Tìm hiểu khinh hạm lớp Lekiu của Malaysia

VIT - Các khinh hạm lớp Lekiu là những tàu chủ lực thuộc loại hiện đại nhất hiện nay của hải quân Malaysia. Lớp này gồm hai tàu F29 KD Jebat và F30 KD Lekiu. Cả hai tàu F29 và F30 KD Jebat KD Lekiu đều phục vụ trong Đội tàu khu trục số 23 của hải quân Malaysia.

Hai khinh hạm F29 KD (Kapal DiRaja) Lekiu và F30 KD Jebat được đưa vào biên chế trong hải quân Malaysia lần lượt vào tháng 3 và tháng 5/1999. Khinh hạm F29 KD Jebat Các tàu này được chế tạo bởi hãng Yarrow Shipbuilders (nay là BAE Systems Marine) tại thành phố Glasgow thuộc vương quốc Anh. Khinh hạm Kapal DiRaja Jebat trong xưởng đóng tàu Yarrow Shipbuilders. Vào tháng 7/2006, BAE Systems đã nhận được thư yêu cầu từ hải quân Malaysia mua 2 chiếc khinh hạm mới dựa trên thiết kế của tàu Lekiu. Nhà máy đóng tàu và kỹ thuật Labuan (bang Sabah, Malaysia) được xem là đầu mối của các cơ sở bên phía Malaysia. Khinh hạm Lekiu F30 KD được đưa vào hoạt động Chỉ huy và điều khiển Tàu được trang bị hệ thống dữ liệu phục vụ chiến đấu Nautis F của hãng Alenia Marconi Systems (nay là BAE Systems Insyte). Một thiết bị dẫn đường vũ khí quang điện tử Radamec serie 2000 được lắp trên nóc đài chỉ huy. Tàu cũng được trang bị một thiết bị hiện ảnh nhiệt (nhìn đêm) kiểu V3001 của hãng BAE Systems. Hệ thống chỉ huy Alenia Marconi Nautis Tên lửa Tên lửa chống hạm của tàu là loại MBDA (trước đây là EADS Aerospatiale) MM40 Exocet block II. Hai hệ thống phóng 4 ô được lắp đặt ở khu vực giữa tàu giữa 2 cột radar. Các hệ thống phóng được lắp theo một góc phóng cố định, theo dạng giao nhau. Dữ liệu tầm và hướng được tải về đưa đến máy tính lắp trong của tên lửa. Tên lửa sử dụng dẫn đường quán tính trong giai đoạn hành trình của quĩ đạo và sau đó kích hoạt radar tự dẫn bằng đầu dò xung đơn tích cực. Tên lửa lướt trên biển tiếp cận mục tiêu ở tốc độ cao cận âm là 0,9 Mach. Tên lửa tầm ngắn Seawolf (Sói Biển) MBDA tạo ra khả năng bảo vệ chống lại các máy bay và tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm với khoảng cách đến 6 km. Có 16 ống phóng dọc được lắp đặt phía trước đài chỉ huy. Tên lửa dùng một hệ thống dẫn đường điều khiển tên lửa bám theo đường ngắm bằng tay liên lạc sóng cực ngắn với màn hiện sóng và radar định vị. Tên lửa phòng không Seawolf Tàu cũng được trang bị một hệ thống tên lửa dùng nhiên liệu rắn có tốc độ đạt tới 2,5 Mach. Súng pháo Pháo chủ lực của tàu là loại Bofors 57mm có tốc độ bắn 220 phát/phút, tầm bắn 17 km. Tàu có hai pháo phòng không loại MSI 30 mm tầm bắn 10 km, tốc độ bắn lên tới 650 phát/phút. Trên phần boong tàu nâng cao, ngang với mái của khoang chứa máy bay trực thăng bố trí 3 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ chống tàu ngầm loại Whitehead 324mm B515. Máy bay trực thăng Tàu được trang bị một khoang chứa và một sân đỗ có một điểm đỗ dùng cho một máy bay trực thăng Agusta Westland Lynx. Sân đỗ có kích thước 310 m cũng có thể dùng cho một máy bay trực thăng cỡ lớn. Máy bay trực thăng Agusta Westland Các thiết bị đối phó Tàu mang thiết bị bẫy ngư lôi kéo kiểu Sea Siren được cung cấp bởi hãng BAE Systems. Các bẫy được điều khiển trên một thiết bị liên kết dữ liệu nối tiếp để bẫy các ngư lôi tự dẫn tích cực và thụ động. Các thiết bị phóng mảnh loại 12 thùng Super Barricade được lắp đặt hai bên mạn tàu ngay phía trước sân đỗ của trực thăng. Hệ thống Super Barricade Tàu được trang bị các máy đo hỗ trợ điện tử (ESM) BAE Systems Mentor và các hệ thống các thiết bị đối phó điện tử (ECM) Thales Defence Scimitar. Thiết bị cảm biến Radar tìm kiếm bề mặt là loại Saab Microwave Systems (trước đó là Ericsson) Sea Giraffe, hoạt động ở các dải tần G và H, được bố trí cao trên cột chính. Radar hoạt động trên không Thales Nederland DA08, hoạt động các ở dải tần E và F, được lắp trên tháp phía sau cột chính. Hai radar điều khiển hỏa lực kiểu BAE Systems 1802, hoạt động ở các dải tần I và J, một được lắp trên mái boong của khoang máy bay và một được lắp trên mái của đài chỉ huy. Radar dẫn đường dải tần I được cung cấp bởi hãng Thales Defence. Sonar gắn trên thân tàu loại Spherion TSM 2633 LF, được cung cấp bởi Thales Underwater Systems, hoạt động ở tần số trung bình khoảng 7,5 kHz. Bố trí phía trên khinh hạm F30 KD Spherion dùng mạng âm thanh hình cầu và cung cấp sonar tích cực tầm xa cho hình thức phát hiện và tấn công trong cuộc chiến chống tàu ngầm . Dẫn động Hệ thống dẫn động là cấu hình "diesel và diesel kết hợp" CODAD. Tàu có 4 động cơ diesel MTU 20V 1163 TB93, cấp công suất liên tục 24,5 MW. Các động cơ điều khiển 2 trục có các chân vịt có thể điều chỉnh bước loại Kamewa. Tàu có thể đạt tới tốc độ 28 hải lý/h và tầm hoạt động trên 5.000 hải lý. Sơ đồ nguyên lý hệ thống CODAD Tính năng chiến kỹ thuật cơ bản Thủy thủ đoàn 146 với 18 sĩ quan Kích thước Chiều dài 97,5 m Chiều rộng 12,8 m Chiều cao 3,6 m Lượng choán nước 2.270 t Hiệu suất Tốc độ 28 hải lý /h Tốc độ kinh tế 24 hải lý /h Phạm vi hoạt động 5.000 dặm Vũ khí Tên lửa chống hạm MM40 Exocet block II MM40 Exocet khối II Tên lửa đối không Seawolf Pháo chính Bofors 57mm Pháo phòng không MSI 30mm (2) Ngư lôi 324mm Whitehead B515 ba ống phóng(2) Thiết bị đối phó Thiết bị bẫy ngư lôi kéo Sea Siren 1 Thiết bị phóng mảnh Super Barricade 2 Radar Tìm kiếm bề mặt Saab Microwave Systems Sea Giraffe (1) Sục sạo trên không Thales Nederland DA08 (1) Điều khiển hỏa lực BAE Systems 1802 (2) Dẫn đường Thales Defence (1) Sonar Spherion TSM 2633 LF (1) Dẫn động Cấu hình CODAD Động cơ MTU 20V 1163 TB93 (4) Công suất 24,5 MW Máy bay Trực thăng AgustaWestland Lynx (1)

Nguồn VITINFO: http://vitinfo.com.vn/mmuctin/quansu/tbqd/la78283/default.html