Tinh thần thép của nữ điệp viên Rose Greenhow

'Đối với quý vị, chẳng thể nào có được chiến thắng Bull Run'. Khi Tổng thống liên minh Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Jefferson Davis ra tuyên bố chung chung đó vào mùa Hè 1862, ông chả hề nhắc lời nào tới Pierre G.T. Beauregard, Joseph E. Johnston hoặc bất kỳ viên tướng nào khác của mình đã tham gia trận đánh đầu tiên của cuộc chiến vào tháng 7/1861, mà thay vào đó ông đang nói tới một người phụ nữ gầy gò ngoài tứ tuần, người mà ông đã nhìn thấy trên chiến trường Virginia.

Khi bà góa trở thành điệp viên

Bà Rose O’Neal chào đời năm 1817 trong một gia đình có của ăn của để ở quận Montgomery (tiểu bang Maryland). Cùng với chồng, bác sĩ Robert Greenhow, và gia đình đang có thêm các mặt con, bà Greenhow đã phiêu lưu khắp đất Mỹ tới tận năm 1854, khi ông chồng Greenhow qua đời ở California. Thay vì ở yên lành ở miền Tây thì bà quả phụ Greenhow bèn quyết định dọn nhà tới sống ở Washington, D.C., cùng với 4 cô con gái rượu.

Với tiền bạc và xuất thân gia đình không khó để bà Greenhow nhanh chóng trở thành thành viên đứng đầu trong xã hội Washington. Năm mẹ con bà Greenhow sống sung túc tại một khu sang trọng trong thành phố, chính xác là tại góc đường 13 và tuyến phố số 1, nơi này nằm không xa tòa bạch ốc Trên thực tế, Greenhow thường xuyên ghé thăm Nhà Trắng với tư cách là khách mời của các Tổng thống James Buchanan và Abraham Lincoln.

Điệp viên Rose O’Neal Greenhow cùng con gái trong bức ảnh chụp khi bà bị Liên minh miền Bắc giam giữ vào năm 1862.

Mặc dù thường xuyên lui gót tới thăm Nhà Trắng, nhưng bà Greenhow lại không phải là người ủng hộ ông Abraham Lincoln lẫn tân chính phủ Cộng hòa của ông. Cha mẹ của bà Greenhow là những người chủ nô, bản thân bố bà từng bị một trong những người nô lệ ra tay hạ sát. Như phần còn lại của gia đình mình, bà Greenhow nhiệt tình ủng hộ chế độ nô lệ và chống chủ nghĩa bãi nô. Khi các tiểu bang miền Nam bắt đầu ly khai khỏi Liên minh, bà Greenhow trở thành người ủng hộ cởi mở cho Liên minh miền Nam mới.

Người trợ lý quân sư của chính phủ Hoa Kỳ khi đó là đại úy Thomas Jordan, ông cũng là quan chức tuyển dụng chính cho các điệp viên của Liên minh ở Washington. Vì khuynh hướng ủng hộ miền Nam quá nổi tiếng ở bà Greenhow nên đại úy Jordan đã tiếp cận bà về làm việc cho Liên minh. Bà Rose Greenhow không chỉ nhất trí làm việc cho miền Nam mà còn tự mình tổ chức mạng lưới gián điệp riêng.

Mạng lưới gián điệp

Không mất quá lâu để bà Greenhow điều hành mạng gián điệp hoạt động hiệu quả và năng suất cao. Vào thời điểm căn cứ Fort Sumter bị tấn công vào tháng 4/1861, mạng lưới gián điệp của bà Greenhow bao gồm ít nhất 16 điệp viên. Trong số họ có thể kể đến là các điệp viên mật vụ đang làm nhân viên cho Thiếu tướng George B. McClellan; các thư ký trong bộ hải quân, hay những người làm việc cho văn phòng Tổng phụ tá, nhiều người trong các bộ ngành chính phủ khác; ít nhất 1 người đi lính cho Liên minh; nhân viên trong biên chế của một số sĩ quan quân đội cấp cao; 1 chủ ngân hàng; 1 nha sĩ; cùng một số người có mối quan hệ tốt trong và ngoài khu vực Washington. Trên giấy tờ, tổ chức gián điệp trông có vẻ rất ổn, và các điệp viên của bà Greenhow đã nhanh chóng chuyển thông tin giữa Washington và nhân sự tình báo Liên minh miền Nam đặt ở Virginia.

Song mãi đến tháng 7/1861 mới có cơ hội thực sự cho mạng lưới gián điệp của bà Greenhow phát huy khả năng. Sau khi liên minh miền Nam quyết định chuyển Quốc hội của họ từ Montgomery (tiểu bang Alabama) đến Richmond (tiểu bang Virginia), Tổng thống Abraham Lincoln ra lệnh tổ chức một cuộc họp nội các với sự tham dự của một vài tướng lĩnh bao gồm viên tướng 75 tuổi Winfield Scott đang là chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ khi đó. Mục tiêu của cuộc họp là nhằm quyết định nên làm gì để đối phó với lực lượng miền Nam vốn đã tập hợp ở vùng lân cận Manassas Junction, cách Washington độ 25 dặm về hướng Tây. Tướng Winfield Scott đề xuất rằng quân đội miền Nam đặt dưới sự chỉ huy của tướng Pierre G.T. Beauregard, nên bị tấn công và giải tán, và nên trao quyền tấn công phủ đầu cho chuẩn tướng Irvin McDowell, người đang nắm giữ 3 vạn quân.

Đội quân của tướng Pierre G.T. Beauregard đã chiếm giữ một vị trí nằm gần một con suối nhỏ tên là Bull Run. Người ta ước tính rằng có khoảng 2,5 vạn quân nổi dậy và vị trí của họ bị chê là tầm thường. Trăn trở chính ở đây là đội quân miền Nam thứ hai đặt dưới quyền của tướng Joseph E. Johnston, có thể đóng vai trò tiếp viện cho quân nổi dậy ở Manassas. Lực lượng của tướng E. Johnston độ 1 vạn người và nằm đồn trú trong thung lũng Shenandoah. Nếu quân của tướng E. Johnston có thể chi viện cho tướng Beauregard trước hoặc trong lúc trận đánh nổ ra thì quân của chuẩn tướng Ivin McDowell sẽ lâm vào thế ngàn cân treo sợi tóc. Các điệp viên của bà Greenhow rất nhanh chóng biết được ý đồ của Liên minh miền Bắc, họ liền thu thập mọi thông tin cần thiết cho tướng Beauregard nắm rõ địch.

Tướng George McClellan và thám tử tư Allan Pinkerton trong bức vẽ mô tả trụ sở của McClellan ở Cincinnati đang bàn tính một nhiệm vụ gián điệp ở Liên minh miền Nam năm 1861.

Nhờ công lao của Rose Greenhow và mạng lưới gián điệp của bà mà tướng Beauregard thậm chí còn nắm trong tay bản sao các mệnh lệnh mà chuẩn tướng Irvin McDowell truyền xuống binh sĩ. Nhận được cấp báo về trận đánh sắp xảy ra, tướng Joseph E. Johnston cấp tốc hành quân đến yểm trợ ngay tức khắc cho tướng Beauregard. Nhờ cảnh báo của bà Greenhow mà tướng Johnston đã có mặt nhanh chóng tại Manassas trước khi đạo quân Liên minh miền Bắc kịp làm bất kỳ điều gì.

Tướng McDowell tấn công trận địa của tướng Beauregard vào ngày Chủ Nhật, 21/7/1861 và bắt đầu đẩy lùi quân miền Nam buộc rút lui. Nhưng cuộc lui binh của Liên minh miền Bắc khiến binh sĩ đặt dưới quyền Chuẩn tướng Thomas J. Jackson (người nổi tiếng với biệt danh “Tường Đá”” Jackson) trở nên chán chường vì hành động ngoan cố của ông tại trận địa Bull Run. Nhờ điểm này đã cho phép 1 vạn lính của tướng Johnston đủ thời gian ra trận và lật ngược tình thế. Lực lượng quân kết hợp của 2 tướng Beauregard và Johnston đã đánh bại những người lính của chuẩn tướng McDowell, đám quân tan rã và tháo đầu khỏi chiến trường. Ngay lập tức sau trận đánh, bà Greenhow nhận được một lá thư khác, lần này là được gửi từ chính phủ liên minh miền Nam tại Richmond.

Lá thư có đoạn: “Tổng thống và Tướng lĩnh chỉ đạo tôi gửi lời cám ơn chân thành đến các đồng chí. Liên minh miền Nam mang ơn các đồng chí”. Nếu không có nguồn tình báo chính xác của Rose Greenhow, đại binh của tướng Johnston không thể đến Manassas kịp lúc, và trận đánh (hay cả cục diện trận chiến) sẽ không thể có kết quả tốt đẹp như thế.

Trọn đời cống hiến

Sau thất bại tại chiến địa Bull Run, tướng Winfield Scott bị hất cẳng bằng việc thay thế chỉ huy mới là Thiếu tướng George B. McClellan. Ông McClellan mang theo một điệp viên riêng của mình, đó là một quý ông người Scotland tên là Allan Pinkerton. Ông Pinkerton trở thành thám tử tư chuyên nghiệp đầu tiên ở Chicago vào năm 1850, và danh nổi như cồn khi được xem là thám tử hàng đầu nước Mỹ thời đó.

Vào cuối tháng 7/1861, ông Pinkerton được giao nhiệm vụ giám sát mạng lưới gián điệp của bà Rose Greenhow. Cùng với 2 người phụ tá, thám tử Pinkerton đã rình bên ngoài ngôi nhà của bà Greenhow. Ông tăm tia ngôi nhà được vài phút (bất chấp mưa cơn nặng hạt kéo dài) thì thình lình nhìn thấy có một vị khach đi vào nhà. Pinkerton nhận ra vị khách là một đại úy bộ binh, người mà ông đã gặp lần đầu trong cùng ngày hôm đó.

Ngục thất Old Capitol, nơi từng giam giữ điệp viên Rose Greenhow. Ảnh nguồn: Library of Congress.

Pinkerton nhận diện viên sĩ quan là “Đại úy Ellison” mặc dù đây không phải là tên thật của người đàn ông. Vài phút trôi qua, bà Greenhow và Ellison đi vào căn phòng mà thám tử Pinkerton đang trông chừng bên ngoài. Vì đang có bão nên Pinkerton không nghe rõ được cuộc trò chuyện giữa hai người, song ông chắc mẩm rằng “viên sĩ quan đáng tin cậy khi đó đã thực hiện hành vi phản bội tổ quốc, và cung cấp cho người đàn bà những thông tin có liên quan đến cách bày binh bố trận mà mình đang giữ”. Đó là lúc 12 giờ 30 phút khuya rạng sáng ngày hôm sau, cuối cùng Ellison rời khỏi nhà bà Greenhow và quay lại nơi làm việc của mình. Danh tính thực sự của viên đại úy là John Elwood thuộc Sư đoàn bộ binh số 5 Hoa Kỳ. Thám tử Pinkerton kể thông tin mình nắm được cho Trợ lý Bộ trưởng Chiến tranh Thomas A. Scott, ông này đã thẩm vấn viên đại úy và bắt giữ anh ta.

Ngay sau đó, ông Pinkerton quay trở lại nơi ở của bà Greenhow để tiếp tục giám sát ngôi nhà. Mặc dù lúc đó bà Rose Greenhow biết Ellison/Elwood đã bị bắt nhưng bà vẫn tiến hành các hoạt động mật như thể không có chuyện gì xảy ra, trong khi bằng chứng chống lại bà ngày một gia tăng. Ngày 23/8/1861, Greenhow bị quản thúc tại gia, và sau đó bị giam tại Ngục thất Old Capitol. Ngay cả trong thời gian ở chốn lao tù, bà Greenhow vẫn tiếp tục làm gián điệp cho Liên minh miền Nam do đám lính canh thiếu chú ý, bà thường xuyên gửi những bức thông điệp được mã hóa cho các điệp viên thuộc Liên minh miền Nam. Tới tháng 6/1862, bà Rose Greenhow được trao trả để đổi lấy vài tù chiến tranh của Liên minh miền Bắc. Khi bà cùng con gái Little Rose (Bông hồng nhỏ) chuyển tới Richmond, hai mẹ con được Tổng thống Jefferson Davis chào đón nồng nhiệt.

Bà Rose Greenhow đã sang Anh và Pháp để kêu gọi ủng hộ cho chính nghĩa miền Nam (Liên minh miền Nam), bà cũng viết hồi ký trong thời gian ở nước ngoài. Tháng 9/1864 trong lúc bà Greenhow đi tàu về Mỹ thì một chiến hạm Yankee (USS Yankee của Hải quân Mỹ) đã đâm vào tàu của bà khiến nó mắc cạn ở Bắc Carolina. Bị đè nặng bởi một lượng vàng đáng kể nên chiếc xuồng cứu sinh chở bà Greenhow bị lật khiến bà bị chết đuối.

Văn Chương (Tổng hợp)

Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/ho-so-mat/tinh-than-thep-cua-nu-diep-vien-rose-greenhow-i725524/