TMV Adora: Có thể bị xử lý hình sự nếu sai phạm nghiêm trọng

Nếu hành vi tắc trách của bà giám đốc Adora gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ

Nếu hành vi tắc trách của TMV Adora gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác, người đứng đầu, đại diện cơ sở có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Sau một thời gian báo chí vào cuộc khiến dư luận ngày càng hoang mang khi sai phạm của TMV Adora quá nhiều vấn đề nổi cộm.

Là một trong nhưng TMV lớn ở HN, hoạt động đã lâu nhưng thủ tục giấy tờ vẫn chưa hoàn tất.

Theo tìm hiểu của phóng viên, những sai phạm “động trời” của Thẩm mỹ ADORA Clinic& Luxury Spa (25 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, HN) như phẫu thuật nâng mũi, cắt mí, tiêm filler, botox tại cơ sở khi không được cấp phép… được Sở Y tế chuyển về UBND quận Hai Bà Trưng để lập biên bản xác lập lỗi vi phạm, tiến hành xử phạt.

Bên cạnh đó đơn vị này đăng tải thông tin quảng cáo nâng ngực trên website của công ty trong khi TMV A dora không đủ chức năng làm phẫu thuật.

Hơn thế nữa, trong tháng 7 vừa qua, TMV Adora bị UBND quận Hai Bà Trưng xử phạt 35 triệu vì không có giấy cấp phép hoạt động khám chữa bệnh. Theo thông tin PV nhận được, bà Đỗ Thị Bình - giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Lam Cúc, cũng là giám đốc TMV Adora khẳng định với cơ quan chức năng bà không hề biết gì đến việc bà Đỗ Thu Hương (đại diện Adora Hà Nội) tư vấn cho khách phẫu thuật nâng ngực tại trụ sở Adora ngay cả khi dịch vụ ấy được quảng cáo rầm rộ trên website của TMV bà Cúc cũng không biết.

Để làm rõ vấn đề, luật sư Nguyễn Hồng Thái, giám đốc công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp cho biết. Theo quy định tại khoản 2 và khoản 7 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 nêu rõ những hành vi bị cấm bao gồm việc khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.

Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh: “Việc thẩm mỹ viện adora hoạt động khi chưa có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh là vi phạm một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009”, luật sư Hồng Thái nhấn mạnh.

Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp – Đoàn luật sư TP.Hà Nội).

Việc thẩm mỹ viện Adora vi phạm không có giấy phép hoạt động sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ngày 14 tháng 11 năm 2013. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.

Theo luật sư Thái, ngoài những quy định phạt trên, cơ sở TMV Adora có thể có thêm hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ngày 14 tháng 11 năm 2013 với nội dung đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều này.

Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ngày 14 tháng 11 năm 2013: “ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi chỉ định sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì mục đích vụ lợi”, luật sư Thái nêu rõ.

Bà Bình trên phương diện là giám đốc TMV Adora nhưng khi trả lời cơ quan chức năng về sai phạm của đơn vị này, bà cho biết mình không hề nắm được việc làm sai trái của cấp dưới. luật sư Thái khẳng định: “Quản lý chỉ là chức vụ, người chịu trách nhiệm trực tiếp với các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của thẩm mỹ viện là Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tùy vào điều lệ của TMV để biết là người trực tiếp quản lý TMV là ai.

Trong trường hợp Bà Bình là giám đốc trực tiếp quản lý doanh nghiệp, thì bà Bình phải chịu trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp. Bà Bình phải có trách nhiệm quản lý cấp dưới, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước hoạt động của công ty, không thể có chuyện sai phạm của cấp dưới được thể hiện rõ ràng (cụ thẻ là ở trang web của TMV) mà Giám đốc lại không biết.

Nếu hành vi tắc trách của bà Bình gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, cụ thể: Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”, luật sư Thái phân tích.

Cù Hiền

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/tmv-adora-co-the-bi-xu-ly-hinh-su-neu-sai-pham-nghiem-trong-p53804.html