nhận dữ liệu từ trung tâm chỉ huy phòng không hay đài radar gần đó, tăng xác suất tiêu diệt mục tiêu với 1 tên lửa duy nhất lên 30 - 60%, được trang bị phao nổi để bơi với tốc độ 5 - 6 km/h.

Biến thể mới nhất Strela-10M tiếp tục được Nga cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực để có thể bắn hạ UAV và tên lửa hành trình.

Biến thể này bổ sung tên lửa đánh chặn 9M333 có trọng lượng 42 kg với đầu đạn nặng 5 kg.

Tên lửa 9M333 hoạt động theo nguyên tắc "bắn và quên", tức là nó sẽ tự tìm và tiêu diệt mục tiêu được chỉ định. Có ba chế độ hoạt động cho đầu tự dẫn - quang điện tử, hồng ngoại và tấn công nguồn gây nhiễu.

Do sử dụng các thành phần mới với các đặc tính cải tiến nên chiều dài của tên lửa phải tăng lên 2,23 m, đường kính vẫn giữ nguyên 120 mm, trọng lượng đã tăng lên 41 kg.

Xác suất bắn trúng mục tiêu cũng tăng lên bằng cách tăng diện tích nổ, chiều dài và tiết diện của các phần tử tấn công.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/to-hop-phong-khong-strela-10-lien-xo-ban-ha-uav-trong-tac-chien-hien-dai-post539877.antd